Nghề “vắt sữa” nguy hiểm nhất hành tinh: Cực khó nhưng lương lại “bèo”, đúng kiểu làm vì đam mê

ORIG. TEAM

Vắt sữa rắn, một nghề nghe khá lạ lùng nhưng lại có thật và được coi là một trong những nghề nguy hiểm nhất hành tinh. Tất nhiên vắt sữa chỉ là một cách nói, nôm na và dễ hiểu đây là nghề lấy nọc rắn. Nọc rắn sau khi được lấy ra sẽ phục vụ việc tạo ra thuốc giải độc hoặc các nghiên cứu y tế khác.

Nghề "vắt sữa" nguy hiểm nhất hành tinh: Cực khó nhưng lương lại "bèo", đúng kiểu làm vì đam mê- Ảnh 1.

Nghề vắt sữa rắn có thật?

Sự xuất hiện của nghề vắt sữa rắn đã mang đến một khái niệm cực kỳ độc đáo và thách thức trong thế giới công việc hiện đại. Không chỉ dừng lại ở cái tên gây tò mò, đây thực sự là nhiệm vụ chiết xuất nọc rắn, với mục đích chính là phục vụ y học – chế tạo thuốc giải và tiến hành nghiên cứu khoa học tiên phong.

Những người thợ vắt sữa rắn không gì khác hơn là những “anh hùng thầm lặng” với “bàn tay ma thuật”, thu thập những giọt nọc độc nguy hiểm nhưng cũng vô cùng quý giá. Họ là những chuyên gia hàng đầu, với sự am hiểu sâu rộng về động vật học, không chỉ điêu luyện trong việc chiết xuất mà còn là bậc thầy trong các quy trình phòng thí nghiệm hiện đại, từ việc chuẩn bị mẫu nọc độc đến bảo quản nó trong môi trường vô trùng tuyệt đối.

Nọc rắn chứa đầy tiềm năng cho những phát hiện sinh học không ngờ, khi các nhà khoa học khai thác chúng và phát hiện ra những bí mật di truyền, sinh học. Qua đó, chúng trở thành chìa khóa cho những phương pháp điều trị mới, từ việc làm loãng máu, kiểm soát huyết áp đến việc ngăn chặn các vấn đề về tim mạch.

Cả thế giới y học đều hướng mắt về những giọt nọc rắn này. Trong những tình huống khẩn cấp, nó không chỉ giúp sản xuất serum chống độc cứu người, mà còn được xử lý theo quy trình nghiêm ngặt để đạt được độ tinh khiết cao nhất, bảo quản lạnh sâu trong nitơ lỏng, rồi đông khô thành bột, mở ra khả năng bảo quản lâu dài.

Nghề
Nghề
Nghề
Nghề

Theo thời gian, nơi làm việc của những người thợ vắt sữa rắn không chỉ còn là những cánh đồng, nó có thể là một không gian đầy công nghệ như serpentarium – nơi cung cấp các thiết bị cần thiết để họ nuôi dưỡng, nghiên cứu rắn và các loài bò sát có nọc độc. Có thể nói, họ là những “nghệ sĩ” về nọc độc. Bên cạnh việc thí nghiệm, nơi đây cũng là trung tâm bảo tồn, nhân giống và phục hồi chức năng cho các loài kể trên.

Nghề
Nghề
Nghề
Nghề

Tại Úc, Công viên Bò sát Úc không chỉ nổi tiếng với việc là nơi duy nhất sản xuất huyết thanh kháng nọc, mà còn là điểm đến giáo dục, nơi mọi người có thể trực tiếp quan sát và học hỏi về quy trình vắt nọc độc qua những chương trình trình diễn độc đáo và thú vị.

Nghề "vắt sữa" nguy hiểm nhất hành tinh: Cực khó nhưng lương lại "bèo", đúng kiểu làm vì đam mê- Ảnh 10.

Quang cảnh của bể nuôi rắn bán thâm canh vào năm 1926 (ảnh thuộc Bộ sưu tập Trung tâm Ký ức của Viện Butantan cung cấp) tại Brazil. Trại rắn ngoài trời này có nơi trú ẩn hình dạng igloo để bảo vệ rắn khỏi ánh nắng mặt trời, giá lạnh và mưa. Việc trích xuất nọc độc được thực hiện sau mỗi 15 ngày.

Công việc nguy hiểm nhưng lương… tương đối “bèo”

Hãy tưởng tượng bạn là một siêu anh hùng – không phải kiểu có khả năng bay lượn hay sức mạnh siêu phàm, mà là anh hùng của thế giới rắn. Công việc hàng ngày? Đối mặt với những sinh vật đáng sợ nhất hành tinh để… vắt sữa rắn. Có vẻ như một bộ phim hành động, nhưng không, đó lại là một nghề nghiệp thực sự, một cuộc phiêu lưu không dành cho những trái tim yếu đuối.

Theo Environmental Science, những người hùng bí ẩn này được huấn luyện cực kì chuyên nghiệp để đối phó với rắn độc, một nghề nghiệp nghe có vẻ nên đi kèm với một mức lương “đỉnh nóc kịch trần”. Nhưng không, trên thực tế, những chuyên gia vắt sữa rắn này kiếm được khoảng 66.350 đô la Mỹ (khoảng 1.7 tỷ đồng) một năm – con số trung bình, không thể biến vắt sữa rắn thành một công việc trong mơ, nhất là khi xét tới sự nguy hiểm của nghề. Nếu bạn đang nghĩ tới một nghề để làm giàu, thì vắt sữa rắn không phải.

Thậm chí mức lương này ở Mỹ còn thấp hơn nhiều, theo ZipRecruiter, tính đến ngày 28/7/2024, mức lương trung bình theo giờ của người vắt sữa rắn ở Mỹ chỉ là 16.16 đô la, tương đương khoảng 2 bát phở loại thường. Thậm chí, có những người chỉ nhận được lương 9.86 đô la mỗi giờ.

Một mức lương thấp nhưng có thể trông chờ vào sự thăng tiến? Vắt sữa rắn cũng không phải nghề đó. Quy mô nhân sự nhỏ bé của ngành này chắc chắn không phải “miền đất hứa” của một lộ trình công danh rực rỡ. Và đừng quên những “nhà khoa học của rừng cuối cùng” ở Ấn Độ, bộ tộc Irula, những nghệ sĩ bắt rắn thực thụ, nhưng thu nhập của họ thì chỉ đủ để mua một chiếc điện thoại cảm ứng giá rẻ mỗi tháng.

Trên tờ Earth Journalism, một người trong bộ tộc Irula – người bắt rắn Irula thế hệ thứ ba, C. Karthik, đến từ làng Mambakkam gần Vandalur đã chia sẻ rằng: “Tôi và vợ tôi đều là những người bắt rắn được cấp phép và trung bình, chúng tôi từng kiếm được 3.000 Rupee mỗi tháng (khoảng 900.000 đồng). Đó là một công việc thiêng liêng đối với chúng tôi, nhưng tôi không muốn con mình theo nghề này nữa”.

Nghề "vắt sữa" nguy hiểm nhất hành tinh: Cực khó nhưng lương lại "bèo", đúng kiểu làm vì đam mê- Ảnh 11.

Các thành viên của Hiệp hội hợp tác công nghiệp Irula đang chiết xuất nọc rắn, thành phần chính để sản xuất huyết thanh chống nọc rắn giúp cứu sống hàng nghìn người mỗi năm trên khắp Ấn Độ. Ảnh: Debadatta Mallick.

Vậy nên, nếu bạn đang tìm kiếm một nghề nghiệp với đầy rẫy những thử thách và đôi chút hiểm nguy, nhưng lại không mong muốn trở thành Bruce Wayne với tài khoản ngân hàng khổng lồ, thì có lẽ nghề vắt sữa rắn là sự lựa chọn hoàn hảo. Hãy nhớ, khi đói chỉ cần nhìn vào tài khoản ngân hàng, và bạn sẽ cảm thấy mạnh mẽ hơn ngay lập tức!

Nghề "vắt sữa" nguy hiểm nhất hành tinh: Cực khó nhưng lương lại "bèo", đúng kiểu làm vì đam mê- Ảnh 12.

“Khó và nghèo” nhưng để làm một thợ vắt sữa rắn lại không hề đơn giản!

Thử thách thực sự cho những ai không ngại “ôm ấp” lũ rắn đầy nọc độc nhưng lại nhận về mức lương khá “bèo”! Đó chính là nghề vắt sữa rắn – nghe có vẻ như là một phi vụ mạo hiểm hàng đầu, nhưng thực tế, đây là một lĩnh vực đầy tính học thuật và đòi hỏi phải có óc phân tích siêu việt. Đúng vậy, bạn không chỉ cần lòng can đảm mà còn phải trang bị đủ loại chứng chỉ “xịn sò” để chứng minh rằng mình là “đầu đạn” trong ngành này.

Các fan của toán học và khoa học tự nhiên chắc chắn sẽ thấy hứng thú với việc khám phá thế giới độc lập của nọc độc rắn. Từ bậc đại học với những chuyên ngành “cứng” như Sinh học, đến chuyên ngành phụ như Hóa học hay Động vật học, tất cả đều giúp bạn bước chân vào thế giới bí ẩn này. Tiến xa hơn, Thạc sĩ bò sát học chính là “vé VIP” để bạn đi sâu vào nghiên cứu và hiểu biết sâu sắc về các loài rắn độc này.

Và nếu bạn mơ ước về việc đứng trên bục giảng tại các trường đại học danh tiếng, hoặc trở thành nhà nghiên cứu độc chất học cao cấp, thì bằng Tiến sĩ chẳng khác nào là chiếc chìa khóa vàng trên con đường sự nghiệp của bạn. Nhưng nhớ rằng, để được cầm chiếc chìa khóa này, bạn còn phải qua một loạt các kỳ thi và giấy phép chuyên nghiệp – một trò chơi mà không phải ai cũng muốn tham gia.

Chà, nghe xong có lẽ nhiều người cũng phải gật gù công nhận rằng, hẳn là đam mê nhìn thấy rắn mỗi ngày mới có thể theo được công việc này.

Nguồn: Kinh tế và Dự báo

Share This Article
Leave a comment