Nguyễn Văn Hải
Giảng viên, Khoa Tài chính – Kế toán, Trường Đại học Lạc Hồng
Bùi Văn Thụy
Tác giả liên hệ, Giảng viên, Khoa Tài chính – Kế toán, Trường Đại học Lạc Hồng
Email: thuy@lhu.edu.vn
Nguyễn Minh Quý
Học viên cao học, Khoa sau Đại học, Trường Đại học Lạc Hồng
Tóm tắt
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng, bao gồm: phân tích thống kê, phân tích độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy bội nhằm đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Dữ liệu được thu thập từ 327 doanh nghiệp xây dựng tại Đồng Nai từ tháng 2 đến tháng 3/2024. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 7 yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến Tổ chức kế toán trách nhiệm, bao gồm: Mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp; Phân cấp quản lý; Nhận thức của nhà quản lý; Quy mô doanh nghiệp; Trình độ kế toán; Công nghệ thông tin và Chi phí.
Từ khóa: các nhân tố ảnh hưởng, kế toán trách nhiệm, doanh nghiệp xây dựng, Đồng Nai
Summary
The study uses quantitative methods, including statistical analysis, scale reliability analysis, exploratory factor analysis (EFA), and multiple regression analysis, to measure factors affecting the implementation of responsibility accounting in construction enterprises in Dong Nai province. Data was collected from 327 construction enterprises in Dong Nai from February to March 2024. The research results show that 7 factors positively impact the implementation of responsibility accounting, including Business goals and strategies; Management decentralization; Managers’ awareness; Business size; Accounting level; Information technology; and Cost.
Keywords: influencing factors, responsibility accounting, construction enterprises, Dong Nai
GIỚI THIỆU
Kế toán trách nhiệm là một hệ thống kế toán quản lý nhằm đánh giá và kiểm soát hoạt động của các đơn vị hoặc cá nhân trong tổ chức. Hệ thống này phân chia trách nhiệm tài chính và quản lý cho từng bộ phận hoặc cá nhân cụ thể, cho phép xác định rõ người chịu trách nhiệm về từng khoản thu, chi và kết quả tài chính của đơn vị đó. Thông qua việc theo dõi và báo cáo chi tiết, kế toán trách nhiệm giúp nhà quản lý có thể đánh giá hiệu quả hoạt động, ra quyết định kịp thời và thực hiện các biện pháp cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tổng thể của tổ chức. Kế toán trách nhiệm thường liên quan đến việc thiết lập các trung tâm trách nhiệm, như: trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư; mỗi trung tâm được giao một ngân sách và các mục tiêu tài chính cụ thể.
Kế toán trách nhiệm được học giả Higgins đề cập đến lần đầu tiên vào năm 1952, sau đó liên tục được mở rộng và phát triển bởi các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới. Dù các nghiên cứu này có nhiều cách tiếp cận và định nghĩa về kế toán trách nhiệm khác nhau, nhưng chúng đều bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau, giúp hoàn thiện lý thuyết về kế toán trách nhiệm trong các điều kiện và tình huống thực tiễn khác nhau.
Tại Việt Nam, các nghiên cứu thường tập trung vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa, từ đó, phát triển các lý thuyết tổng quát để đánh giá những doanh nghiệp lớn hơn. Tuy nhiên, các kết luận chủ quan từ những nghiên cứu này chưa thực sự thể hiện tính đại diện rõ ràng. Đặc biệt, phần lớn các nghiên cứu đều tập trung vào một đơn vị cụ thể và chỉ chuyên sâu vào việc hoàn thiện tổ chức kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp xây dựng. Kế toán tại công ty xây dựng có những đặc thù riêng, bao gồm: kế toán dự án theo dõi chi phí và lập báo cáo tài chính cho từng dự án; kế toán chi phí kiểm soát chi phí phát sinh và đảm bảo tuân thủ ngân sách… Báo cáo tài chính được lập định kỳ, cung cấp thông tin tài chính chính xác để hỗ trợ ra quyết định của ban lãnh đạo. Hệ thống kiểm soát nội bộ đảm bảo tính chính xác của thông tin tài chính và quản lý thuế tuân thủ các quy định để tối ưu hóa nghĩa vụ thuế của công ty. Để hiểu và nắm rõ về tổ chức kế toán trách nhiệm tại doanh nghiệp xây dựng, việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức kế toán trách nhiệm tại doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là điều cần thiết.
TỔNG QUAN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Tổng quan nghiên cứu
Kế toán trách nhiệm là một công cụ quan trọng giúp thu thập và đánh giá thông tin về hoạt động của từng bộ phận trong doanh nghiệp, từ đó, xác định trách nhiệm của mỗi bộ phận và cá nhân phụ trách trong việc thực hiện mục tiêu chung. Nó đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xác định sự đóng góp của từng đơn vị vào lợi ích của toàn bộ tổ chức, cung cấp thông tin cho chức năng tổ chức và điều hành của doanh nghiệp, làm cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động của các nhà quản lý bộ phận. Ngoài ra, kế toán trách nhiệm còn giúp thực hiện chức năng kiểm soát tài chính và quản lý, đo lường kết quả hoạt động của các nhà quản lý, ảnh hưởng đến hành vi của họ, và khuyến khích họ hướng đến mục tiêu chung của tổ chức.
Nghiên cứu về kế toán trách nhiệm bắt đầu từ những năm 1950 ở Mỹ và đã được mở rộng bởi các học giả trên toàn thế giới. Các nghiên cứu này cung cấp nhiều quan điểm khác nhau về kế toán trách nhiệm. Theo Venkatrathnara, B. và cộng sự (2003), kế toán trách nhiệm là một hệ thống kế toán thu thập, tổng hợp và báo cáo các dữ liệu kế toán có liên quan đến trách nhiệm của từng nhà quản lý riêng biệt trong một tổ chức, thông qua các báo cáo liên quan đến chi phí thu thập và các số liệu hoạt động bởi khu vực trách nhiệm hoặc đơn vị trong tổ chức. Còn A. Festus và cộng sự (2020) cho rằng, kế toán trách nhiệm chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố, bao gồm: quy mô doanh nghiệp, mục tiêu chiến lược, chi phí bán hàng, chi phí hoạt động, công nghệ thông tin, trình độ kế toán và nhận thức của nhà quản lý. Ngoài ra, các nghiên cứu khác của Tanmay Biswas (2017); Aiyun Zhang, Susu Liu (2020); A. Festus và cộng sự (2020) cũng chỉ ra vai trò của kế toán trách nhiệm và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kế toán trách nhiệm tại doanh nghiệp.
Tại Việt Nam, Bùi Thị Hiền và cộng sự (2022) phân tích 5 yếu tố ảnh hưởng, gồm: phân cấp quản lý, nhận thức của nhà quản trị, trình độ nhân viên kế toán, chi phí tổ chức kế toán trách nhiệm và quy mô doanh nghiệp. Lê Thị Lan (2023) đã phân tích 7 yếu tố, bao gồm: phân cấp quản lý, nhận thức nhà quản trị, quy mô doanh nghiệp, trình độ kế toán, công nghệ thông tin, chi phí và đặc điểm doanh nghiệp. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Phúc, Cô Hồng Liên (2021) cho thấy, có 5 nhân tố ảnh hưởng đến mô hình kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, gồm: Sự hài hòa giữa chi phí và lợi ích; Xu hướng phát triển của ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh; Yêu cầu trình độ quản lý; Mô hình tổ chức quản lý; Cơ chế quản lý của nền kinh tế. Phạm Ngọc Toàn, Nguyễn Thành Long (2022) đã xác định 5 nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán trách nhiệm ở các doanh nghiệp sản xuất ở TP. Hồ Chí Minh, bao gồm: Phân quyền nhà quản lý, Cơ cấu tổ chức, Trình độ nhân lực, Nhận thức của nhà quản lý và Hệ thống khen thưởng. Trương Thị Thủy và cộng sự (2022) cho thấy, các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp ngành thép gồm: Phân công trách nhiệm (AR); Khen thưởng (CP); Đo lường hiệu quả công tác theo kế toán trách nhiệm (MW); Biến môi trường pháp lý (RE); Đặc điểm doanh nghiệp (FC).
Mô hình nghiên cứu
Dựa trên các học thuyết liên quan và các nghiên cứu trước đây, cùng với tình hình thực tế tại các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, nghiên cứu đề xuất 7 yếu tố tác động đến tổ chức kế toán trách nhiệm tại doanh nghiệp xây dựng gồm: Mục tiêu, chiến lược (MTCL); Phân cấp quản lý (PCQL); Nhận thức của quản lý (NTQL); Quy mô doanh nghiệp (QMDN); Trình độ kế toán (TDKT); Công nghệ thông tin (CNTT); Chi phí (CP) như Hình.
Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính dựa trên tài liệu nghiên cứu từ các chuyên gia và các nghiên cứu khảo sát về mô hình tổ chức kế toán trách nhiệm, cùng với việc tiến hành thảo luận nhóm với các chuyên gia trong lĩnh vực kế toán. Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng cho phép đo lường mức độ đồng ý của đối tượng khảo sát đối với từng yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức kế toán trách nhiệm.
Dữ liệu trong nghiên cứu được thu thập từ 327 doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 3/2024. Số lượng mẫu thu thập được hoàn toàn phù hợp và đảm bảo yêu cầu mẫu tối thiểu, cũng như tuân thủ các nguyên tắc thống kê. Phần mềm phân tích dữ liệu SPSS 20.0 được sử dụng hỗ trợ cho công việc tính toán (Bài viết sử dụng cách viết số thập phân theo chuẩn quốc tế).
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Bảng 1: Kiểm định Cronbach’s Alpha của từng thang đo
Thang đo nếu loại biến |
Phương sai nếu loại biến |
Tương quan biến – tổng |
Cronbach’s Alpha nếu loại biến |
|
Mục tiêu, chiến lược (MTCL): Cronbach’s Alpha = 0,968 |
||||
MTCL1 |
7,35 |
3,123 |
0,941 |
0,945 |
MTCL2 |
7,30 |
3,230 |
0,939 |
0,946 |
MTCL3 |
7,26 |
3,406 |
0,913 |
0,965 |
Phân cấp quản lý (PCQL): Cronbach’s Alpha = 0,705 |
||||
PCQL1 |
7,26 |
2,296 |
0,551 |
0,578 |
PCQL2 |
7,15 |
2,437 |
0,451 |
0,703 |
PCQL3 |
7,20 |
2,274 |
0,568 |
0,557 |
Nhận thức của nhà quản lý (NTQL): Cronbach’s Alpha = 0,864 |
||||
NTQL1 |
10,93 |
4,528 |
0,713 |
0,826 |
NTQL2 |
10,95 |
4,225 |
0,731 |
0818 |
NTQL3 |
10,79 |
4,523 |
0,694 |
0,833 |
NTQL4 |
10,87 |
4,270 |
0,712 |
0,826 |
Quy mô doanh nghiệp (QMDN): Cronbach’s Alpha = 0,878 |
||||
QMDN1 |
13,43 |
10,141 |
0,698 |
0,854 |
QMDN2 |
13,49 |
9,373 |
0,904 |
0,837 |
QMDN3 |
13,60 |
9,504 |
0,506 |
0,861 |
QMDN4 |
13,41 |
10,408 |
0,455 |
0,869 |
QMDN5 |
13,50 |
9,398 |
0,906 |
0,834 |
Trình độ kế toán (TDKT): Cronbach’s Alpha = 0,899 |
||||
TDKT1 |
13,36 |
9,096 |
0,783 |
0,869 |
TDKT2 |
13,35 |
9,081 |
0,787 |
0,868 |
TDKT3 |
13,23 |
9,844 |
0,662 |
0,896 |
TDKT4 |
13,23 |
9,725 |
0,764 |
0,874 |
TDKT5 |
13,23 |
9,762 |
0,760 |
0,875 |
Công nghệ thông tin (CNTT): Cronbach’s Alpha = 0,701 |
||||
CNTT1 |
15,04 |
6,195 |
0,504 |
0,633 |
CNTT2 |
15,00 |
5,837 |
0,551 |
0,611 |
CNTT3 |
14,70 |
6,528 |
0,357 |
0,695 |
CNTT4 |
15,00 |
6,592 |
0,379 |
0,684 |
CNTT5 |
15,10 |
6,236 |
0,507 |
0,632 |
Chi phí (CP): Cronbach’s Alpha = 0,778 |
||||
CP1 |
10,31 |
4,760 |
0,628 |
0,704 |
CP2 |
10,30 |
4,530 |
0,604 |
0,713 |
CP3 |
10,27 |
4,737 |
0,555 |
0,739 |
CP4 |
10,94 |
4,671 |
0,548 |
0,744 |
Kế toán trách nhiệm (KTTN): Cronbach’s Alpha = 0,809 |
||||
KTTN1 |
10,74 |
4,348 |
0,722 |
0,713 |
KTTN2 |
10,72 |
4,896 |
0,527 |
0,806 |
KTTN3 |
10,80 |
4,778 |
0,532 |
0,806 |
KTTN4 |
10,73 |
4,351 |
0,736 |
0,707 |
Nguồn: Nghiên cứu của nhóm tác giả
Kết quả Bảng 1 cho thấy, 33 biến thang đo cho các biến đều đạt yêu cầu và có tính đại diện cho các yếu tố khi hệ số tương quan biến tổng > 0,3 và Cronbach’s Alpha > 0,7. Các thang đo đạt yêu cầu đều giữ lại và thực hiện các phân tích tiếp theo.
Phân tích EFA
Kết quả kiểm định EFA được thể hiện ở Bảng 2.
Bảng 2: Kiểm định KMO và Bartlett của các biến
Hệ số KMO |
0,831 |
|
Kiểm định Bartlet |
Chi bình phương xấp xỉ |
7.912,139 |
df |
406 |
|
Sig. |
0,000 |
Nguồn: Nghiên cứu của nhóm tác giả
Kết quả Bảng 2 cho thấy, KMO = 0,831 > 0,5 với mức ý nghĩa Sig.
Kết quả hồi quy
Kết quả hồi quy được thể hiện ở Bảng 3 và Bảng 4.
Bảng 3: Tóm tắt mô hình
Model |
R |
R2 |
R2 hiệu chỉnh |
Sai số chuẩn của ước lượng |
Giá trị Durbin-Watson |
1 |
0,839a |
0,704 |
0,697 |
0,38113 |
1,969 |
Nguồn: Nghiên cứu của nhóm tác giả
Kết quả Bảng 3 cho thấy, hệ số R2 hiệu chỉnh = 0,697, chứng tỏ 69,7% sự thay đổi của biến phụ thuộc vào 7 biến độc lập. Các yếu tố khác chưa nghiên cứu và sai số ngẫu nhiên làm thay đổi 30,3% biến phụ thuộc. Bên cạnh đó, hệ số Durbin-Watson nằm trong giới hạn từ 1-3 cho thấy, không xảy ra hiện tượng tự tương quan trong mô hình thiết lập được.
Bảng 4: Kết quả hồi quy
Mô hình |
Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa |
Hệ số hồi quy chuẩn hóa |
Giá trị t |
Mức ý nghĩa |
||
B |
Sai số chuẩn |
Beta |
||||
1
|
Hằng số |
-0,538 |
0,160 |
|
-3,359 |
0,001 |
MTCL |
0,059 |
0,027 |
0,076 |
2,190 |
0,029 |
|
PCQL |
0,220 |
0,037 |
0,226 |
5,912 |
0,000 |
|
NTQL |
0,211 |
0,040 |
0,208 |
5,251 |
0,000 |
|
QMDN |
0,181 |
0,033 |
0,201 |
5,452 |
0,000 |
|
TDKT |
0,198 |
0,032 |
0,217 |
6,120 |
0,000 |
|
CNTT |
0,146 |
0,041 |
0,127 |
3,510 |
0,001 |
|
CP |
0,155 |
0,038 |
0,156 |
4,031 |
0,000 |
Nguồn: Nghiên cứu của nhóm tác giả
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, cả 7 biến độc lập đều có hệ số Sig.
KẾT LUẬN
Kế toán trách nhiệm là một yếu tố quan trọng và cấp bách giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, chịu ảnh hưởng từ cả các yếu tố bên trong và bên ngoài tổ chức. Trong phạm vi nghiên cứu tại doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, các yếu tố bên trong doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định tổ chức kế toán trách nhiệm tại doanh nghiệp.
Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao tổ chức kế toán trách nhiệm tại doanh nghiệp xây dựng như sau:
– Nâng cao phân cấp quản lý: Đẩy mạnh phân cấp quản lý để tăng cường trách nhiệm và quyền hạn cho các bộ phận trong doanh nghiệp. Tạo ra các quy định và hướng dẫn rõ ràng về phân cấp quản lý; đồng thời, đào tạo nhà quản lý các cấp để nâng cao kỹ năng quản lý và ra quyết định.
– Nâng cao trình độ của người làm kế toán: Tăng cường đào tạo và phát triển kỹ năng cho nhân viên kế toán. Tổ chức các khóa đào tạo định kỳ, cập nhật kiến thức mới và công nghệ mới trong lĩnh vực kế toán.
– Tăng cường nhận thức của nhà quản lý: Nâng cao nhận thức của các nhà quản lý về tầm quan trọng của kế toán trách nhiệm. Tổ chức các buổi hội thảo, seminar và chương trình đào tạo để nâng cao hiểu biết và kỹ năng quản lý về kế toán trách nhiệm.
– Quản lý quy mô doanh nghiệp: Quản lý hiệu quả quy mô doanh nghiệp để tối ưu hóa các nguồn lực và quy trình. Phân tích và điều chỉnh quy mô hoạt động để đảm bảo tính linh hoạt và hiệu quả trong quản lý.
– Kiểm soát chi phí tổ chức kế toán trách nhiệm: Tối ưu hóa chi phí liên quan đến tổ chức kế toán trách nhiệm. Thực hiện các biện pháp kiểm soát chi phí, đánh giá và tối ưu hóa các quy trình kế toán để giảm thiểu lãng phí.
– Ứng dụng công nghệ thông tin: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý kế toán trách nhiệm. Đầu tư vào hệ thống phần mềm kế toán hiện đại, đào tạo nhân viên sử dụng hiệu quả các công cụ CNTT.
– Định hình mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp: Thiết lập mục tiêu và chiến lược rõ ràng, cụ thể cho doanh nghiệp. Phát triển và thực hiện các chiến lược dài hạn, đảm bảo mọi hoạt động kế toán trách nhiệm đều hướng tới mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Việc thực hiện các chính sách này sẽ giúp nâng cao hiệu quả tổ chức kế toán trách nhiệm, góp phần cải thiện hiệu quả hoạt động tổng thể và phát triển bền vững cho các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Vuong và Nguyen, 2024)./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Adegbie Folajimi Festus, Urewa Ochai-Adejoh, Owolabi Babatunde Ayodeji (2020), Responsibility Accounting and Profitability of Listed Companies in Nigeria, International Journal of Accounting, Finance and Risk Management, 5(2), doi: 10.11648/j.ijafrm.20200502.15.
2. Aiyun Zhang, Susu Liu (2020), A Case Study of an Innovation of Responsibility Accounting At an e-Commerce Company, Academic Journal of Humanities & Social Sciences, 3(6).
3. Bùi Thị Hiền và cộng sự (2022), Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp Đắk Lắk, Tạp chí Khoa học Đại học Tây Nguyên, số 56.
4. Lê Thị Lan (2023), Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến vận dụng kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp sản xuất, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán, kỳ 2 tháng 7, số 244.
5. Nguyễn Thị Phúc, Cô Hồng Liên (2021), Các nhân tố ảnh hưởng đến mô hình kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tình Trà Vinh, Tạp chí Công Thương, số 14, 322-327.
6. Phạm Ngọc Toàn, Nguyễn Thành Long (2022), Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp sản xuất ở TP. Hồ Chí Minh, Tạp chí Công Thương, số 5, 313-318.
7. Tanmay Biswas (2017), Responsibility accounting: A review of related literature, International Journal of Multidisciplinary Research and Development, 4(8), 202-206.
8. Trương Thị Thủy, Nguyễn Xuân Lâm, Trần Thị Toàn (2022), Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp ngành thép, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán, số 9, 25-28.
9. Venkatrathnam, B., and Reddy, K. R. (2003), Responsibility accounting conceptual framework, Accountant – Calcutta – Management, 38(12), 932-937.
10. Vuong, Q. H., Nguyen, M. H. (2024). Better Economics for the Earth: A Lesson from Quantum and Information Theories. AISDL.
Ngày nhận bài: 25/6/2024; Ngày phản biện: 15/7/2024; Ngày duyệt đăng: 26/7/2024 |