Họa sĩ U60 dưỡng già có gì đặc biệt: Làm vườn, bầu bạn với mèo, mỗi ngày nói chuyện, đánh cờ với robot 30 phút

ORIG. TEAM

Vào cuối tháng 9 năm ngoái, họa sĩ Tăng Phàn Chi đã khai mạc một triển lãm lớn tại Bảo tàng Nghệ thuật Phố Đông ở Thượng Hải (Trung Quốc), đánh dấu lần đầu tiên ông tổ chức triển lãm tại Thượng Hải sau 20 năm.

Ông là một trong những họa sĩ đương đại nổi tiếng, với những tác phẩm đã từng lập kỷ lục đấu giá cao nhất tại Trung Quốc. Hai năm trước, ông đã thuê một không gian liền kề với phòng làm việc ở Bắc Kinh rộng 1600m2 để làm nơi nuôi mèo, nuôi gà và lấy cảm hứng sáng tác.

Ở khu vườn này, không chỉ là nơi ông thư giãn làm vườn, chơi với mèo hay nuôi gà, thỉnh thoảng chơi cờ tướng với robot, mà chính xác hơn, đó là nơi ông tận hưởng những giây phút yên bình một mình.

Không gian này cũng nuôi dưỡng nguồn cảm hứng sáng tạo của ông. Khi sắp bước vào tuổi 60, ông chia sẻ: “Tôi không gặp bất cứ bế tắc nào, tôi cảm thấy mình đầy đam mê sáng tạo hơn trước”.

Khi phóng viên tới tận khu “dưỡng già” này đã hé lộ bí mật về cách một nghệ sĩ có thể duy trì cuộc sống tươi mới ở tuổi xế chiều.

01
Không giỏi ăn nói

Chiều tà, Tăng Phàn Chi mệt mỏi nằm ngồi phịch gục xuống sofa trong phòng làm việc và thở dài về việc tại sao bản thân lại không giỏi nói chuyện. Hai giờ trước đó, ông vừa kết thúc cuộc phỏng vấn với phóng viên.

Họa sĩ U60 dưỡng già có gì đặc biệt: Làm vườn, bầu bạn với mèo, mỗi ngày nói chuyện, đánh cờ với robot 30 phút - Ảnh 2.

Như ánh nắng cuối ngày, cảm giác năng lượng của ông đã chạm đáy. Đây là lần đầu tiên sau bảy, tám năm, ông hiếm hoi chấp nhận một buổi chụp hình và phỏng vấn. Việc biểu đạt bản thân trước ống kính hoàn toàn khác với việc vẽ tranh. Khi sáng tạo, Tăng Phàn Chi cảm thấy mình được lấp đầy bởi đam mê và dũng khí: “Tôi có thể ngồi vẽ tám tiếng đồng hồ mà không hề thấy mệt, nhưng nói chuyện lại là điều tôi không giỏi, cũng khiến tôi căng thẳng”.

Họa sĩ Tăng chấp nhận rằng mình không giỏi ăn nói. Không lâu trước đó, triển lãm mới “Tăng Phàn Chi: Quá Khứ và Hiện Tại” đã khai mạc tại Bảo tàng Nghệ thuật Phố Đông, Thượng Hải. Trong lễ khai mạc, tổng giám tuyển Fabrice Hergott cùng với giám đốc bảo tàng Lý Minh Khôn lần lượt lên sân khấu phát biểu. Khi đến lượt mình, ông nhớ lại: “Đó có lẽ là lần xấu hổ nhất trong lịch sử của tôi, phải không? Sau hai câu nói, tôi chưa kịp cảm ơn xong đầu óc đã trống rỗng, và tôi đã đi xuống ngay lập tức”.

Tăng Phàn Chi coi trọng thực hành hội họa và đã theo đuổi niềm tin này hàng thập kỷ. Trong thời gian dịch bệnh kéo dài, ông đóng cửa phòng làm việc để vẽ rất nhiều tác phẩm, sau “Mặt nạ” và “Phong cảnh trừu tượng”, ông giới thiệu “Chớp nhoáng” – seri tranh mới nhất tại Bảo tàng Nghệ thuật Phố Đông được ra mắt toàn cầu.

Dù thành công trong giới hội họa, người nghệ sĩ này vẫn tiếp tục tìm kiếm những đột phá mới. Khi phóng viên đến phòng làm việc của ông ở vùng ngoại ô Bắc Kinh, đúng vào mùa thu, sân thượng được xây dựng theo từng tầng từng lớp, rất có phong cách và không khí sống động, tựa như một ốc đảo ẩn mình. Họa sĩ Tăng thích đến phòng làm việc, ông mô tả tâm trạng đó rằng: “Mỗi buổi sáng thức dậy, chỉ nghĩ đến phòng làm việc đã cảm thấy rất vui, không hề muốn đi nơi khác”.

Ông làm việc chăm chỉ bất chấp ở cái tuổi về hưu, mỗi ngày đúng 10 giờ sẽ xuất hiện tại phòng làm việc, nếu vẽ tranh lớn, ông sẽ đến sớm hơn một giờ. Sau khi đến phòng làm việc, ông không bao giờ đặt ra thời gian cụ thể để bắt đầu vẽ tranh, mà dành nhiều thời gian để điều chỉnh tâm trạng: “Uống hai ly cà phê, đến lúc nào cần xem điện thoại thì xem, đến lúc cần chơi cờ thì chơi, cũng khá thong thả”, đôi khi chỉ là đứng nhìn màn hình trắng và ngẩn ngơ chờ đợi khoảnh khắc có thể cầm bút. 

Tăng Phàn Chi yêu thích các loại cờ và trong phòng làm việc của ông có một chiếc máy chơi cờ robot sử dụng điểu khiển bằng AI. Đôi khi ông cũng trò chuyện với con robot này giúp tâm trạng tốt hơn rất nhiều. Sau dịch, ông nuôi một con mèo Anh lông dài tên là Đại Vương. Sau đó, từ một con mèo số lượng đã tăng lên tới tám. Những con mèo nghịch ngợm bị giới hạn trong một không gian cố định, chỉ có Đại Vương mới có thể thoải mái đi lại khắp nơi. Mỗi sáng, khi Tăng Phàn Chi đến phòng làm việc, Đại Vương sẽ như một mũi tên lao tới bên cạnh ghế sofa, chờ ông cho ăn một que súp thưởng, đó là khoảnh khắc đặc biệt của họ.

Ông cũng nuôi khoảng mười con gà trong sân: “Nuôi hoài nuôi mãi thành nhiều”. Đôi khi vẽ mệt, ông đi dạo trong sân, quan sát những chú gà con vừa mới nở dần lớn lên: “Thói quen của động vật rất kỳ lạ, gà mẹ chăm sóc gà con đến một mức độ nhất định, rồi bỗng một ngày đuổi hết chúng đi, mổ đến đầu bể máu, như thể hoàn toàn không nhận ra nữa”, ông nói. 

Xây dựng một khu vườn, nuôi động vật, trồng cây, làm hồ cá, không có lý do cố ý nào cả, ông chỉ muốn tạo môi trường tự nhiên, quan sát sự thay đổi của xuân, hạ, thu, đông trong khu vườn, cảm nhận sự thoải mái thuần khiết nhất khi con người ở trong tự nhiên.

Mặt khác, bản chất của khu vườn là thẩm mỹ, ông cảm thấy những thứ này có liên quan đến tinh thần nghệ thuật truyền thống. Khu vườn cũng là thực hành nghệ thuật của họa sĩ Tăng, tất cả đều xuất phát từ ý tưởng của ông: “Sân vườn gồm ba phần, hồ cá, nơi có bóng cây và đất đai, phần giữa giống như mặt sân nhỏ bằng đá, tạo ra một mối quan hệ cân bằng. Cây từ phía nam đến phía bắc cũng có sự chú trọng đến độ cao thấp. Dưới bóng cây vẫn có ánh nắng chiếu vào, có lẽ sẽ mang lại cảm giác của một khu vườn cổ điển”.

Họa sĩ U60 dưỡng già có gì đặc biệt: Làm vườn, bầu bạn với mèo, mỗi ngày nói chuyện, đánh cờ với robot 30 phút - Ảnh 7.

Ông cảm thấy, người xưa sống trong sân vườn trong thời gian dài, về cơ bản đó không phải là môi trường làm việc mà là cảnh quan sống. Kể từ khi chuyển đến nơi này vào năm 2006, ông bắt đầu không ngừng sắp xếp mọi thứ ở đây, kể cả không gian bên ngoài, tự tay trồng thông, tử đằng, linh tiêu, mộc lan. Cây sung trong sân được trồng từ 15 năm trước nay đã um tùm lá, khi ánh nắng chiếu xuống, trông rất thơ. Ông tin rằng tâm trạng vui vẻ mới có thể sáng tạo tốt.

Sau dịch, ông lại thuê thêm một căn nhà ở phía đối diện sân vườn, biến nó thành một cơ sở thử nghiệm hình ảnh. Đi qua một hành lang dài, đến sân vườn, qua khu vườn xanh um tùm mới vào không gian sáng tạo sâu nhất. Hai tòa nhà đối diện nhau qua sân, nhưng vẫn có sự phân cách. Cơ sở thử nghiệm hình ảnh Space Z hiện không mở cửa cho công chúng, chỉ chấp nhận lịch hẹn thăm viếng và thảo luận từ một số chuyên gia. 

Space Z gồm bốn phần: Không gian tối, không gian sáng, hành lang và phòng đọc sách. Các tác phẩm quan trọng mới hoàn thành sẽ được thử nghiệm trong những môi trường khác nhau, những kết quả này cũng kích thích thêm niềm đam mê sáng tạo của họa sĩ 60 tuổi. “Gần như mỗi ngày tôi đều đến đây thực hiện các thí nghiệm khác nhau, không gian này cũng là một phần của quá trình sáng tạo” – Tăng Phàn Chi chia sẻ.

Tăng Phàn Chi kể về đam mê của mình thế này.

02
Không gian sáng tạo của người họa sĩ

Ở đây có hai không gian trưng bày tập trung: Một là “khoảng trắng”, sử dụng diện tích lớn màu sắc nhẹ nhàng và ánh sáng trung tính độ tinh khiết cao, để tối đa hóa việc phục hồi màu sắc gốc của tác phẩm; còn lại là “khoảng đen”, cả bức tường và sàn nhà đều được phủ bằng xi măng. Từ những năm 90 của thế kỷ trước, tôi gần như hàng năm đều tổ chức triển lãm, và nhiều triển lãm do chính tôi sắp đặt. 

Cảm giác tôi muốn đạt được giống như phông nền trong những bức tranh cổ điển của châu Âu, có xa có gần, có nhiều tầng lớp và cấu trúc phong phú bên trong. Kết quả cuối cùng của bức tường có màu xanh nhạt, điều này rất phù hợp với hiệu ứng trong thẩm mỹ học Trung Quốc. Đôi khi nơi đây cũng trưng bày tượng điêu khắc, nên cần thiết lập cột đèn. Cửa sổ trên cao cũng rất quan trọng, thông qua phản xạ và tán xạ, buổi tối cũng có thể mô phỏng ánh sáng ban ngày. Dù bên trong có thể trống rỗng, ánh sáng và âm thanh qua đó mỗi giây mỗi khác biệt. 

Điều đáng khen ngợi nhất có lẽ là hành lang, theo thông thường, hành lang là nơi tầm thường nhất, nhưng thiết kế ánh sáng mà chúng tôi thực hiện đã tăng thêm nhiều khả năng. Ánh nắng mặt trời từ phía tây thường xuyên qua lá cây, tạo nên một sắc xanh tươi và trong suốt, mối liên hệ giữa trong nhà và ngoài trời cũng được kết nối.

Tôi thích liên tục thay đổi, tùy theo mùa mà chuyển đổi đồ nội thất phù hợp. Ví dụ, những viên đá lát trên sàn nhà là tôi thu thập từ bên ngoài, khi ánh sáng mặt trời chiếu từ phía cạnh vào, có thể thấy rõ các cấu trúc và phản quang trên đá, khác biệt rõ ràng so với phản quang trên bề mặt xi măng. 

Nghệ thuật và cuộc sống liên kết với nhau, không gian này cũng như một môi trường sống. Thực tế, tất cả mọi thứ ở đây đều thuê, và thời hạn thuê ngày càng ngắn, thường là ba năm một kỳ. Nhưng khi tôi làm không gian (studio) năm 2006, tôi đã coi nó như một không gian vĩnh cửu. Rất nhiều người khuyên tôi, nếu thuê, tại sao tôi lại làm nó tốt đến vậy?

Dù bạn có phê bình tôi như thế nào, tôi vẫn sẽ bảo, tôi thích nhìn những thứ đẹp đẽ, đó là một sự đẹp có chiều sâu tuyệt vời, không phải thứ “đẹp” nông cạn.

Tôi cảm thấy trải nghiệm rất quan trọng. Tôi đã ở đây mười mấy năm, sớm đã bắt đầu việc tạo cảnh quan, và bây giờ lại xây dựng không gian mới này. Khi mệt mỏi với việc vẽ tranh, tôi chỉ cần đến một nơi khác để nghỉ ngơi một lát. Toàn bộ khuôn viên này thực sự có thể kích thích cảm hứng sáng tạo của tôi.

03
Tôi đam mê hội họa hơn trước

Lâu lắm rồi tôi mới làm triển lãm ở trong nước. Năm 2003, tại Bảo tàng Mỹ thuật Thượng Hải, tôi đã có một triển lãm và giờ đây đã tròn 20 năm. Điều thu hút tôi nhất ở Bảo tàng Mỹ thuật Phố Đông là không gian cao rộng với mái nhà kính, từ xa, tầm nhìn cực kỳ thoáng đãng.

Tầng một của phòng trưng bày là sự nhìn lại những ngày đầu, coi như là lời mở đầu của triển lãm. Khi từ từ bước lên tầng ba, một dấu mốc khác lại hiện ra. Từ không gian thiền, chúng ta tiếp tục bước vào phòng trưng bày lớn ở phía sau, từ tối sang sáng, cảm xúc cũng theo đó mà thăng trầm. 

Tôi nhớ trong một căn phòng tối tăm, tôi vẽ với niềm hào hứng, trong lòng biết rằng bức tranh này sẽ rất đặc biệt. Tuy nhiên, vào thời đó nó dễ dàng bị người khác lấy đi mà không để ý. Sau đó, vào năm 2012 tại nhà đấu giá Christie, tôi bất ngờ thấy lại nó, vô cùng ngạc nhiên, và nhiều người đã cạnh tranh với tôi để mua nó. Tôi đã phải cắn răng chi trả để sở hữu lại nó vì nó quá quan trọng với tôi, chỉ cần nhìn thấy bức tranh, tôi có thể quay trở lại trạng thái cảm xúc ban đầu, như tìm được mỏ vàng. 

Từ năm 1994, tôi bắt đầu vẽ series “Mặt nạ” và kéo dài đến năm 2004, tôi cảm thấy đã đến lúc phải kết thúc bằng một dấu chấm hết. Thực ra cũng không có câu chuyện gì đặc biệt, chỉ là một bức tranh rất bình thường, nhưng từ đó về sau, tôi không bao giờ vẽ thêm tác phẩm nào thuộc series này nữa.

Vẽ tranh trừu tượng giúp tôi không bị căng thẳng quá mức, bởi vì khi vẽ tranh cụ thể, tôi dễ bị mắc kẹt bên trong đó. Khi đã có kinh nghiệm vẽ tranh trừu tượng, quay trở lại với tranh cụ thể, bức vẽ sẽ có nhiều ý tưởng mới mẻ. Kích thước tác phẩm thực ra không thể định lượng bằng cách đong đếm, mà phải dựa vào bố cục và hồn của nó.

Sức mạnh sáng tạo quả thực quan trọng, nhưng tôi nghĩ đam mê cũng rất quan trọng, nếu bạn không hề muốn vẽ, cảm thấy rất khổ sở, cứ tiếp tục công việc này một cách thói quen, thì chắc chắn bạn sẽ dễ cảm thấy kiệt sức. Tôi quá yêu thích công việc này, nếu bạn bảo tôi làm việc khác, tôi thực sự không sẵn lòng.

Họa sĩ U60 dưỡng già có gì đặc biệt: Làm vườn, bầu bạn với mèo, mỗi ngày nói chuyện, đánh cờ với robot 30 phút - Ảnh 15.

Người ta hỏi tôi, bạn có bao giờ gặp bế tắc không? Tôi có vẻ như thực sự không gặp bế tắc, mỗi ngày đều tràn đầy hứng khởi, bởi vì tôi quen với việc sáng tạo ra nhiều loại hình tác phẩm cùng lúc. Nếu một con đường không thể tiếp tục, hãy thử một con đường khác, suy nghĩ sẽ nhanh chóng mở ra. 

Trong những năm gần đây, tôi đã dần làm sáng tỏ nhiều điều. Trước đây tôi có thể bế tắc hoặc đắm chìm trong một số vấn đề cụ thể, nhưng sau đó tôi hiểu ra rằng, mọi thứ đều là trải nghiệm, chỉ sau khi trải qua, bạn mới có đủ tư cách nói nó phù hợp hay không. Vì vậy không cần thiết phải so sánh bản thân với người khác. 

Tôi thông qua việc vẽ tranh, chỉ khi đi vào trạng thái sáng tạo sâu sắc, tôi mới hiểu ra điều này, đột nhiên cảm thấy mọi chuyện bên ngoài đều là chuyện nhỏ, không cần phải lo lắng nữa. Từ khi lên 15 tuổi, tôi biết mình sẽ làm gì trong cuộc đời này. Tôi nhớ là vào một ngày tan học, tôi và bạn học cấp hai đi qua rạp chiếu phim ở Vũ Hán, dưới một poster phim – quá khứ poster phim cần phải vẽ tay, không phải in ra như bây giờ – tôi nói với cậu ấy, tôi chắc chắn sau này sẽ vẽ tranh, năm đó tôi 15 tuổi.

Tôi không có lời khuyên nào cho giới trẻ, tôi nghĩ cách tốt nhất là tự mình bắt tay vào làm. Tôi từng nói với học trò, bạn vẽ một bức tranh rồi hỏi tôi, tôi thực sự không biết nói gì. Bạn vẽ 100 bức tranh, tôi chỉ nói một câu bạn có thể lập tức hiểu. Đối với lịch sử hội họa phương Tây, từ thời Phục hưng, đến chủ nghĩa ấn tượng, hậu ấn tượng, cho đến bây giờ, tôi đều thông qua cách thức “làm để học”, vẽ tranh giống như một nghề, bạn không thể ngừng nghỉ.

Bây giờ tôi có lẽ cảm thấy hứng thú hơn trước, thực sự cần một độ tuổi nhất định để cảm nhận được nhiều hơn. Bạn nhìn các nghệ sĩ truyền thống cổ đại của Trung Quốc, họ cả đời có thể chỉ vẽ được vài cuộn thủ công, cần có sức khỏe và kinh nghiệm để duy trì, mắt cần phải nhìn thấy được, tay không được run rẩy, mới có thể hoàn thành một tác phẩm quan trọng.

Tôi may mắn hơn, sức khỏe, thị lực đều theo kịp. Tôi chỉ muốn hàng ngày tiếp tục sáng tạo, làm những điều mình yêu thích, rất nhiều phiền muộn sẽ không còn nữa.

Nguồn: Kinh tế và Dự báo

Share This Article
Leave a comment