Nguyễn Văn Hải

Giảng viên, Khoa Tài chính – Kế toán, Trường Đại học Lạc Hồng

Email: nvhai@lhu.edu.vn

Dương Văn Minh

Sinh viên, Khoa Tài chính – Kế toán, Trường Đại học Lạc Hồng

Email: duongvanminh1511@gmail.com

Trương Thị Mỹ Dung

Sinh viên, Khoa Tài chính – Kế toán, Trường Đại học Lạc Hồng

Email: truongthimydung04102003@gmail.com

Trần Văn Thanh

Học viên, Khoa Sau đại học, Trường Đại học Lạc Hồng

Email: tranvancnn@gmail.com

Nguyễn Thanh Sơn

Học viên, Khoa Sau đại học, Trường Đại học Lạc Hồng

Email: sonbtjsc@gmail.com

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 5 nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai bao gồm: Trình độ học vấn; Kinh nghiệm làm việc; Môi trường làm việc; Môi trường pháp lý; Giá trị bản thân.

Từ khóa: các nhân tố ảnh hưởng, đạo đức nghề nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa, Đồng Nai

Factors affecting the professional ethics of accountants at small and medium-sized enterprises in Dong Nai province

Summary

This study was conducted with the aim of identifying and analyzing factors affecting the professional ethics of accountants at small and medium enterprises in Dong Nai province. The research results show that there are 05 factors affecting the professional ethics of accountants at small and medium enterprises in Dong Nai province including: Education level, work experience, working environment, legal environment, self-worth.

Keywords: Influencing factors, professional ethics, small and medium enterprises, Dong Nai

GIỚI THIỆU

Trong thời đại hiện này, ngành kế toán được phổ biến để phục vụ trong lĩnh vực kinh tế trên khắp thế giới. Tuy nhiên, trong lịch sử phát triển của ngành kế toán, đã có hàng loạt các công ty sụp đổ do có liên quan đến hoạt động gian lận trong kế toán. Những sự kiện này đã gây ra hàng loạt những tổn thất nặng nề về tài chính không chỉ đối với các doanh nghiệp mà còn đối với cả nền kinh tế thị trường.

Ở Việt Nam, các hành vi trong gian lận kế toán cũng là một vấn đề nan giải và nhạy cảm. Những hành vi gian lận trong kế toán đã dẫn đến thất bại liên tục trong đạo đức nghề nghiệp kế toán. Bởi lẽ, nếu không hiểu và nắm rõ về đạo đức nghề nghiệp kế toán, các hành vi gian lận trong kế toán có thể xuất hiện và gây ra những tổn thất về uy tín nghề nghiệp của bạn, mà còn tạo ra hậu quả tài chính vô cùng không chỉ đối với doanh nghiệp, mà còn đối với cả nền kinh tế. Vì vậy, nghiên cứu các nhân tố ảnh đến đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán sẽ giúp các kế toán viên có nhận thức rõ ràng hơn về hành vi, nhận thức và có thái độ chuẩn mực hơn.

Do đó, nghiên cứu xác định và đo lường các nhân tố nội tại và bên ngoài có ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Đồng Nai là cực kỳ cần thiết. Điều này giúp nâng cao khả năng thiết lập mục tiêu, lãnh đạo và quản lý của doanh nghiệp, đảm bảo rằng các mục tiêu được đạt đến một cách trung thực và đáng tin cậy dựa trên thông tin mà kế toán cung cấp. Đồng thời, nghiên cứu này cũng giúp đảm bảo hiệu quả và hiệu suất của các nguồn lực, dựa trên sự tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật và các hướng dẫn liên quan.

TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Tổng quan và giả thuyết nghiên cứu

Trình độ học vấn

Handayani và Betavia (2019) đã điều tra sự khác biệt trong nhận thức đạo đức của sinh viên kế toán dựa trên giới tính và trình độ học vấn. Kết quả cho thấy, Trình độ học vấn không có ảnh hưởng đáng kể đến nhận thức đạo đức (Atlantis Press).

Nghiên cứu của Anggraini và cộng sự (2019) nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục đạo đức trong việc nâng cao nhận thức và khả năng ra quyết định đạo đức của sinh viên kế toán; đồng thời, đề xuất rằng, việc tích hợp đạo đức vào chương trình giảng dạy kế toán là cần thiết để cải thiện các tiêu chuẩn đạo đức (RSIS International). Những kết quả này chỉ ra rằng, mặc dù Trình độ học vấn có thể không phải là nhân tố quyết định duy nhất, nhưng việc giáo dục đạo đức chuyên sâu và liên tục có vai trò quan trọng trong việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán. Từ đó, nhóm tác giả đề xuất giả thuyết sau:

H1: Trình độ học vấn cao hơn sẽ có ảnh hưởng tích cực đến Đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán.

Kinh nghiệm làm việc

Kinh nghiệm làm việc có ảnh hưởng trực tiếp đến nghề nghiệp kế toán chất lượng công việc và đạo đức nghề nghiệp: Nghiên cứu của Smith và cộng sự (2020) đã phân tích mối liên hệ giữa kinh nghiệm làm việc và chất lượng công việc với đạo đức nghề nghiệp trong ngành kế toán. Kết quả cho thấy, các kế toán viên có kinh nghiệm làm việc lâu dài thường có khả năng đối phó với các tình huống đạo đức phức tạp hơn và có thái độ tự giác hơn đối với nghề nghiệp của mình. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, kinh nghiệm làm việc không chỉ giúp kế toán viên nắm bắt tốt hơn các nguy cơ đạo đức, mà còn làm tăng cường năng lực và tự tin trong việc đưa ra quyết định đạo đức. Từ đó, nhóm tác giả đề xuất giả thuyết sau:

H2: Kinh nghiệm làm việc càng lâu, thì Đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán càng cao.

Môi trường làm việc

Môi trường làm việc là không gian, điều kiện tổ chức trong doanh nghiệp, nó tác động ảnh hưởng đến cảm giác, tinh thần và hiệu suất làm việc của nhân viên, bao gồm các nhân tố, như: Văn hóa công ty; Quan hệ giữa đồng nghiệp; Lãnh đạo và Cơ hội phát triển nghề nghiệp. Smith và cộng sự (2020) đã phân tích vai trò của văn hóa tổ chức trong việc hình thành đạo đức nghề nghiệp của kế toán viên. Kết quả cho thấy rằng, môi trường làm việc có tính cách động lực cao, hỗ trợ sự minh bạch và công bằng thường kích thích nhân viên, bao gồm cả kế toán viên, duy trì một đạo đức nghề nghiệp cao. Tác động của áp lực công việc và quản lý chất lượng. Từ đó, nhóm tác giả đề xuất giả thuyết sau:

H3: Môi trường làm việc tốt sẽ có ảnh hưởng tích cực Đến đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán.

Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và duy trì đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán. Một hệ thống pháp lý chặt chẽ và minh bạch giúp thiết lập các chuẩn mực và quy định mà nhân viên kế toán phải tuân thủ, từ đó nâng cao tính trung thực và trách nhiệm nghề nghiệp. Các quy định pháp lý không chỉ tạo ra khung pháp lý rõ ràng cho các hành vi kế toán, mà còn giúp bảo vệ lợi ích của các bên liên quan, đồng thời giảm thiểu rủi ro về các hành vi vi phạm đạo đức. Từ đó, nhóm tác giả đề xuất giả thuyết sau:

H4: Môi trường pháp lý có ảnh hưởng tích cực Đến đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán.

Giá trị cá nhân

Giá trị cá nhân là tập hợp các nguyên tắc và niềm tin mà một cá nhân coi trọng, và nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định đạo đức của họ. Trong ngữ cảnh kế toán, giá trị cá nhân của một nhân viên có thể quyết định mức độ trung thực, minh bạch và tuân thủ chuẩn mực đạo đức của họ trong công việc. Dựa trên các nghiên cứu của Tang và Chiu (2003), giá trị cá nhân có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi đạo đức của một cá nhân, đặc biệt khi lòng tham liên quan đến tiền bạc trở thành nhân tố chủ đạo. Theo đó, niềm tin rằng tiền bạc là gốc rễ của tội ác và hành vi này thường dẫn đến việc thúc đẩy một cá nhân hành xử phi đạo đức để đạt được nhiều tiền hơn. Điều này cho thấy, lòng tham là một đặc điểm cơ bản của con người, khiến họ luôn không hài lòng với những gì đang có và khao khát đạt được nhiều hơn bằng mọi cách.

Nghiên cứu của Ismail (2015) và Nikoomaram và cộng sự (2013) cũng kết luận rằng, giá trị cá nhân và nhận thức đạo đức có ảnh hưởng tích cực đến hành vi đạo đức của kiểm toán viên và kế toán viên. Cùng chung quan điểm này, nhóm tác giả cũng mong muốn có một nhân tố bên trong để có thể tìm hiểu rõ hơn về các nhân tố tác động từ bên ngoài và cả bên trong. Từ đó, nhóm tác giả đề xuất giả thuyết sau:

H5: Giá trị cá nhân của kế toán viên có ảnh hưởng tích cực Đến đạo đức nghề nghiệp nhân viên kế toán.

Mô hình nghiên cứu

Dựa trên các nghiên cứu có liên quan, nhóm tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như Hình.

Hình: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Các nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Nguồn: nhóm tác giả đề xuất

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu định lượng thông qua phương pháp chọn mẫu thuận tiện, khảo sát bằng bảng câu hỏi gửi trực tiếp đến 300 các kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ tháng 6/2024 đến tháng 10/2024. Kết quả thu về được 266 phiếu hợp lệ được đưa vào xử lý. Dữ liệu thu thập từ bảng câu hỏi khảo sát được tiến hành xử lý bằng phần mềm SPSS 26.0. Sau khi mã hóa và làm sạch, dữ liệu sẽ trải qua các bước phân tích thống kê mô tả, phân tích kiểm định thang đo, phân tích nhân tố khám phá (EFA), hồi quy.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thống kê mô tả

Bảng 1: Kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Số lượng kế toán tham gia khảo sát (N = 266)

Tiêu chí

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Giới tính

Nữ

157

59,02

Nam

109

40,98

Tổng

266

100

Độ tuổi

21-25 tuổi

102

38,35

25-30 tuổi

110

41,35

30-35 tuổi

40

15,04

>35 tuổi

14

5,26

Tổng

266

100

Thâm niên làm việc

Trên 1 năm

73

27,44

Trên 2 năm

111

41,73

Trên 5 năm

73

27,44

Trên 10 năm

9

3,38

Tổng

266

100

Chức vụ

Kế toán trưởng

86

32,33

Kế toán viên

180

67,67

Tổng

266

100

Nguồn: nghiên cứu của nhóm tác giả

Số liệu (Bảng 1) đã thống kê được số lượng các kế toán viên tham gia khảo sát. Mẫu nghiên cứu gồm 266 kế toán đang làm việc tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, kết quả từng tiêu chí cho thấy về giới tính: Đa số kế toán nữ tham gia khảo sát (59,02%); Độ tuổi đa số các kế toán nằm trong khoảng 25-30 tuổi (41,35%); Thâm niên làm việc trên 2 năm (41,73%) là chủ yếu và phần lớn là kế toán viên (67,67%).

Kiểm định thang đo

Theo Hair và cộng sự (1998), hệ số Cronbach’s Alpha sử dụng được trong trường hợp nghiên cứu khái niệm mới hoặc mới đối với bối cảnh nghiên cứu phải đạt từ mức 0,6 trở lên.

Kiểm định độ tin cậy thang đo cho 5 nhóm nhân tố, kết quả cho thấy, tất cả đều có hệ số Cronbach’s Alpha > 0,6. Đồng thời, các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng > 0,3, nhưng hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến của nhân tố (KN4) lớn hơn Cronbach’s Alpha của nhóm, nên sẽ được loại ra và chạy lại thang đo và kết quả thỏa với điều kiện. Sau khi điều chỉnh thang đo phù hợp và đảm bảo, các biến quan sát được giữ lại trong phân tích EFA tiếp theo (Bảng 2).

Bảng 2: Kết quả kiểm định thang đo của các nhân tố theo hệ số Cronbach’s Alpha

Mã hóa

Nhân tố

Biến thang đo

Cronbach’s Alpha

HV

Trình độ học vấn

HV1, HV2, HV3

0,768

KN

Kinh nghiệm làm việc

KN1, KN2, KN3, KN5, KN6

0,898

GT

Giá trị cá nhân

GT1, GT2, GT3

0,843

MT

Môi trường làm việc

MT1, MT2, MT3, MT4, MT5, MT6

0,893

PL

Môi trường pháp lý

PL1, PL2, PL3, PL4

0,846

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của tác giả

Phân tích EFA

Kiểm định EFA các biến độc lập

Bảng 3: Kiểm định KMO và Barlett của các biến độc lập

KMO

KMO

Kiểm định Bartlett

Chi bình phương xấp xỉ

3,713

df

231

Sig.

0,000

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của tác giả

Kết quả kiểm định cho ra trị số của KMO đạt 0,874 (> 0,5) và Sig. của Bartlett = 0,0000 (

Bảng 4: Kết quả phân tích nhân tố các thang đo nhân tố sau khi xoay nhân tố

Nhân tố

1

2

3

4

5

MT6

0,854

MT5

0,828

MT3

0,791

MT1

0,713

MT4

0,688

MT2

0,681

KN6

0,876

KN2

0,858

KN5

0,776

KN3

0,695

KN1

0,688

PL2

0,817

PL4

0,744

PL3

0,696

PL1

0,694

GT1

0,809

GT2

0,779

GT3

0,769

HV2

0,706

HV3

0,700

HV1

0,659

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của tác giả

Kết quả (Bảng 4), cho thấy, các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5 thể hiện mức độ quan trọng cũng như sự chặt chẽ của thang đo ban đầu, tất cả các thang đo đều đạt được giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Kết quả xoay nhân tố cho thấy, 21 biến quan sát được phân thành 5 nhóm nhân tố và không có biến nào loại khỏi mô hình.

Phân tích EFA biến phụ thuộc

Bảng 5: Kiểm định KMO và Barlett của biến phụ thuộc

KMO

0,673

Kiểm định Bartlett

Chi bình phương xấp xỉ

1,858

df

15

Sig.

0,000

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của tác giả

Kết quả kiểm định (Bảng 5) cho thấy, trị số của KMO đạt 0,673 (> 0,5) và Sig. của Bartlett = 0,0000

Bảng 6: Kết quả phân tích nhân tố của biến phụ thuộc sau khi xoay ma trận

Nhân tố

1

DD6

0,836

DD3

0,834

DD1

0,815

DD2

0,802

DD4

0,797

DD5

0,788

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của tác giả

Số liệu Bảng 6 cho thấy, 6 biến DD1, DD2, DD3, DD4, DD5, DD6 được gom lại thành 1 nhóm nhân tố duy nhất và tiếp tục được sử dụng trong các phân tích tiếp theo.

Phân tích hồi quy bội

Thực hiện phân tích hồi quy với 05 biến độc lập: (1) Trình độ học vấn – HV; (2) Kinh nghiệm làm việc – KN; (3) Giá trị cá nhân – GT; (4) Môi trường làm việc – MT; (5) Môi trường pháp lý – PL và biến phụ thuộc Đạo đức nghề nghiệp nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai – DD. Tác giả sử dụng phương pháp Enter. Theo mô hình nghiên cứu đề nghị ban đầu, phương trình hồi quy chuẩn hóa có dạng như sau:

SLCDN = β1*HV + β2*KN + β3*GT + β4*MT + β5*PL

Trong đó: βk là hệ số hồi quy riêng cho từng biến giải thích (k=1…5).

Bảng 7: Hệ số R2 điều chỉnh

Mô hình

R

R2

R2 điều chỉnh

Sai số chuẩn

Durbin-Watson

1

0,848

0,718

0,713

0,380

2,327

a. Biến dự báo: (Hằng số), KN, MT, GTE, PL, HV

b. Biến phụ thuộc: DD

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của tác giả

Kết quả phân tích (Bảng 7) cho thấy, hệ số hiệu chỉnh R2 hiệu chỉnh = 0,718, điều này cho thấy tất cả các biến độc lập ảnh hưởng đến 71,8% sự thay đổi của biến phụ thuộc SLC, còn lại 28,2% là do ảnh hưởng của các biến khác ngoài mô hình tác giả chưa đề cập trong bài. Tiếp theo là hệ số Durbin-Watson bằng 2,327 và nằm trong giá trị từ 1 đến 3, điều này chứng tỏ không xảy ra hiện tượng tự tương quan trong mô hình thiết lập được.

Bảng 8: Kết quả mô hình hồi quy

Mô hình

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa

Hệ số hồi quy chuẩn hóa

t

Sig,

Kiểm tra đa cộng tuyến

B

Sai số chuẩn

Beta

Tolerance

VIF

(Hằng số)

0,023

0,144

0,161

0,872

HV

0,382

0,044

0,392

8,588

0,000

0,521

1,920

GT

0,124

0,043

0,122

2,914

0,004

0,622

1,609

MT

0,109

0,037

0,120

2,917

0,004

0,642

1,557

PL

0,201

0,043

0,211

4,662

0,000

0,527

1,897

KN

0,193

0,037

0,218

5,286

0,000

0,637

1,569

a. Dependent Variable: DD

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của tác giả

Kết quả phân tích hồi quy (Bảng 8) cho thấy, Sig. của các nhân tố đều nhỏ hơn mức độ ý nghĩa 5%, đồng thời hệ số phóng đại phương sai (VIF) của từng nhân tố đều nhỏ hơn 10 nên mô hình hồi quy không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Từ kết quả hồi quy, tác giả thiết lập phương trình hồi quy như sau:

DD = 0,392HV + 0,122GT + 0,120MT + 0,211PL + 0,218KN

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, 5 nhân tố của mô hình đều tác động tới các nhân tố ảnh hưởng đến Đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, mức độ tác động theo mức độ giảm dần như sau: Trình độ học vấn (HV); Kinh nghiệm làm việc (KN); Môi trường pháp lý (PL); Giá trị cá nhân (GT); Môi trường làm việc (LV).

Trình độ học vấn với hệ số tác động là 0,392. Đây là nhân tố tác động mạnh nhất tới Đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Nhân viên kế toán có trình độ học vấn cao thường có nhận thức rõ ràng hơn về các chuẩn mực đạo đức và quy định pháp lý, từ đó giảm thiểu các hành vi vi phạm đạo đức. Do đó, doanh nghiệp cần đầu tư vào việc nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên thông qua các chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức mới và phát triển kỹ năng chuyên sâu.

Kinh nghiệm làm việc với hệ số tác động là 0,218, là nhân tố tác động thứ hai đến Đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Điều này cho thấy, kinh nghiệm làm việc lâu năm giúp nhân viên kế toán không chỉ tích lũy được kỹ năng chuyên môn, mà còn rèn luyện được tính trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp. Những nhân viên có nhiều kinh nghiệm thường có khả năng xử lý tốt các tình huống phát sinh, giảm thiểu rủi ro và tránh được những vi phạm đạo đức không đáng có. Do đó, doanh nghiệp cần tạo điều kiện cho nhân viên tích lũy kinh nghiệm bằng cách tham gia vào nhiều dự án, học hỏi từ các đồng nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm hơn, và phát triển các kỹ năng làm việc nhóm.

Môi trường pháp lý với hệ số tác động là 0,211, là nhân tố tác động thứ ba đến Đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Chứng tỏ rằng, môi trường pháp lý có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán. Việc xây dựng một hệ thống pháp luật rõ ràng, đầy đủ và minh bạch sẽ giúp doanh nghiệp tuân thủ các chuẩn mực và quy định kế toán, từ đó giảm thiểu các sai phạm về đạo đức. Các doanh nghiệp cần chú trọng cập nhật thông tin về thay đổi pháp lý liên quan đến kế toán và áp dụng đúng đắn để đảm bảo hoạt động tài chính minh bạch và đúng luật.

Giá trị cá nhân với hệ số tác động là 0,122, là nhân tố tác động thứ tư đến Đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Tuy mức độ ảnh hưởng nhỏ hơn, nhưng vẫn có tác động quan trọng đến đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán. Do đó, doanh nghiệp cần thúc đẩy quá trình tự rèn luyện và phát triển các giá trị cá nhân của mỗi nhân viên, nhằm tạo ra nền tảng đạo đức vững chắc. Việc tổ chức các chương trình đào tạo về đạo đức nghề nghiệp, khuyến khích nhân viên thể hiện sự trung thực và trách nhiệm trong công việc, sẽ góp phần xây dựng một môi trường làm việc đáng tin cậy và minh bạch

Môi trường làm việc với hệ số tác động là 0,120, là nhân tố tác động thứ năm đến Đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Điều này chỉ ra rằng, một môi trường làm việc chuyên nghiệp, công bằng và minh bạch có tác động đáng kể đến đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán. Các doanh nghiệp cần tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh, nơi mà nhân viên có thể tự do bày tỏ ý kiến mà không sợ bị trừng phạt, đồng thời khuyến khích sự trung thực và minh bạch trong mọi hoạt động./.

Tài liệu tham khảo

1. Anggraini, A., et al. (2019), The Importance of Ethics Education in Enhancing Ethical Awareness and Decision-Making Skills of Accounting Students, RSIS International.

2. Handayani, A., and Betavia, F. (2019), The Difference in Ethical Perceptions of Accounting Students Based on Gender and Education Level, Atlantis Press.

3. Ismail, S. (2015), Influence of emotional intelligence, ethical climates, and corporate ethical values on ethical judgment of Malaysian auditors, Asian Journal of Business Ethics, 4, 147-162, https://doi.org/10.1007/s13520-015-0044-3.

4. Nikoomaram, H., et al. (2013), The effects of age, gender, education level and work experience of accountant on ethical decision making by using fuzzy logic, International Research Journal of Applied and Basic Sciences, 4(6), 1559-1571.

5. Smith, K. J., Emerson, D. J., Boster, C. R., and Everly, Jr, G. S. (2020), Resilience as a coping strategy for reducing auditor turnover intentions, Accounting Research Journal, 33(3), 483-498.

6. Smith, K. T., and Smith, L. M. (2020), The role of professional organizations in developing ethical accounting professionals, Research on Professional Responsibility and Ethics in Accounting, 24, 3-19.

7. Tang, T.L.P., and Chiu, R. K. K. (2003), Earnings, money ethics, salary satisfaction, commitment and unethical behavior: Is love of money the root of crime against Hong Kong employees? Journal of Business Ethics, 46, 13-30. https://doi.org/10.1023/A:1024731611490.

Ngày nhận bài:22/10/2024; Này phản biện: 29/10/2024; Ngày duyệt đăng: 14/11/2024