Từ khóa: logistics đô thị, chuỗi cung ứng, nông sản, phân phối, môi trường

Summary

The experimental study employs the Decision-Making Trial and Evaluation Laboratory (DEMATEL) method to explore the complex network of factors underlying the development of urban logistics services for fresh fruits and vegetables in Ho Chi Minh City. The research results reveal that seven factors positively impact the development of urban logistics for fruit and vegetable products, in decreasing order of influence: (1) Infrastructure; (2) Distribution channels; (3) Economy; (4) Environment; (5) Customers; (6) Government; (7) Technology. Based on the analysis results, some management implications are proposed according to the impact of each factor.

Keywords: urban logistics, supply chain, agricultural products, distribution, environment

GIỚI THIỆU

Phát triển logistics đô thị hướng tới chuỗi cung ứng nông sản bền vững không chỉ là một xu hướng, mà còn là một chiến lược quan trọng trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm và giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế đô thị ngày càng phát triển, việc xây dựng và quản lý hệ thống logistics đô thị đang trở thành một thách thức quan trọng, nhất là khi áp dụng vào chuỗi cung ứng trái cây và rau tươi. Tuy nhiên, để có được một hệ thống logistics nông sản tươi linh hoạt và hiệu quả, từ việc thu gom sản phẩm đến quá trình phân phối và bán lẻ đòi hỏi phải tích hợp rất nhiều công đoạn, nhất là đối với các đô thị lớn như TP. Hồ Chí Minh. Vì vậy, việc nghiên cứu khám phá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trong tập hợp tích hợp hệ thống logistics đô thị nông sản có giá trị thực tiễn và tính ứng dụng cao trong phát triển kinh tế – xã hội.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý thuyết

Tác động của logistics đô thị đến nền kinh tế, sinh thái và xã hội ngày càng trở nên quan trọng; do đó, logistics đô thị đã được chú ý nhiều hơn trong những năm gần đây. Do logistics đô thị là một cấu trúc phức tạp chịu ảnh hưởng của nhiều biến số khác nhau và các yếu tố này ảnh hưởng lẫn nhau nên khó có thể giải quyết đồng thời tất cả các yếu tố góp phần nhằm tối ưu hóa hiệu quả hoạt động logistics của thành phố. Để dần dần cải thiện dịch vụ logistics đô thị, cần xác định các biến số ảnh hưởng chính của nó. Nghiên cứu của Hongmei He và Haifang Cheng (2012) với phương pháp phân tích DEMATEL (thí nghiệm đánh giá và thử nghiệm quyết định) đã xác định 6 nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống logistic đô thị. Trong khi, Allen, J., và cộng sự (2021) thực nghiệm nghiên cứu đánh giá rủi ro logistics dựa trên hợp tác và không dựa trên hợp tác bằng phương pháp SWARA lại cho thấy, các tác động tương quan có ảnh hưởng đa hướng đến hệ thống logistic đô thị với những cảnh báo về sự phá vỡ của trật tự khi bất cứ mắt xích nào bị đứt gãy.

Mô hình nghiên cứu

Nghiên cứu tiếp cận từ quan điểm của các nhà quản lý logistics vận hành và quan điểm hệ thống chuỗi cung ứng để xây dựng hệ thống logistics đô thị nông sản với một bảng thông tin có trách nhiệm để đánh giá sự phát triển bền vững của mạng lưới phân phối đô thị và kiểm nghiệm lại bằng phương pháp phân tích DEMATEL. Kế thừa các nghiên cứu đi trước, mô hình các nhân tố ảnh hưởng của chuỗi cung ứng nông sản đến Phát triển của logistics đô thị sản phẩm trái cây và rau tươi như Hình 1.

Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Phát triển logistics đô thị hướng tới chuỗi cung ứng trái cây và rau tươi bền vững: trường hợp TP. Hồ Chí Minh
Nguồn: Đề xuất của tác giả

Các giả thuyết nghiên cứu được đưa ra như sau:

H1: Cơ sở hạ tầng có tác động tích cực (+) đến Phát triển của logistics đô thị sản phẩm trái cây và rau tươi.

H2: Công nghệ có tác động tích cực (+) đến Phát triển của logistics đô thị sản phẩm trái cây và rau tươi.

H3: Môi trường có tác động tích cực (+) đến Phát triển của logistics đô thị sản phẩm trái cây và rau tươi.

H4: Chính phủ có tác động tích cực (+) đến Phát triển của logistics đô thị sản phẩm trái cây và rau tươi.

H5: Kinh tế có tác động tích cực (+) đến Phát triển của logistics đô thị sản phẩm trái cây và rau tươi.

H6: Khách hàng có tác động tích cực (+) đến Phát triển của logistics đô thị sản phẩm trái cây và rau tươi.

H7: Kênh phân phối tác động tích cực (+) đến Phát triển của logistics đô thị sản phẩm trái cây và rau tươi.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng kết hợp phân tích định tính với định lượng thông qua phương pháp DEMATEL. Các phân tích định lượng được thực hiện thông qua thu thập dữ liệu sơ cấp từ khảo sát 176 là các doanh nghiệp logistics và nhà phân phối sản phẩm trái cây và rau tươi trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Bảng khảo sát được thiết kế theo thang đo Likert với 5 mức độ và thực hiện chọn mẫu thuận tiện. Khảo sát được thực hiện từ ngày 10/10/2023 đến ngày 15/11/2023. Dữ liệu được xử lý thông qua chương trình phân tích thống kê SPSS 20.0.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kiểm định thang đo

Kết quả kiểm định thang đo đạt được độ tin cậy, hệ số Cronbach’s Alpha dao động từ 0,621-0,863 (> 0,6) (Bảng 1). Tất cả các biến quan sát có chỉ số tương quan biến tổng > 0,3 đạt yêu cầu đủ điều kiện được sử dụng trong phân tích EFA.

Bảng 1: Kết quả kiểm định thang đo

Biến quan sát

Hệ số Cronbach’s alpha

Cơ sở hạ tầng

0,863

Kinh tế

0,815

Công nghệ

0,783

Môi trường

0,812

Khách hàng

0,830

Chính phủ

0,621

Kênh phân phối

0,730

Phát triển của logistics đô thị sản phẩm trái cây và rau tươi

0,779

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả

Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Kiểm định cho thấy, hệ số KMO = 0,766 (> 0,5), như vậy kết quả phân tích EFA là đảm bảo độ tin cậy. Kiểm định Bartlett có hệ số Sig. = 0,000 (

Kết quả phân tích EFA cho kết quả trích được 7 nhân tố với tổng phương sai trích là 68,186% (> 50%) cho biết, 7 nhân tố của biến độc lập giải thích được 68,186% sự biến thiên của tập dữ. Ma trận xoay cho thấy, 27 biến quan sát được nhóm thành 7 nhân tố với hệ số tải nhân tố > 0,5 và không có biến không mong muốn xuất hiện.

Kiểm định sự phù hợp của mô hình

Hệ số R2 điều chỉnh = 0,688, nghĩa là 7 biến độc lập giải thích được 68,8% sự biến thiên của biến phụ thuộc, hay nói cách khác, các biến độc lập giải thích được 68,8% phương sai của biến phụ thuộc. Giá trị Sig. của kiểm định F

Kết quả phân tích hồi quy cho kết quả, 7 biến độc lập có Sig. của t-test = 0,000

Theo đó, phương phương trình hồi quy chuẩn hóa được xác định như sau:

Y = 0,376X1 + 0,268X2 + 0,240X3 + 0,225X4 + 0,159X5 + 0,190X6 + 0,145X7 + e

Từ các hệ số hồi quy chuẩn hóa có thể thấy, nhân tố Cơ sở hạ tầng có hệ số lớn nhất, do đó có ảnh hưởng lớn nhất đến sự Phát triển logistics đô thị sản phẩm trái cây và rau tươi và xét theo thứ tự các hệ số hồi quy chuẩn hóa, thì nhân tố Công nghệ có ảnh hưởng ít nhất.

Kết quả phân tích bằng phương pháp DEMATEL

Là một hệ thống phức tạp, logistics đô thị chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, nên phương pháp DEMATEL được sử dụng để xác định sự tương tác giữa các thành phần, nhằm phát hiện các khía cạnh có ảnh hưởng nhất của hệ thống. Theo đó, triển khai bình thường hóa các quan hệ ban đầu tác động trực tiếp đến ma trận để tạo nên các quan hệ tổng thể trong ma trận. Do có nhiều kích thước của các phần tử trong hình ảnh ban đầu quan hệ trực tiếp ma trận, nên việc so sánh mối quan hệ giữa 2 cặp riêng biệt có thể khó khăn. Vì vậy, ma trận các mối quan hệ trực tiếp phải được chuẩn hóa theo phương trình sau:

Phát triển logistics đô thị hướng tới chuỗi cung ứng trái cây và rau tươi bền vững: trường hợp TP. Hồ Chí Minh

Phương trình 1 mang lại ma trận quan hệ trực tiếp ban đầu M đã được chuẩn hóa (Bảng 3). Sau đó, dựa trên phương trình 2 để xác định ma trận quan hệ tổng.

Bảng 2: Ma trận các nhân tố ảnh hưởng ban đầu

Phát triển logistics đô thị hướng tới chuỗi cung ứng trái cây và rau tươi bền vững: trường hợp TP. Hồ Chí Minh
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả

Xác định tổng các hàng (Ri) và các cột (Ci) của ma trận T với việc sử dụng tập dữ liệu (Ri + Ci, Ri – Ci), nghiên cứu xây dựng sơ đồ quan hệ nhân quả và khám phá mối liên kết cấu trúc giữa các thành phần (Bảng 3). Theo đó, các thành phần chính của hệ thống logistics đô thị có thể được xác định dựa trên tầm quan trọng của từng thành phần đối với toàn bộ hệ thống và tác động của nó đối với các thành phần khác.

Bảng 4: Ma trận mối quan hệ nhân quả

Nhân tố

ảnh hưởng

R+C

RC

Nhân tố

ảnh hưởng

R+C

RC

I1

3,9837

-0,7763

EN2

3,5953

0,0266

I2

5,9837

0,9863

EN3

4,3138

-0,7667

I3

4,1126

-0,4349

D1

3,3326

-0,9763

I4

5,431

0,5349

D2

3,8623

-0,0162

I5

3,8625

-0,5267

D3

4,5687

-0,6142

EC1

4,7266

0,8767

G1

3,5163

0,2266

EC2

2,534

-0,6663

G2

2,6753

-0,6514

EC3

3,5853

-0,1654

G3

2,9753

-0,0654

EC4

4,0216

0,9266

G4

4,9826

-0,1654

EC5

4,2126

-0,9366

D1

4,9823

-0,2346

T1

5,0234

0,6367

D2

3,8726

-0,0615

T2

3,4568

0,4315

D3

4,568

-0,6715

T3

3,6512

-0,1754

D4

4,3125

0,2243

EN1

2,544

-0,5649

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả

Hình 2 cho thấy, có 8 nhân tố góp phần vào hệ thống logistics đô thị, đó là: Kho lạnh bảo quản rau quả (I4); Mạng lưới vận tải (I1); Công nghệ và kỹ thuật tiên tiến trong chế biến rau quả (T1); Chi phí logistics (EC7); Cảng/nhà ga hàng hóa (I2); Cơ sở/công nghệ theo dõi và truy xuất nguồn gốc (T3); Nhu cầu của khách hàng (C1); Mức độ dịch vụ khách hàng (EC2). Do thực tế là các thành phần này có tác động ròng lên toàn bộ hệ thống nên việc sửa đổi chúng có thể giúp cải thiện các nhân tố tác động và hiệu suất tổng thể của hệ thống logistics đô thị. Vì vậy, trong vận hành hệ thống logistics đô thị phải chú ý hơn đến những nhân tố này. Bởi, cả 8 nhân tố kể trên chúng đều là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của hệ thống logistics đô thị.

Hình 2: Thiết kế phân bố của các nhân tố ảnh hưởng

Phát triển logistics đô thị hướng tới chuỗi cung ứng trái cây và rau tươi bền vững: trường hợp TP. Hồ Chí Minh
Nguồn: Tính toán và mô phỏng của nhóm tác giả

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ

Nghiên cứu cho thấy, 7 nhân tố có tác động tích cực đến sự Phát triển của logistics đô thị sản phẩm trái cây và rau tươi theo mức độ ảnh hưởng giảm dần là: (1) Cơ sở hạ tầng; (2) Kênh phân phối; (3) Kinh tế; (4) Môi trường; (5) Khách hàng; (6) Chính phủ; (7) Công nghệ. Dựa vào kết quả phân tích thực nghiệm, nghiên cứu đưa ra các lý giải với hàm ý quản trị như sau:

Một là, tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng. Để đảm bảo phát triển bền vững của logistics đô thị cho trái cây và rau quả, việc tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng là một ưu tiên hàng đầu. Đặc biệt, quan trọng là phát triển trung tâm phân phối và kho lạnh để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình vận chuyển và bảo quản hàng hóa. Đồng thời, chúng ta cần tập trung vào việc phát triển tiện ích công cộng và hệ thống giao thông vận tải, nhằm hỗ trợ mạnh mẽ các hoạt động logistics đô thị.

Hai là, tối ưu hóa quy trình phân phối. Việc cải thiện quy trình phân phối là chìa khóa để tối ưu hóa hoạt động logistics đô thị. Thông qua việc giảm số lượng trung tâm phân phối và tích hợp công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), chúng ta có thể tăng cường khả năng quản lý và theo dõi hàng hóa một cách hiệu quả. Điều này sẽ giúp giảm thiểu thời gian và chi phí trong quá trình vận chuyển, đồng thời nâng cao sự linh hoạt của hệ thống.

Ba là, đối phó tốt với các thách thức kinh tế. Trong bối cảnh thách thức kinh tế, chúng ta cần hiểu rõ và ứng phó một cách linh hoạt. Quản lý chi phí và tối ưu hóa nguồn lực là quan trọng để duy trì sự ổn định trong hoạt động logistics. Các chiến lược quản lý tài chính và kinh tế sẽ giúp ngành logistics đô thị vượt qua những biến động thị trường.

Bốn là, tăng cường ứng dụng xanh để bảo vệ môi trường. Việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường là không thể phủ nhận trong quá trình phát triển logistics. Quản lý chất thải và áp dụng các giải pháp xanh sẽ giảm ảnh hưởng của hoạt động logistics đô thị đối với môi trường, đồng thời thúc đẩy hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp.

Năm là, tăng cường giao tiếp và tương tác với khách hàng. Việc nâng cao khả năng giao tiếp và tương tác với khách hàng là yếu tố chìa khóa để xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ. Hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và cung cấp dịch vụ logistics đáp ứng mong đợi sẽ tạo ra sự hài lòng và trung thành từ phía khách hàng.

Sáu là, quản trị hiệu quả. Đặt sự chú ý vào quản trị hiệu quả, sử dụng công nghệ và công cụ quản lý để tối ưu hóa quy trình là quan trọng. Giảm thiểu lãng phí và tăng cường sự linh hoạt trong quản lý logistics sẽ đảm bảo sự hiệu quả và tăng trưởng bền vững của hệ thống.

Bẩy là, đầu tư vào công nghệ. Đầu tư tiếp tục vào công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông, sẽ nâng cao khả năng theo dõi, quản lý và tối ưu hóa hoạt động logistics đô thị. Điều này sẽ giúp cải thiện khả năng đáp ứng nhanh chóng và chính xác đối với biến động của thị trường./.

Tài liệu tham khảo

1. Allen, J., Ambrosini C, Browne, M., Patier, D., Routhier, JL, and Woodburn, A. (2021), Data collection for understanding urban freight movements in sustainable urban logistics: Concepts, methods, and information systems, Springer,4, 71-89.

2. Gonzalez-Feliu, J. (2018), Assessing the sustainability of green urban logistics systems: Literature overview and proposed framework, Green Initiatives for Sustainable Business and Value Creation, 103-134.

3. Hall, JN, Moore, S., Harper, SB, and Lynch, JW (2009), Global shifts in fruit and vegetable consumption, American Journal of Preventive Medicine, 36 (5), 402-409.

4. Li, S., Wei, Z., and Huang, A. (2018), Urban distribution center location selection using mathematical modeling based on total cost, IEEE Access, 6, 61833-61842.

5. Settey, T., Gnap, J., Beňová, D., Pavličko, M., & Blažeková, O. (2021), The development of e-commerce due to COVID-19 and the demand for urban logistics centers using electric vehicles: A case study of Bratislava, Sustainability, 13 (10), 53-57.

6. Zhang, X., Pan, W., and Shi, X. (2021), Model of location for fresh produce distribution center based on network nodes, International Journal of Borderland Studies, 3 (15), 138-151.

Ths. Tăng Minh Hưởng, Ths. Phạm Thị Bích Hạnh

Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH)

(Theo Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 02, tháng 01/2024)