Sự gia tăng nợ UDD tại các tổ chức tài chính ngoài Mỹ không hề nhỏ

Theo trang tin trực tuyến Canada Elements.visualcapitalist.com (EVC) số đầu tháng 1/2023, hiện có trên 65.000 tỷ USD nợ không bảo đảm (unrecorded dollar debt-UDD) của thế giới được luân chuyển khắp hệ thống tài chính toàn cầu, không thuộc Mỹ, mà trong hệ thống ngân hàng ngầm. UDD là nợ cung ứng chỉ bảo đảm bằng uy tín tín dụng, danh tiếng của bên phát hành và không được đảm bảo bằng tài sản thế chấp.

Dạng nợ bằng USD này thuộc kiểu hoán đổi ngoại hối, đã bùng nổ trong thập kỷ qua do nhiều năm nới lỏng tiền tệ và lãi suất cực thấp, trong khi đó các nhà đầu tư tìm kiếm lợi suất cao hơn. Ngày nay, nợ UDD từ các giao dịch hoán đổi ngoại hối có giá trị cao hơn gấp đôi khoản nợ bằng USD được ghi nhận chính thức trên bảng cân đối kế toán của các tổ chức tín dụng. Dựa trên phân tích từ Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), biểu đồ đồ họa thông tin (xem ảnh) cho thấy, sự gia tăng nợ UDD tại các tổ chức tài chính ngoài Mỹ không hề nhỏ và có tác động lớn hơn cả sự tăng trưởng của chính những khoản tiền tín dụng này.

65.000 tỷ USD nợ không bảo đảm của thế giới đang ở đâu?

Thế giới hiện có khoảng trên 65.000 tỷ USD nợ không bảo đảm trôi nổi khắp nơi (nguồn: EVC)

Chúng ta cần xem xét ngắn gọn vai trò của hoán đổi ngoại hối trong nền kinh tế toàn cầu. Thị trường ngoại hối là thị trường lớn nhất thế giới trong một thời gian dài, với hàng nghìn tỷ USD được giao dịch mỗi ngày. Một số pháp nhân, người chơi chính sử dụng giao dịch hoán đổi ngoại hối gồm:

+ Các tập đoàn

+ Thế chế, học viện tài chính

+ Các ngân hàng trung ương

65.000 tỷ USD nợ không bảo đảm của thế giới đang ở đâu?

Khoản nợ UDD có tác động lớn hơn cả sự tăng trưởng của chính các khoản tiền tín dụng này (nguồn: Aheadoftheherd )

Để hiểu các giao dịch hoán đổi ngoại hối cần xem xét vai trò của rủi ro tiền tệ. Như chúng ta đã biết, vào năm 2022, USD đã giảm giá. Khi điều này xảy ra, nó ảnh hưởng đến thu nhập của công ty tạo ra doanh thu xuyên biên giới, bởi họ kiếm được doanh thu bằng ngoại tệ (có khả năng giảm giá trị so với USD) nhưng cuối cùng lại chuyển đổi thu nhập sang đồng USD.

Để giảm rủi ro tiền tệ, những người tham gia thị trường sẽ mua hoán đổi ngoại hối. Tại đây, hai bên đồng ý trao đổi một loại tiền tệ này lấy một loại tiền tệ khác. Nói tóm lại, điều này giúp bảo vệ công ty khỏi tỷ giá hối đoái bất lợi. Ngoài ra, do các quy tắc kế toán, các giao dịch hoán đổi ngoại hối thường không được ghi lại trên bảng cân đối kế toán, dẫn đến kết quả là khá trừu tượng, thiếu minh bạch.

Sự thật về khoản nợ UDD bằng USD

EVC gọi đây là một núi nợ khổng lồ. Kể từ năm 2008, giá trị khoản nợ UDD đã tăng gần gấp đôi. Dưới đây là con số cụ thể của núi nợ nói trên.

Đơn vị tính: T (nghìn tỷ USD)

Thời điểm

Nợ UDD bên ngoài

hệ thống ngân hàng Mỹ

Nợ UDD trung gian tài chính

ngoài hệ thống ngân hàng Mỹ

2022*

$39,4T

$26,0T

2021

$37,1T

$25,0T

2020

$34,5T

$22,9T

2019

$32,9T

$21,5T

2018

$32,4T

$20,1T

2017

$31,2T

$18,8T

2016

$27,9T

$17,0T

2015

$25,1T

$15,6T

2014

$30,0T

$17,0T

2013

$30,8T

$15,7T

2012

$28,9T

$15,9T

2011

$27,5T

$14,7T

2010

$24,8T

$15,0T

2009

$21,4T

$12,1T

2008

$21,9T

$12,4T

* Tính đến tháng 6/2022

Một phần thúc đẩy sự gia tăng của nợ UDD là kỷ nguyên lãi suất chạm đáy trên toàn cầu. Khi các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận cao hơn, họ đã sử dụng đòn bẩy lớn hơn và giao dịch hoán đổi ngoại hối là một ví dụ về điều này. Giờ đây, khi lãi suất tăng lên, các giao dịch hoán đổi ngoại hối đã tăng trong bối cảnh thị trường biến động mạnh hơn khi các nhà đầu tư tìm cách phòng ngừa rủi ro tiền tệ. Hiện tượng này xuất hiện ở cả ngân hàng ngoài Mỹ lẫn ngân hàng ngầm ngoài Mỹ, hay các trung gian tài chính không được kiểm soát.

65.000 tỷ USD nợ không bảo đảm của thế giới đang ở đâu?

Kể từ năm 2008, giá trị khoản nợ UDD đã tăng gần gấp đôi (nguồn: Gsiexchange )

Nhìn chung, giá trị của các khoản nợ UDD được ghi nhận là rất lớn, ước khoảng 39.000 tỷ USD được nắm giữ bởi các ngân hàng không thuộc Mỹ cùng với 26.000 tỷ USD trong các ngân hàng ngầm hay trung gian hoặc vô hình ở nước ngoài trên khắp thế giới.

Hệ lụy từ nợ UDD

Trong thời kỳ thị trường bị chao đảo như năm 2008 và 2020, các giao dịch hoán đổi ngoại hối phải đối mặt với tình trạng thiếu vốn. Để vay USD, những người tham gia thị trường phải trả lãi suất cao. Phần lớn điều này xoay quanh tác động của sự biến động cực độ đối với các giao dịch hoán đổi này, gây áp lực lên tỷ lệ tài trợ.

Dưới đây là hai ví dụ về cách biến động có thể làm tăng rủi ro trên thị trường ngoại hối:

+ Biến động tỷ giá hối đoái: USD biến động mạnh có thể gây ra khủng hoảng thanh khoản.

+ Biến động lãi suất của Mỹ: Biến động lãi suất đột ngột có thể dẫn đến chi phí cao hơn nhiều cho các giao dịch nói trên.

Trong cả hai trường hợp, ngân hàng trung ương Mỹ phải can thiệp để cung cấp thanh khoản trên thị trường và ngăn chặn tình trạng thiếu hụt USD. Điều này được thực hiện thông qua việc bơm tiền mặt vào hệ thống và tạo ra các dòng hoán đổi với các ngân hàng không thuộc Mỹ khác như: Ngân hàng Canada hoặc ngân hàng Nhật Bản. Chúng được thiết kế để bảo vệ khỏi sự suy giảm giá trị tiền tệ và khủng hoảng thanh khoản.

65.000 tỷ USD nợ không bảo đảm của thế giới đang ở đâu?

Hệ lụy từ khoản nợ UDD khiến nền kinh tế thế giới vốn đã khó khăn nay lại càng thêm xấu đi (nguồn: Thehindubusinessline)

Hệ lụy từ nợ UDD không hề nhỏ và tăng theo cấp số nhân. Rủi ro từ nợ USD ngày càng tăng và các hạn mức hoán đổi này phát sinh khi một ngân hàng không phải của Mỹ hoặc ngân hàng ngầm có thể không thể giữ được thời hạn của họ khi kết thúc thỏa thuận. Thực tế, hàng ngày, ước tính có khoảng 2,2 nghìn tỷ USD trong các giao dịch hoán đổi ngoại hối có rủi ro thanh toán.

Với quy mô lớn, khoản nợ USD này có tác động lan tỏa mang tính hệ thống. Nếu những người tham gia không trả tiền, nó có thể làm suy yếu sự ổn định của thị trường tài chính. Do nhu cầu đối với USD tăng trong thời kỳ thị trường không chắc chắn, nên khi tình hình kinh tế xấu đi có thể khiến thị trường ngoại hối dễ bị tổn thương hơn./.