Khách Tây thử bánh đặc sản của vùng núi Việt Nam, bất ngờ vì ngon hơn tưởng tượng, trầm trồ bởi cách làm

ORIG. TEAM

Nhắc đến những yếu tố khiến du lịch Việt Nam tạo nên điểm nhấn, sức hút riêng với những vị khách quốc tế, bên cạnh cảnh quan, văn hóa, con người, không thể bỏ qua nền ẩm thực đa dạng và phong phú. Trong đó, có cả những món ăn bình dân, được làm từ nguyên liệu gần gũi, như chính các loại cây, hoa của các địa phương, nhưng lại mang hương vị thơm ngon, từ đó được các du khách yêu thích.

Món ăn sau đây là một ví dụ như thế, được chàng du khách Mỹ – Max McFarlin thử trải nghiệm trong chuyến du lịch tới địa phương thuộc vùng núi phía Bắc nước ta – Hà Giang. Món ăn mang tên bánh tam giác mạch.

Khách Tây thử bánh đặc sản của vùng núi Việt Nam, bất ngờ vì ngon hơn tưởng tượng, trầm trồ bởi cách làm- Ảnh 1.

Chàng du khách Mỹ – Max McFarlin có cơ hội được thưởng thức nhiều món ăn Việt (Ảnh Max McFarlin)

Với những ai yêu mến mảnh đất Hà Giang cũng như du lịch miền núi phía Bắc nói chung, cái tên tam giác mạch không còn xa lạ gì. Nó thực tế là tên một loại hoa nổi tiếng, thậm chí được coi là biểu tượng của vùng cao nguyên đá. Vậy bánh tam giác mạch sẽ có hương vị như thế nào, và làm thế nào để người ta có thể từ những bông hoa tam giác mạch, làm thành những chiếc bánh đặc sản?

Khách Tây thử bánh đặc sản của vùng núi Việt Nam, bất ngờ vì ngon hơn tưởng tượng, trầm trồ bởi cách làm- Ảnh 2.

Bánh tam giác mạch thực chất được làm từ phần hạt của loài hoa, loài cây này. Theo thông tin trên Báo Dân tộc, cứ mỗi mùa hoa tam giác mạch, vào khoảng tháng 10 – tháng 11, người dân bản địa sẽ bắt đầu thu hoạch, hạt của tam giác mạch sẽ được đem phơi khô. Một phần được đem đi ủ thành men rượu, một phần thì được xay bột, từ đó làm nên chiếc bánh tam giác mạch.

Hạt của tam giác mạch chỉ bé gần bằng nửa hạt đậu đen. Những người bản địa sẽ xay hạt sao cho thật nhỏ, thật mịn để thành bột làm bánh. Nhiều người bản địa nhận xét, công đoạn xay hạt tam tác mạch thành bột là một trong những công đoạn vất vả nhất.

Khách Tây thử bánh đặc sản của vùng núi Việt Nam, bất ngờ vì ngon hơn tưởng tượng, trầm trồ bởi cách làm- Ảnh 3.

Hoa tam giác mạch – loài hoa được ví như biểu tượng của vùng cao nguyên đá Hà Giang (Ảnh Lữ hành Hà Giang)

Khách Tây thử bánh đặc sản của vùng núi Việt Nam, bất ngờ vì ngon hơn tưởng tượng, trầm trồ bởi cách làm- Ảnh 4.

Hạt của tam giác mạch, được dùng để làm bánh (Ảnh Báo SK&ĐS)

Hạt trước khi đem xay sẽ được phơi nắng trong suốt 1 tuần, hạt càng khô thì sẽ càng dễ xay. Người ta cũng cần xay hoàn toàn bằng tay, xay sao cho thật khéo để bột được mịn, không bị lợn cợn. Tiếp đến, thành phẩm bột sau khi xay xong mới được mang đi nhào với nước, thành hỗn hợp dẻo, mềm. Cuối cùng là cho bột vào khuôn đúc, đem đi nướng trên bếp lửa

Một chiếc bánh tam giác mạch có kích thước khá lớn, to hơn một lòng bàn tay và nặng tới gần… nửa cân, tương đương với gần 500gr. Khi được bán tới tay thực khách, bánh vẫn còn nóng hổi hoặc hơi ấm, thưởng thức ngay là ngon nhất, như sưởi ấm cái lạnh của vùng rẻo cao Tây Bắc vào mùa đông.

Khách Tây thử bánh đặc sản của vùng núi Việt Nam, bất ngờ vì ngon hơn tưởng tượng, trầm trồ bởi cách làm- Ảnh 5.

Người bản địa đang làm thủ công những chiếc bánh tam giác mạch (Ảnh Báo Dân tộc và Phát triển)

Khách Tây thử bánh đặc sản của vùng núi Việt Nam, bất ngờ vì ngon hơn tưởng tượng, trầm trồ bởi cách làm- Ảnh 6.

Thành quả những chiếc bánh to, dày (Ảnh Hà Giang Quê Tôi)

Khách Tây thử bánh đặc sản của vùng núi Việt Nam, bất ngờ vì ngon hơn tưởng tượng, trầm trồ bởi cách làm- Ảnh 7.

Max vô tình bắt gặp những sạp hàng người bản địa bán bánh tam giác mạch trong một phiên chợ ở Đồng Văn, Hà Giang. Không chỉ được thưởng thức, chàng du khách nước ngoài còn thể hiện rõ sự thích thú khi được tận mắt chứng kiến những người phụ nữ người Mông, trong trang phục thổ cẩm truyền thống, đang ngồi quạt, nướng những chiếc bánh trên bếp lửa. “Các cô đang ngồi quạt trực tiếp, trông cực kỳ nóng hổi và hấp dẫn”, Max nói.

Sau khi tự mình trải nghiệm, Max còn bất ngờ hơn nữa bởi hương vị của bánh tam giác mạch. Chàng du khách nhận xét bánh ngon, có một chút vị ngọt, khi ăn cảm nhận được độ sạn nhẹ của hạt tam giác mạch. Anh chàng còn thích cách người bán hàng nướng bánh trực tiếp trên lửa, ăn lúc nóng hổi lại càng ngon.

Khách Tây thử bánh đặc sản của vùng núi Việt Nam, bất ngờ vì ngon hơn tưởng tượng, trầm trồ bởi cách làm- Ảnh 8.

Chàng Mỹ bất ngờ bởi hương vị món bánh ngon hơn tưởng tượng (Ảnh Youtube Max McFarlin)

Khách Tây thử bánh đặc sản của vùng núi Việt Nam, bất ngờ vì ngon hơn tưởng tượng, trầm trồ bởi cách làm- Ảnh 9.

Khách Tây thử bánh đặc sản của vùng núi Việt Nam, bất ngờ vì ngon hơn tưởng tượng, trầm trồ bởi cách làm- Ảnh 10.

Chàng du khách còn thích thú bởi được chứng kiến người bản địa trực tiếp nướng bánh ngay tại chợ phiên (Ảnh Youtube Max McFarlin)

Theo hướng dẫn từ một hướng dẫn viên đi cùng Max, thông thường người ta ăn bánh tam giác mạch trực tiếp mà không ăn kèm bất kỳ loại gia vị nào. Nhưng với Max, anh thích vị ngọt hơn nên nếu có mật ong ăn cùng thì sẽ là “hoàn hảo”. Anh chàng thích thú với món bánh đến nỗi trầm trồ: “Ngon quá nên cái đầu mình đang nhảy múa luôn rồi này!”.

Có thể thấy, dù chỉ là món bánh bình dân, giá chỉ 10.000 – 15.000/cái, làm từ nguyên liệu thân thuộc với vùng cao nguyên đá, song bánh tam giạc mạch đã phần nào giúp những vị khách nước ngoài thêm yêu thích du lịch Hà Giang nói riêng hay du lịch Việt Nam nói chung. Du khách có dịp ghé thăm Hà Giang đúng dịp cuối năm này, là vào mùa hoa tam giác mạch, đừng bỏ lỡ thưởng thức món bánh đặc sản này.

Khách Tây thử bánh đặc sản của vùng núi Việt Nam, bất ngờ vì ngon hơn tưởng tượng, trầm trồ bởi cách làm- Ảnh 11.

Bánh tam giác mạch như một thức đặc sản sưởi ấm du khách khi đến Hà Giang vào dịp cuối năm (Ảnh MiA)

Ngoài bánh tam giác mạch, vùng rẻo cao Tây Bắc còn nhiều món đặc sản khác, giúp sưởi ấm cái lạnh mùa đông như thắng dền, thắng cố, bánh cuốn nóng, cháo ấu tẩu…

Nguồn: Kinh tế và Dự báo

Share This Article
Leave a comment