Lâm Ngọc Nhẫn – Giảng viên, Khoa Tài chính – Kế toán, Trường Đai học Lạc Hồng
Email: ngocnhan@lhu.edu.vn
Võ Thị Thúy An – Sinh viên, Khoa Tài chính – Kế toán, Trường Đại học Lạc Hồng
Email: thuyan23052003@gmail.com
Phan Thị Thùy Linh – Sinh viên, Khoa Tài chính – Kế toán, Trường Đại học Lạc Hồng
Email: phanlinh041003@gmail.com
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ kế toán (DVKT) của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trên địa tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp định tính và định lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Quyết định sử dụng DVKT của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chịu tác động của 8 nhân tố được sắp xếp theo thứ tự giảm dần như sau: Chi phí dụng DVKT; Chất lượng DVKT; Sự kết nối; Uy tín; Sự giới thiệu; Trình độ chuyên môn; Lợi ích cảm nhận; Cơ sở vật chất. Từ đó, nhóm tác giả đề xuất các kiến nghị góp phần phát triển ngành DVKT và giúp cho các DNNVV có quyết định sử dụng DVKT đúng đắn và hiệu quả.
Từ khóa: dịch vụ kế toán, doanh nghiệp nhỏ và vừa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Summary
The research objective of the study is to identify and measure the factors affecting the decision to use accounting services of small and medium-sized enterprises (SMEs) in Ba Ria – Vung Tau Province. The study uses a combination of qualitative and quantitative methods. The research results show that the decision to use accounting services of SMEs in Ba Ria – Vung Tau Province is affected by eight factors arranged in descending order as follows: Cost of using accounting services; Quality of accounting services; Connection; Reputation; Introduction; Professional qualifications; Perceived benefits; Facilities. From there, the authors propose recommendations to contribute to the development of the accounting service industry and help SMEs make the correct and efficient decision to use accounting services.
Keywords: accounting services, small and medium – sized enterprises, Ba Ria – Vung Tau Province
GIỚI THIỆU
Kế toán là bộ phận xương sống của doanh nghiệp. Một hệ thống kế toán chuyên nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, tránh được các rủi ro tài chính và thuế trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, để xây dựng một bộ phận kế toán trong doanh nghiệp sẽ đòi hỏi nhiều nguồn lực: tiền lương cho nhân viên, chi phí đào tạo, chi phí điện, văn phòng phẩm, chi phí đầu tư thiết bị công nghệ, phần mềm kế toán… Trong khi đó, những DNNVV có nguồn vốn hạn hẹp, không am hiểu nhiều về kế toán và pháp luật, nên việc xây dựng một hệ thống kế toán gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, giải pháp lựa chọn sử dụng DVKT đã và đang được nhiều DNNVV áp dụng, vừa tiết kiệm được chi phí, vừa giúp cho doanh nghiệp có hệ thống sổ sách, báo cáo chi tiết, chính xác và tuân thủ quy định của pháp luật.
Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh xuất khẩu dầu khí và có ngành du lịch phát triển nhất của khu vực Đông Nam Bộ. Là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp lớn, như: Đông Xuyên, Phú Mỹ và Lọc hóa dầu Long Sơn, cùng với khu resort, nhà hàng, khách sạn. Trong đó, số lượng DNNVV trên địa bàn Tỉnh chiếm tỷ lệ 97% tổng số doanh nghiệp. Đây vừa là cơ hội mở rộng kinh doanh của các công ty cung cấp dụng DVKT, vừa là áp lực cạnh tranh và thách thức lớn trong việc duy trì chất lượng dịch vụ để cung cấp cho khách hàng lợi ích dịch vụ tốt. Mặc dù trước đây, có nhiều công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng DVKT của các DNNVV, nhưng ở mỗi thời điểm, địa điểm và góc độ nghiên cứu khác nhau, thì các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của nó đến quyết định sử dụng DVKT cũng sẽ thay đổi. Đặc biệt, sau đại dịch Covid-19, những biến động của thế giới đã tác động mạnh đến nền kinh tế Việt Nam, nhiều DNNVV gặp khó khăn trong kinh doanh, nên quan điểm quyết định sử dụng DVKT sẽ có sự thay đổi so với các nghiên cứu trước.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý thuyết
Dịch vụ là các hoạt động kinh tế mà đầu ra không phải là sản phẩm vật chất hoặc công trình xây dựng. Tất cả được tiêu thụ và sử dụng tại thời điểm nó được sản xuất, về cơ bản là sự quan tâm vô hình của người tiêu dùng. Đặc điểm của dịch vụ là vô hình, đa dạng, đồng thời và không lưu trữ được.
Parasuraman và cộng sự (1988) định nghĩa: “Chất lượng dịch vụ là mức chênh lệch giữa sự mong đợi của khách hàng về dịch vụ và nhận thức của khách hàng về kết quả của dịch vụ”.
Theo khoản 13 Điều 3 Luật Kế toán năm 2015, kinh doanh DVKT là việc cung cấp dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng, lập báo cáo tài chính, tư vấn kế toán và các công việc khác thuộc nội dung công tác kế toán theo quy định của Luật này cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.
Các mô hình về lựa chọn dịch vụ
Thuyết hành động hợp lý của Fishbein và Ajzen (1975) cho rằng, ý định hành vi được dẫn đến bởi thái độ cá nhân và ảnh hưởng của chuẩn chủ quan đối với hành vi đó. Xu hướng mua sẽ bị tác động bởi niềm tin đối với những thuộc tính sản phẩm và sức ép xã hội. Còn theo Thuyết hành vi dự định của Ajzen (1991), ý định thực hiện hành vi bị ảnh hưởng bởi 3 nhân tố chính: Thái độ đối với hành vi; Chuẩn chủ quan và Nhận thức về khả năng kiểm soát hành vi. Nhận thức kiểm soát hành vi thể hiện cá nhân có đủ thông tin cần thiết và sản phẩm và quyết đoán trong quyết định mua.
Khách hàng thường cân nhắc nhiều nhân tố khi quyết định sử dụng dịch vụ như: nhận thức về rủi ro; đánh giá của các khách hàng trước đó; chất lượng dịch vụ; thông tin từ quảng cáo; môi trường cung cấp dịch vụ và thái độ của nhân viên bán hàng (Vuong và Nguyen, 2024). Ngoài ra, trình độ văn hóa, tình trạng kinh tế và các nhân tố cá nhân (độ tuổi, giới tính, tính cách, sở thích…) cũng ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng.
Tổng quan nghiên cứu
Nghiên cứu của Scott và Walt (1995) chỉ ra rằng, có 5 nhân tố tác động đến quyết định sử dụng DVKT quốc tế là: Dịch vụ cá nhân; Hình ảnh công ty; Giới thiệu; Sự đa dạng sản phẩm và Lợi thế cạnh tranh. Trong đó, nhân tố Hình ảnh công ty có tác động mạnh mẽ nhất đến quyết định lựa chọn DVKT.
Nghiên cứu của Magiswary Dorasamy và cộng sự (2010), với mục tiêu nghiên cứu là xác định các nhân tố góp phần vào việc sử dụng ngoài chức năng kế toán của các DNNVV tại Malaysia. Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả chỉ ra rằng, có nhiều nhân tố tác động đến việc sử dụng DVKT, như: Chi phí; Tài nguyên; Năng lực; Quản lý doanh nghiệp; Mối đe dọa từ việc sử dụng ngoài; Loại hình doanh nghiệp và Ngành của doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Meliyio và cộng sự (2013) tìm hiểu các nhân tố quyết định việc sử dụng ngoài DVKT tại các DNNVV tại quận Kiambu, Kenya. Kết quả có 4 nhân tố có tác động đến quyết định sử dụng DVKT: kiến thức nhà quản lý, sự tin tưởng, năng lực kế toán và chiến lược kinh doanh. Trong đó, nhóm tác giả đã chỉ ra rằng kiến thức của người quản lý có ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng ngoài DVKT.
Nghiên cứu của Trần Thị Thu Trang (2019) về “Các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn DVKT của các DNNVV tại khu vực Đông Nam Bộ”. Sau khi thực hiện các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, kết quả nghiên cứu cho ra 5 nhân tố có ảnh hưởng đến lựa chọn DVKT gồm: Lợi ích chuyên môn; Lợi ích tâm lý; Giá phí dịch vụ; Khả năng đáp ứng; Sự giới thiệu. Trong đó, nhân tố Khả năng đáp ứng có tác động mạnh nhất.
Nghiên cứu của Ngô Thanh Hạnh (2022) đã chỉ ra 6 nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng DVKT tại các DNNVV tại TP. Hồ Chí Minh theo thứ tự từ cao xuống thấp như sau: Giá phí; Sự giới thiệu; Hình ảnh của nhà cung cấp; Khả năng đáp ứng; Đội ngũ nhân viên và Trình độ chuyên môn.
Mô hình nghiên cứu
Dựa trên các nghiên cứu có liên quan, nhóm tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như Hình.
Hình: Mô hình nghiên cứu đề xuất
Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất |
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu định tính thông qua việc tham khảo các cơ sở lý thuyết và những nghiên cứu của tác giả trong và ngoài nước. Đây là bước ban đầu giúp nhóm tác giả định hình được các nhân tố có tác động đến quyết định sử dụng DVKT, để xây dựng mô hình nghiên cứu. Nhóm tác giả tiến hành xây dựng 46 thang đo bao gồm: 43 thang đo cho 8 biến độc lập và 3 thang đo cho 1 biến phụ thuộc. Nghiên cứu sử dụng thang đo likert với 5 mức độ đồng ý của người thực hiện khảo sát về những phát biểu liên quan đến quyết định sử dụng DVKT tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Bài viết sử dụng cách viết số thập phân theo chuẩn quốc tế).
Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua việc thực hiện khảo sát với các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tổng cộng 350 phiếu câu hỏi được phát ra và kết quả thu về được 320 phiếu (tỷ lệ 91.4%). Sau khi sàng lọc, loại bỏ những phiếu không đạt yêu cầu, số lượng phiếu hợp lệ là 300 mẫu được đưa vào phân tích. Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0 bằng các kỹ thuật: đánh giá độ tin cậy của các thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và kiểm định mô hình hồi quy.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kiểm định thang đo
Dựa trên kết quả phân tích, tất cả các nhân tố được đưa vào mô hình nghiên cứu đều đạt được hệ số Cronbach’s Alpha > 0.7, điều này cho thấy các nhân tố có mức độ tin cậy cao. Bên cạnh đó, các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng > 0.3 và các giá trị Cronbach’s Alpha của từng biến, nếu loại bỏ chúng ra mô hình đều nhỏ hơn giá trị Cronbach’s Alpha tổng. Vì vậy, các nhân tố này đảm bảo độ tin cậy để tiến hành các bước phân tích tiếp theo.
Phân tích EFA
Sau khi kiểm định giá trị Cronbach’s Alpha, các thang đo đạt yêu cầu sẽ được giữ lại và tiếp tục đưa vào quá trình kiểm định EFA. Kết quả của kiểm định EFA được trình bày như Bảng 1.
Bảng 1: KMO and Bartlett’s Test
KMO |
0.875 |
|
Kiểm định Bartlett |
Chi bình phương xấp xỉ |
6872.619 |
df |
903 |
|
Sig. |
0.000 |
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả
Bảng 2: Kết quả xoay ma trận
|
Nhân tố |
|||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
|
TĐCM6 |
0.828 |
|||||||
TĐCM1 |
0.808 |
|||||||
TĐCM2 |
0.788 |
|||||||
TĐCM7 |
0.778 |
|||||||
TĐCM4 |
0.764 |
|||||||
TĐCM3 |
0.756 |
|||||||
TĐCM5 |
0.754 |
|||||||
UT3 |
0.816 |
|||||||
UT6 |
0.766 |
|||||||
UT4 |
0.754 |
|||||||
UT1 |
0.748 |
|||||||
UT5 |
0.732 |
|||||||
UT2 |
0.699 |
|||||||
CL6 |
0.814 |
|||||||
CL1 |
0.786 |
|||||||
CL3 |
0.750 |
|||||||
CL4 |
0.736 |
|||||||
CL5 |
0.728 |
|||||||
CL2 |
0.698 |
|||||||
CP3 |
0.830 |
|||||||
CP1 |
0.829 |
|||||||
CP4 |
0.827 |
|||||||
CP5 |
0.799 |
|||||||
CP2 |
0.785 |
|||||||
KN2 |
0.830 |
|||||||
KN4 |
0.814 |
|||||||
KN1 |
0.803 |
|||||||
KN5 |
0 .794 |
|||||||
KN3 |
0.781 |
|||||||
GT1 |
0.803 |
|||||||
GT4 |
0.795 |
|||||||
GT5 |
0.745 |
|||||||
GT3 |
0.740 |
|||||||
GT2 |
0.736 |
|||||||
LI3 |
0.758 |
|||||||
LI4 |
0.746 |
|||||||
LI2 |
0.735 |
|||||||
LI1 |
0.726 |
|||||||
LI5 |
0.699 |
|||||||
CSVC1 |
0.838 |
|||||||
CSVC4 |
0.815 |
|||||||
CSVC2 |
0.792 |
|||||||
CSVC3 |
0.754 |
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả
Kết quả phân tích EFA (Bảng 2) cho thấy, 43 biến quan sát được rút trích thành 08 nhóm nhân tố và đều có hệ số tải nhân tố > 0.5. Hệ số KMO = 0.875, thỏa mãn 0.5 ≤ KMO ≤ 1, là điều kiện đủ để phân tích EFA phù hợp. Cùng với kiểm định Bartlett có hệ số Sig. là 0.000 50%), cho thấy phương sai đạt chuẩn và mô hình EFA là phù hợp; 65.729% sự biến thiên của các biến quan sát được giải thích với 8 nhân tố rút ra.
Phân tích hồi quy và kiểm định
Bảng 3: Kết quả hồi quy
Mô hình |
Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa |
Hệ số hồi quy chuẩn hóa |
t |
Sig. |
Kiểm tra đa cộng tuyến |
|||
B |
Sai số chuẩn |
Beta |
Độ chấp nhận |
VIF |
||||
1 |
(Hằng số) |
-.205 |
0.151 |
|
-1.358 |
0.176 |
|
|
CP |
0.184 |
0.023 |
0.283 |
7.951 |
0.000 |
0.782 |
1.279 |
|
CL |
0.187 |
0.026 |
0.254 |
7.292 |
0.000 |
0.817 |
1.223 |
|
GT |
0.131 |
0.024 |
0.185 |
5.388 |
0.000 |
0.835 |
1.198 |
|
TĐCM |
0.129 |
0.025 |
0.174 |
5.135 |
0.000 |
0.860 |
1.163 |
|
LI |
0.092 |
0.027 |
0.119 |
3.432 |
0.001 |
0.819 |
1.222 |
|
UT |
0.139 |
0.027 |
0.186 |
5.061 |
0.000 |
0.732 |
1.366 |
|
KN |
0.139 |
0.025 |
0.196 |
5.632 |
0.000 |
0.817 |
1.224 |
|
CSVC |
0.073 |
0.024 |
0.106 |
2.997 |
0.003 |
0.792 |
1.262 |
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả
Kết quả phân tích hồi quy (Bảng 3) cho thấy, giá trị VIF của 8 biến độc lập đều
Bảng 4: Tóm tắt mô hình
Model |
R |
R2 |
R2 điều chỉnh |
Sai số chuẩn |
Durbin-Watson |
1 |
0.844a |
0.713 |
0.705 |
0.27156 |
2.003 |
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả
Kết quả (Bảng 4) cho thấy, hệ số xác định R2 hiệu chỉnh = 0.713, chứng tỏ 8 biến độc lập giải thích được 71.3% sự biến thiên của biến phụ thuộc, còn lại 28.7% là được giải thích bởi các nhân tố khác chưa được đưa vào mô hình nghiên cứu. Đại lượng thống kê Durbin-Watson = 2.003 nằm trong khoảng [1-3], chứng tỏ không có hiện tượng tự tương quan trong mô hình xây dựng được.
KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 8 nhân tố tác động đến Quyết định sử dụng DVKT của các DNNVV tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu theo thứ tự giảm dần như sau: Chi phí DVKT (CP); Chất lượng DVKT (CL); Sự kết nối (KN); Uy tín (UT); Sự giới thiệu (GT); Trình độ chuyên môn (TĐCM); Lợi ích cảm nhận (LI); Cơ sở vật chất (CSVC). Dựa vào kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đưa ra một số kết luận như sau:
Đối với cơ quan nhà nước: Xây dựng khung pháp lý rõ ràng và minh bạch, xử phạt nghiêm khắc đối với những công ty DVKT vi phạm quy định. Thường xuyên kiểm tra, giám sát các công ty DVKT, đặc biệt đối với những đơn vị có dấu hiệu gian lận, cạnh tranh không lành mạnh.
Đối với các DNNVV: Ưu tiên chọn đơn vị DVKT có bề dày kinh nghiệm, không nên thử nghiệm với các đơn vị mới chưa được khẳng định chất lượng. Doanh nghiệp cần tìm hiểu xem các sản phẩm của đơn vị cung cấp DVKT có đáp ứng được nhu cầu hay không. Không nên đặt giá phí làm tiêu chí hàng đầu, mà cần cân nhắc lựa chọn những đơn vị cung cấp DVKT có giá phí rõ ràng, hợp lý, ổn định và có sự cạnh tranh. Doanh nghiệp có thể tham khảo ý kiến của những đối tác, khách hàng đã và đang sử dụng DVKT của đơn vị đó, để có những đánh giá thực tế về uy tín, chất lượng dịch vụ, nhân viên…
Đối với công ty cung cấp DVKT
– Đẩy mạnh minh bạch về chi phí dịch vụ: Cung cấp các gói dịch vụ đa dạng có bảng giá rõ ràng, minh bạch cho các dịch vụ của mình, bao gồm các khoản phí phát sinh; Phát triển gói dịch vụ đa dạng: Cung cấp các gói dịch vụ linh hoạt, đáp ứng nhu cầu đa dạng của DNNVV, từ gói cơ bản đến gói nâng cao. Điều này giúp doanh nghiệp có thể lựa chọn dịch vụ phù hợp với ngân sách và nhu cầu cụ thể của mình. Đồng thời, có những chương trình khuyến mãi cho khách hàng mới và khách hàng thân thiết, như: các gói quà ưu đãi khi tham gia trọn gói dịch vụ hoặc thanh toán trước phí một năm.
– Thiết lập hệ thống thu thập ý kiến phản hồi từ khách hàng một cách thường xuyên để cải thiện chất lượng dịch vụ. Xây dựng và hoàn thiện các quy chế ràng buộc, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động kế toán và chất lượng dịch vụ. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý dữ liệu khách hàng và dịch vụ một cách hiệu quả, tối ưu.
– Thường xuyên đánh giá định kỳ về hiệu suất công việc và cung cấp phản hồi để nhân viên nhận biết điểm mạnh và điểm cần cải thiện.
– Thiết lập các kênh giao tiếp hiệu quả và dễ tiếp cận với khách hàng, đảm bảo phản hồi nhanh chóng.
– Tổ chức các chương trình tập huấn về các quy định mới, kiến thức chuyên môn và kỹ năng mới. Tạo ra môi trường làm việc linh hoạt, khuyến khích nhân viên chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm. Tạo điều kiện và hỗ trợ nhân viên trong việc học và thi các chứng chỉ kế toán uy tín, như: CPA, ACCA hoặc CMA. Có những chính sách đãi ngộ cho nhân viên đạt hiệu quả cao trong công việc.
– Xây dựng một website chuyên nghiệp và dễ dàng điều hướng. Đăng tải các đánh giá tích cực từ khách hàng cũ để tạo dựng lòng tin cho khách hàng tiềm năng.
– Đầu tư các thiết bị công nghệ, phần mềm kế toán và hệ thống tốc độ mạng nhanh, để nâng cao hiệu suất làm việc. Tăng cường các biện pháp an ninh mạng. Đồng thời, đảm bảo tất cả thiết bị và cơ sở vật chất được bảo trì thường xuyên.
Tài liệu tham khảo
1. Ajzen, I. (1991), The Theory of Planned Behavior, Organizational Behavior and Human Decision Processes, 50, 179-211.
2. Đinh Công Hiển và cộng sự, (2023), Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn DVKT của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP. Cần Thơ, Tạp chí Kế toán & Kiểm toán, số tháng 8/2023.
3. Fishbein, M., and Ajzen, I. (1975), Belief, Attitude, Intention and Behaviour: An Introduction to Theory and Research, Reading, MA: Addison-Wesley.
4. Kotler, P., Keller, K.L., Brady, M., Goodman, M., and Hansen, T. (2012), Marketing Management, Second European edition, Pearson, Harlow, England.
5. Magiswary Dorasamy, (2010), Critical factors in outsourcing of accounting functions in malaysian small medium-sized enterprises (SMEs), Kajian Malaysia, 28(2).
6. Meliyio, S.E., and Moronge, M. (2013), Determinants of Outsourcing Accounting Services on Growth of Small Businesses in Kiambu County, International Journal of Social Sciences and Entrepreneurship, 1(7), 1-18.
7. Ngô Thanh Hạnh, (2022), Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng DVKT, thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP. Hồ Chí Minh, Tạp chí Công Thương, số 12.
8. Parasuraman, A., Zeithaml, V.A. and Berry, L. L. (1988), SERVQUAL: A Multiple-Item Scale for Measuring Consumer Perceptions of Service Quality, Journal of Retailing, 64, 12-40.
9. Quốc hội (2015), Luật Kế toán, số 88/2015/QH13, ngày 20/11/2015.
10. Scott, D. R., and Van der Walt, N. T, (1995), Choice criteria in the selection of international accounting firms, European Journal of Marketing, 29(1), 27-39
11. Trần Thị Thu Trang, (2019), Các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn DVKT của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại khu vực Đông Nam Bộ, Tạp chí Công Thương, số 9.
12. Vuong, Q. H., Nguyen, M. H. (2024). Further on informational quanta, interactions, and entropy under the granular view of value formation. https://books.google.com/books/about?id=vy4ZEQAAQBAJ
Ngày nhận bài: 20/9/2024; Ngày phản biện: 04/10/2024; Ngày duyệt đăng: 14/10/2024 |