Nguyễn Văn Hải
Giảng viên, Khoa Tài chính – Kế toán, Trường Đại học Lạc Hồng
Email: nvhai@lhu.edu.vn
Tống Thị Thanh Vân
Tác giả liên hệ: Sinh viên, Khoa Tài chính – Kế toán, Trường Đại học Lạc Hồng
Email: tongthithanhvan8361@gmail.com
Nguyễn Thị Tố Như
Sinh viên, Khoa Tài chính – Kế toán, Trường Đại học Lạc Hồng
Email: nhuto4444@gmail.com
Tóm tắt
Nghiên cứu tập trung xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến Kế toán quản trị hàng tồn kho trong các doanh nghiệp sản xuất tại Đồng Nai. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 5 nhân tố có ảnh hưởng tích cực đến Kế toán quản trị hàng tồn kho tại các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, bao gồm: Văn hóa doanh nghiệp; Trình độ nhân viên kế toán; Quy mô doanh nghiệp; Kế hoạch hàng tồn kho; Nhận thức và điều hành của nhà quản trị hàng tồn kho.
Từ khóa: các nhân tố quyết định, sự ảnh hưởng, doanh nghiệp sản xuất, Đồng Nai
Summary
The study focuses on identifying and measuring factors affecting Inventory Management Accounting in manufacturing enterprises in Dong Nai. The research results show 5 factors that positively impact Inventory Management Accounting in manufacturing enterprises in Dong Nai Province, including Corporate culture; Accounting staff qualifications; Enterprise size; Inventory planning; and Inventory managers’ awareness and management.
Keywords: decisive factors, influence, manufacturing enterprises, Dong Nai
GIỚI THIỆU
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường, kế toán quản trị hàng tồn kho đã trở thành một phần quan trọng không thể thiếu trong hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất. Tại Việt Nam, đặc biệt ở những tỉnh phát triển như Đồng Nai, việc quản lý hàng tồn kho ngày càng có vai trò chủ chốt trong việc hỗ trợ và nâng cao hiệu suất kinh doanh.
Ngành công nghiệp sản xuất ở Đồng Nai đóng vai trò quan trọng đối với cả nền kinh tế địa phương và Việt Nam. Để duy trì cạnh tranh và phát triển bền vững, quản lý kế toán là nhân tố không thể thiếu. Việc tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán quản trị hàng tồn kho tại các doanh nghiệp sản xuất ở Đồng Nai giúp doanh nghiệp vận dụng hiệu quả các nguyên tắc kế toán và giải quyết các vấn đề cụ thể của ngành.
Các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán quản trị hàng tồn kho và kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất tại Đồng Nai sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân các ngành sản xuất, mà còn góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Xuất phát từ các lý do trên, nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán quản trị hàng tồn kho trong các doanh nghiệp sản xuất tại Đồng Nai. Mục đích của nghiên cứu này là phân loại và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý hàng tồn kho. Kết quả thu được từ nghiên cứu là cơ sở đưa ra các biện pháp, khuyến nghị cụ thể nhằm cải thiện và tối ưu hóa hệ thống kế toán quản lý hàng tồn kho trong ngành sản xuất khu vực tỉnh Đồng Nai.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý thuyết
Theo Choi và cộng sự (2018), đầu tư vào công nghệ như hệ thống ERP và phần mềm tự động giúp cải thiện hiệu quả quản lý hàng tồn kho và tăng năng suất. Miller (2020) chỉ ra rằng, các chính sách khuyến khích quản lý hàng tồn kho hiệu quả và áp dụng tiêu chuẩn quốc tế nâng cao năng suất và giảm chi phí. Smith và Jones (2017) cho biết, sự rõ ràng trong quy định giúp nhà quản trị ra quyết định hiệu quả hơn.
Giả thuyết và mô hình nghiên cứu
Jonsson và Mattsson (2008), Ivanov (2010), Nguyen Thi Phuong Dung (2013), Trần Ngọc Hùng (2016) và Trần Thị Yến (2017) đều nhận định rằng, quy mô doanh nghiệp ảnh hưởng đến tổ chức kế toán quản trị hàng tồn kho. Khi doanh nghiệp mở rộng quy mô, như: tăng doanh thu, cải tiến quy trình sản xuất, hay phát triển sản phẩm mới, nhu cầu về các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế và công cụ hỗ trợ quản lý tăng lên để cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra quyết định. Nghiên cứu cho thấy, các phương pháp tính giá hàng tồn kho thường phù hợp với doanh nghiệp lớn, có khả năng định giá sản phẩm dựa trên thông tin chi phí. Ngược lại, doanh nghiệp nhỏ thường chấp nhận giá theo thị trường và ít có khả năng đầu tư vào hệ thống tính giá hiện đại. Vì vậy, quy mô doanh nghiệp là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tổ chức kế toán quản trị hàng tồn kho. Do vậy, giả thuyết được đưa ra như sau:
H1: Quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng thuận chiều đến Kế toán quản trị hàng tồn kho trong các doanh nghiệp sản xuất tại Đồng Nai.
Nhận thức và điều hành của nhà quản trị hàng tồn kho là nhân tố quan trọng trong việc quản lý hiệu quả hàng tồn kho và tối ưu hóa quy trình sản xuất, giúp giảm chi phí, cải thiện hiệu suất và đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường. Trần Ngọc Hùng (2016) và Trần Thị Yến (2017) nhấn mạnh rằng, ngoài thông tin từ kế toán quản trị hàng tồn kho, sự ủng hộ và tôn trọng của nhà quản trị đối với các kỹ thuật mới cũng rất quan trọng, vì nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao hiệu suất quản lý. Khi nhà quản trị có kiến thức và nhận thức đúng về quản lý tồn kho và có nhu cầu sử dụng thông tin từ hệ thống này, khả năng áp dụng và tổ chức hệ thống một cách hiệu quả sẽ cao hơn. Do vậy, giả thuyết được đưa ra như sau:
H2: Nhân tố nhận thức và điều hành của nhà quản trị hàng tồn kho có ảnh hưởng thuận chiều đến Kế toán quản trị hàng tồn kho trong các doanh nghiệp sản xuất tại Đồng Nai.
Trong bối cảnh công nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên kế toán quản trị hàng tồn kho ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt trong quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp sản xuất. Các nhân viên này cần có kỹ năng và kiến thức chuyên sâu để xử lý hiệu quả thông tin tài chính và phi tài chính, hỗ trợ nhà quản trị đưa ra quyết định chính xác. Nghiên cứu của Trần Ngọc Hùng (2016), Trần Thị Yến (2017) chỉ ra rằng, việc thiếu hụt kế toán viên đủ tiêu chuẩn có thể cản trở việc áp dụng các kỹ thuật kế toán quản trị hiện đại. Nhân viên kế toán quản trị hàng tồn kho cũng cần nắm vững các nguyên tắc kế toán cơ bản và quy định liên quan, cùng với khả năng sử dụng phần mềm kế toán và hệ thống quản lý hàng tồn kho để theo dõi, phân tích và báo cáo thông tin hiệu quả. Do vậy, giả thuyết được đưa ra như sau:
H3: Trình độ nhân viên kế toán có ảnh hưởng thuận chiều đến Kế toán quản trị hàng tồn kho trong các doanh nghiệp sản xuất tại Đồng Nai.
Kế hoạch hàng tồn kho trong kinh doanh là đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra liên tục để đáp ứng nhu cầu thị trường. Do đó, kế hoạch hàng tồn kho có ảnh hưởng lớn đến số lượng và chủng loại hàng tồn kho. Mwanya (2005), Akcali và Bayindir (2008); Jonsson và Mattsson (2008); Ivanov (2010) đều khẳng định rằng, kế hoạch hàng tồn kho tác động tích cực đến tổ chức kế toán quản trị hàng tồn kho trong doanh nghiệp. Còn theo Nzuza (2013), kế hoạch hàng tồn kho thay đổi theo từng giai đoạn và ảnh hưởng đến việc áp dụng các mô hình tổ chức kế toán quản trị. Kế hoạch hàng tồn kho cần được tính toán chính xác để xác định mức chi phí thấp nhất mà doanh nghiệp có thể chấp nhận, vì chi phí hàng tồn kho cao hơn đối thủ sẽ khiến doanh nghiệp mất khả năng cạnh tranh, đặc biệt khi sản phẩm không có sự khác biệt. Kế hoạch hàng tồn kho cho các sản phẩm cạnh tranh là rất quan trọng cho sự tồn tại của dòng sản phẩm. Do vậy, giả thuyết được đưa ra như sau:
H4: Nhân tố kế hoạch hàng tồn kho có ảnh hưởng thuận chiều đến Kế toán quản trị hàng tồn kho trong các doanh nghiệp sản xuất tại Đồng Nai.
Văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong quản lý và là công cụ triển khai chiến lược hiệu quả, đồng thời là phương tiện tạo động lực cho nhân viên và củng cố sự đoàn kết trong tổ chức. Nghiên cứu của Erserim (2012) chỉ ra rằng, các loại hình văn hóa doanh nghiệp, như: văn hóa hỗ trợ, văn hóa cải tiến và văn hóa quản lý theo mục tiêu, có ảnh hưởng tích cực đến việc vận dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp. Điều này cho thấy rằng, một nền văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ và tích cực có thể thúc đẩy việc áp dụng các phương pháp kế toán quản trị tiên tiến, bao gồm cả quản trị hàng tồn kho. Văn hóa hỗ trợ khuyến khích sự hợp tác giữa các phòng ban, giúp việc chia sẻ thông tin hàng tồn kho trở nên dễ dàng hơn và đảm bảo rằng, mọi quyết định liên quan đến hàng tồn kho đều dựa trên dữ liệu chính xác và đầy đủ. Do vậy, giả thuyết được đưa ra như sau:
H5: Văn hóa doanh nghiệp có ảnh hưởng thuận chiều đến Kế toán quản trị hàng tồn kho trong các doanh nghiệp sản xuất tại Đồng Nai.
Mô hình nghiên cứu
Dựa trên các nghiên cứu có liên quan, nhóm tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như Hình.
Hình: Mô hình nghiên cứu đề xuất
Nguồn: nhóm tác giả đề xuất
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu định tính
Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng các nhân tố ảnh hưởng đến mô hình nghiên cứu, nhóm tác giả đã xác định được các nhân tố cần thiết và xây dựng mô hình nghiên cứu ban đầu. Nhằm đánh giá, bổ sung và điều chỉnh các nhân tố này, nhóm tác giả sẽ tiến hành thảo luận với các chuyên gia là kế toán tổng hợp và kế toán trưởng tại các doanh nghiệp sản xuất. Các buổi thảo luận này sẽ giúp thu thập những câu trả lời cần thiết cũng như ý kiến từ các chuyên gia tham gia. Qua đó, nhóm tác giả sẽ tổng hợp các quan điểm và ý kiến đóng góp, từ đó đưa ra kết quả cuối cùng và hoàn thiện bảng câu hỏi chính thức. Phương pháp này đảm bảo rằng bảng câu hỏi sẽ phản ánh chính xác và đầy đủ các nhân tố quan trọng trong nghiên cứu, góp phần vào việc thu thập dữ liệu một cách hiệu quả và đáng tin cậy.
Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng được tiến hành nhằm kiểm tra thang đo và mô hình nghiên cứu. Thang đo với 5 mức độ như sau: (1) Hoàn toàn không đồng ý, (2) Không đồng ý, (3) Trung lập, (4) Đồng ý, (5) Hoàn toàn đồng ý. Để phân tích dữ liệu thu thập từ mẫu, nhóm nghiên cứu thực hiện các bước như kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua phân tích Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy bội theo phương pháp Enter. Tất cả các phân tích này được thực hiện bằng phần mềm SPSS.
Đối tượng khảo sát của nhóm tác giả trong bài nghiên cứu khoa học này là các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Để phân tích EFA đạt được hiệu quả, thì mỗi biến quan sát phải có ít nhất 5 mẫu đo lường. Bên cạnh đó kích thước mẫu cũng phải được đảm bảo là n ≥ 8m + 50, thì phương trình hồi quy mới chạy tốt. Với n là cỡ mẫu đảm bảo là n ≥ 8m + 50, thì phương trình hồi quy mới chạy tốt. Với n là cỡ mẫu và m là biến độc lập. Từ đó, nhóm tác giả phải có số mẫu tối thiểu cần thực hiện là 90 mẫu.
Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phương pháp chọn mẫu thuận tiện, với bảng câu hỏi được gửi qua Google Forms đến các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong khoảng thời gian từ tháng 6/2024 đến tháng 10/2024. Kết quả thu được có 95 phiếu hợp lệ được đưa vào phân tích, đủ để đáp ứng yêu cầu về số lượng mẫu tối thiểu cho nghiên cứu. Dữ liệu từ bảng câu hỏi khảo sát sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS. Sau khi thực hiện mã hóa và làm sạch dữ liệu, các bước phân tích tiếp theo, bao gồm: thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy thang đo, phân tích EFA và hồi quy.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Thống kê mô tả
Bảng 1: Kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu
Số lượng khách hàng tham gia khảo sát (N = 95) |
||
Tiêu chí |
Số lượng |
Tỷ lệ |
Giới tính |
||
Nữ |
43 |
45,3% |
Nam |
52 |
54,7% |
Tổng |
95 |
100% |
Chức vụ |
||
Giám đốc |
37 |
38,9% |
Kế toán trưởng |
38 |
40,0% |
Kế toán viên |
20 |
21,1% |
Tổng |
95 |
100,0% |
Kinh nghiệm |
||
1 năm |
12 |
12,6% |
Từ 1 – 3 năm |
35 |
36,8% |
5 năm |
32 |
33,7% |
Trên 5 năm |
16 |
16,8% |
Tổng |
95 |
100% |
Nguồn: nghiên cứu của nhóm tác giả
Bảng 1 cung cấp một cái nhìn tổng quan về mẫu nghiên cứu gồm 95 phiếu khảo sát tại các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, với các tiêu chí phân loại, gồm:
– Về giới tính: Kết quả cho thấy, tỷ lệ tham gia khảo sát nam giới (54,7%), chiếm tỷ lệ cao hơn một chút so với nữ giới với tỷ lệ nữ giới tham gia khảo sát là (45,3%).
– Về chức vụ: Giám đốc có 37 người tham gia khảo sát với tỷ lệ là 38,9%, tiếp đến là kế toán trưởng là 38 người và kế toán viên là 20 người lần lượt chiếm tỷ lệ 40,0% và 21,1%.
– Về kinh nghiệm: Kinh nghiệm từ 1-3 năm tham gia khảo sát cao nhất (36,8%), đứng thứ hai là trên 5 năm (33.7%), thứ ba là nhóm kinh nghiệm 5 năm (16,8%) và cuối cùng là nhóm kinh nghiệm 1 năm chiếm tỷ lệ thấp nhất (12,6%).
Như vậy, mẫu nghiên cứu bao gồm 95 phiếu khảo sát. Với tỷ lệ nam giới tham gia khảo sát lớn nữ giới chênh lệch không đáng kể. Về chức vụ kế toán trưởng chiếm tỷ lệ cao nhất với 40,0%. Cuối cùng là kinh nghiệm từ 1-3 năm và 5 năm chiếm tỷ lệ tham gia khảo sát cao nhất.
Kiểm định chất lượng thang đo
Đánh giá độ tin cậy của thang đo nhằm kiểm tra mối tương quan giữa các biến quan sát để xác định liệu chúng có liên kết chặt chẽ trong cùng một khái niệm nghiên cứu hay không. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng mô hình thang đo kết quả, yêu cầu các biến quan sát phải có mối quan hệ mật thiết và tương đồng. Việc đánh giá độ tin cậy rất quan trọng và được thực hiện qua hệ số Cronbach’s Alpha bằng phần mềm SPSS. Hệ số này giúp xác định các biến cần giữ lại và loại bỏ những biến không phù hợp. Biến sẽ được loại bỏ nếu hệ số tương quan biến – tổng 0,6. Dựa trên kết quả phân tích (Bảng 2), tất cả các biến quan sát ban đầu đều được giữ lại trong phân tích EFA tiếp theo.
Bảng 2: Kết quả kiểm định thang đo của các nhân tố theo hệ số Cronbach’s Alpha
Mã hóa |
Nhân tố |
Biến thang đo |
Cronbach’s Alpha |
QMDN |
Quy mô doanh nghiệp |
QMDN1, QMDN2, QMDN3, QMDN4 |
0,756 |
NTDH |
Nhận thức và điều hành của nhà quản trị hàng tồn kho |
NTDH1, NTDH2, NTDH3, NHDT4 |
0,821 |
TD |
Trình độ nhân viên kế toán |
TD1, TD2, TD3, TD4 |
0,786 |
HTK |
Kế hoạch hàng tồn kho |
HTK1, HTK2, HTK3, HTK4 |
0,838 |
VHDN |
Văn hóa doanh nghiệp |
VHDN1, VHDN2, VHDN3 |
0,775 |
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của nhóm tác giả
Kết quả phân tích EFA
Kiểm định EFA các biến độc lập
Bảng 3: Kiểm định KMO và Barlett của các biến độc lập
KMO |
0,859 |
|
Kiểm định Bartlett |
Chi bình phương xấp xỉ |
828,019 |
df |
171 |
|
Sig. |
0,000 |
- Kết quả xử lý số liệu của nhóm tác giả
Kết quả phân tích (Bảng 3) cho thấy, hệ số KMO là một chỉ số được sử dụng để đánh giá mức độ thích hợp của phân tích nhân tố. Kết quả phân tích EFA cho thấy, chỉ số KMO = 0,859, thỏa mãn điều kiện trị số KMO nằm trong khoảng từ 0,5 đến 1. Điều này chứng tỏ rằng, các biến được đưa vào phân tích có ý nghĩa và mô hình nghiên cứu phù hợp với các nhân tố đề xuất. Bên cạnh đó, hệ số chi – bình phương của kiểm định Bartlett = 828,019 với mức ý nghĩa Sig. = 0,000
Bảng 4: Kết quả phân tích ma trận xoay nhân tố
|
Nhân tố |
||||
|
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
HTK1 |
0,835 |
|
|
|
|
HTK3 |
0,760 |
|
|
|
|
HTK2 |
0,699 |
|
|
|
|
HTK4 |
0,687 |
|
|
|
|
NTDH1 |
|
0,747 |
|
|
|
NTDH2 |
|
0,742 |
|
|
|
NTDH3 |
|
0,717 |
|
|
|
NTDH4 |
|
0,694 |
|
|
|
TD3 |
|
|
0,785 |
|
|
TD4 |
|
|
0,750 |
|
|
TD2 |
|
|
0,638 |
|
|
TD1 |
|
|
0,613 |
|
|
QMDN4 |
|
|
|
0,782 |
|
DMDN1 |
|
|
|
0,681 |
|
QMDN3 |
|
|
|
0,680 |
|
QMDN2 |
|
|
|
0,574 |
|
VHDN2 |
|
|
|
|
0,803 |
VHDN1 |
|
|
|
|
0,643 |
VHDN3 |
|
|
|
|
0,639 |
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của nhóm tác giả
Kết quả ma trận nhân tố sau khi xoay (Bảng 4) cho thấy, các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố > 0,5 thể hiện mức độ quan trọng cũng như sự chặt chẽ của thang đo ban đầu, tất cả các thang đo đều đạt được giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Kết quả xoay nhân tố cho thấy 19 biến quan sát được phân thành 5 nhóm nhân tố và không có biến nào loại khỏi mô hình.
Phân tích EFA biến phụ thuộc
Bảng 5: Kiểm định KMO và Barlett của biến phụ thuộc
KMO |
0,840 |
|
Kiểm định Bartlett |
Chi bình phương xấp xỉ |
199,770 |
df |
10 |
|
Sig. |
0,000 |
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của nhóm tác giả
Kết quả phân tích (Bảng 5) cho thấy, ma trận nhân tố đã được xoay bằng phương pháp rút trích và xoay Promax, được áp dụng trong nghiên cứu này. Như vậy, 5 biến quan sát được đưa vào phân tích EFA đã rút ra được 1 nhân tố, được ký hiệu là biến QTHTK. Đây là biến liên quan đến độ hài lòng trong tổ chức công tác kế toán, hay còn gọi là biến phụ thuộc. Kết quả đánh giá độ tin cậy lần 1 của thang đo đã đạt yêu cầu, do đó không có sự thay đổi hay loại bỏ biến nào trong lần 1.
Bảng 6: Kết quả phân tích nhân tố của biến phụ thuộc sau khi xoay ma trận
|
Nhân tố |
|
1 |
QTHTK5 |
0,890 |
QTHTK4 |
0,844 |
QTHTK1 |
0,789 |
QTHTK3 |
0,630 |
QTHTK2 |
0,695 |
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của nhóm tác giả
Kết quả phân tích EFA (Bảng 6) cho thấy, hệ số tải nhân tố (Factor loading) của các biến quan sát đều thỏa điều kiện khi phân tích nhân tố là > 0,5 và số nhân tố tạo ra khi phân tích nhân tố là 1 nhân tố. Điều này phù hợp với giả thuyết ban đầu về các biến đo lường tương ứng với nhân tố.
Phân tích hồi quy bội
Thực hiện phân tích hồi quy với 5 biến độc lập: (1) Quy mô doanh nghiệp – QMDN; (2) Nhận thức và điều hành của nhà quản trị hàng tồn kho – NTDH; (3) Trình độ nhân viên kế toán – TD; (4) Kế hoạch hàng tồn kho – HTK; (5) Văn hóa doanh nghiệp– VHDN; và biến phụ thuộc Kế toán quản trị hàng tồn kho tại các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai – QTHTK. Tác giả sử dụng phương pháp Enter. Theo mô hình nghiên cứu đề nghị ban đầu, phương trình hồi quy chuẩn hóa có dạng như sau:
QTHTK = β1*QMDN + β2*NTDH + β3*TD + β4*HTK + β5*VHDN
Trong đó βk là hệ số hồi quy riêng cho từng biến giải thích (k=1…5).
Bảng 7: Hệ số R2 hiệu chính
Mô hình |
R |
R2 |
R2 điều chỉnh |
Sai số chuẩn |
Durbin-Watson |
1 |
0,910a |
0,828 |
0,818 |
0,28755 |
1,922 |
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của nhóm tác giả
Kết quả phân tích (Bảng 7) cho thấy, R² = 0,818, tức là mô hình hồi quy đa biến được sử dụng có độ phù hợp với dữ liệu nghiên cứu ở mức 81,8%. Điều này cũng có nghĩa 81,8% sự thay đổi của biến phụ thuộc “Kế toán quản trị hàng tồn kho trong các doanh nghiệp sản xuất tại Đồng Nai” được giải thích bởi sự biến đổi của 5 biến độc lập, còn lại 18,2% là do các nhân tố khác và sai số. Tiếp theo là hệ số Durbin – Watson = 1
Bảng 8: Kết quả mô hình hồi quy
Mô hình |
Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa |
Hệ số hồi quy chuẩn hóa |
t |
Sig. |
Kiểm tra đa cộng tuyến |
|||
B |
Sai số chuẩn |
Beta |
Độ chấp nhận |
VIF |
||||
1 |
(Hằng số) |
-0,348 |
0,207 |
|
-1,680 |
0,096 |
|
|
QMDN |
0,266 |
0,067 |
0,229 |
3,970 |
0,000 |
0,581 |
1,721 |
|
NTDH |
0,132 |
0,058 |
0,134 |
2,270 |
0,026 |
0,553 |
1,807 |
|
TD |
0,307 |
0,060 |
0,295 |
5,121 |
0,000 |
0,583 |
1,716 |
|
HTK |
0,128 |
0,051 |
0,144 |
2,492 |
0,015 |
0,576 |
1,736 |
|
VHDN |
0,319 |
0,058 |
0,338 |
5,520 |
0,000 |
0,515 |
1,943 |
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của nhóm tác giả
Kết quả phân tích hồi quy (Bảng 8) cho thấy, hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra khi các biến độc lập trong mô hình có mối tương quan chặt chẽ với nhau. Để phát hiện hiện tượng này, người ta thường sử dụng chỉ số VIF. Các hệ số VIF của các biến độc lập đều thấp hơn 2, cho thấy rằng mô hình nghiên cứu không gặp phải vấn đề đa cộng tuyến. Từ kết quả phân tích hồi quy, nhóm tác giả thiết lập phương trình hồi quy như sau:
QTHTK = 0,229*QMDN + 0,134*NTDH + 0,295*TD + 0,144*HTK + 0,338*VHDN
KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ
Kết luận
Dựa vào hệ số Beta chuẩn hóa, chúng ta có thể xác định tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tổ chức công tác kế toán. Nói cách khác, chúng ta có thể đánh giá mức độ tác động của các nhân tố: Quy mô doanh nghiệp (QMDN); Nhân thức và điều hành của nhà quản trị hàng tồn kho (NTDH); Trình độ nhân viên kế toán (TD); Kế hoạch hàng tồn kho (HTK) và Văn hóa doanh nghiệp (VHDN) Kế toán quản trị hàng tồn kho trong các doanh nghiệp sản xuất tại Đồng Nai.
Văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng lớn nhất đến Kế toán quản trị hàng tồn kho trong các doanh nghiệp sản xuất tại Đồng Nai thông qua hệ số hồi quy bội là 0,338,. cho thấy có tác động đáng kể đến công tác này. Như vậy, một môi trường làm việc tích cực, với văn hóa doanh nghiệp chú trọng sự minh bạch, trách nhiệm và hợp tác, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý hàng tồn kho hiệu quả hơn. Văn hóa doanh nghiệp tốt không chỉ khuyến khích nhân viên làm việc chính xác và tận tâm, mà còn thúc đẩy sự tuân thủ quy trình; từ đó, cải thiện hệ thống Kế toán quản trị hàng tồn kho trong các doanh nghiệp sản xuất tại Đồng Nai.
Trình độ nhân viên kế toán có ảnh hưởng lớn thứ hai đến Kế toán quản trị hàng tồn kho trong các doanh nghiệp sản xuất tại Đồng Nai thông qua hệ số hồi quy bội là 0,295. Như vậy, Trình độ nhân viên kế toán càng tốt, thì càng nâng cao công tác KTQT HTK. Điều này cho thấy, khi trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán được cải thiện, khả năng quản lý và kiểm soát hàng tồn kho cũng sẽ được nâng cao, góp phần tối ưu hóa hiệu quả quản lý tài chính. Đồng thời, việc đào tạo và cao, góp phần tối ưu hóa hiệu quả quản lý tài chính. Đồng thời, việc đào tạo và nâng cao kỹ năng cho nhân viên kế toán là một nhân tố quan trọng để cải thiện hệ thống Kế toán quản trị hàng tồn kho trong các doanh nghiệp sản xuất tại Đồng Nai.
Quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn thứ ba đến Kế toán quản trị hàng tồn kho trong các doanh nghiệp sản xuất tại Đồng Nai thông qua hệ số hồi quy bội là 0,229. Điều này cho thấy, khi quy mô doanh nghiệp tăng, công tác quản lý tài chính và kiểm soát hàng tồn kho cũng trở nên phức tạp hơn, đòi hỏi hệ thống Kế toán quản trị hàng tồn kho trong các doanh nghiệp sản xuất tại Đồng Nai phải được tổ chức và quản lý chặt chẽ hơn. Doanh nghiệp có quy mô lớn thường có nhiều nguồn lực hơn để đầu tư vào công nghệ và nhân sự, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý hàng tồn kho. Vì vậy, việc tối ưu hóa Kế toán quản trị hàng tồn kho cần được điều chỉnh phù hợp với sự phát triển của quy mô doanh nghiệp
Kế hoạch hàng tồn kho có ảnh hưởng lớn thứ tư đến Kế toán quản trị hàng tồn kho trong các doanh nghiệp sản xuất tại Đồng Nai thông qua hệ số hồi quy bội là 0,144. Như vậy, khi doanh nghiệp xây dựng và thực hiện kế hoạch hàng tồn kho hợp lý, việc dự báo nhu cầu, kiểm soát lượng tồn kho và tối ưu hóa chi phí lưu kho được thực hiện hiệu quả hơn. Một kế hoạch hàng tồn kho khoa học không chỉ giúp giảm thiểu rủi ro thiếu hụt hoặc dư thừa hàng hóa, mà còn góp phần cải thiện sự chính xác trong việc quản lý tài chính và kiểm soát hàng tồn kho.
Nhận thức và điều hành của nhà quản trị hàng tồn kho là nhân tố ảnh hưởng cuối ở vị trí thứ năm đến Kế toán quản trị hàng tồn kho thông qua hệ số hồi quy bội là 0,134. Tuy là nhân tố ảnh hưởng ở vị trí cuối cùng, nhưng vẫn có vai trò quan trọng đối với Kế toán quản trị hàng tồn kho trong các doanh nghiệp sản xuất tại Đồng Nai. Khi nhà quản trị có hiểu biết sâu sắc và kỹ năng điều hành tốt, việc giám sát và ra quyết định liên quan đến hàng tồn kho sẽ trở nên hiệu quả hơn. Nhà quản trị nắm rõ quy trình và xu hướng thị trường có thể điều chỉnh kịp thời, giúp doanh nghiệp giảm thiểu sai sót trong quản lý hàng tồn kho và tối ưu hóa quy trình Kế toán quản trị hàng tồn kho.
Hàm ý quản trị
Dựa trên kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất các hàm ý quản trị giúp nâng kế toán quản trị hàng tồn kho tại các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, cụ thể như sau:
Một là, cần xây dựng môi trường làm việc dựa trên chia sẻ và tôn trọng các giá trị cốt lõi. Ban lãnh đạo phải truyền đạt những giá trị này đến nhân viên, đồng thời khuyến khích sự hợp tác và đóng góp ý kiến từ các bộ phận (Vuong và Nguyen, 2024).
Hai là, doanh nghiệp cũng cần đầu tư vào phát triển cá nhân qua các chương trình đào tạo và thực hiện chính sách khen thưởng công bằng để ghi nhận thành tích. Hiểu rõ nhu cầu của các bên liên quan sẽ giúp tạo ra môi trường hài hòa, từ đó xây dựng văn hóa doanh nghiệp bền vững và thúc đẩy sự phát triển lâu dài.
Ba là, doanh nghiệp cần chuyên môn hóa công việc, quy định rõ nhiệm vụ và áp dụng chính sách thưởng phạt đối với nhân viên kế toán. Việc chọn phần mềm kế toán phù hợp, tổ chức đào tạo và khuyến khích sáng kiến cải tiến quy trình cũng rất quan trọng. Cuối cùng, thiết lập hệ thống đánh giá công việc kế toán theo chỉ tiêu cụ thể sẽ giúp nâng cao quản lý tài chính.
Bốn là, doanh nghiệp cần điều chỉnh quy mô cẩn thận, hợp tác với tổ chức kế toán, và nâng cao kỹ năng đội ngũ kế toán. Hệ thống kiểm soát nội bộ mạnh mẽ cũng cần thiết để đảm bảo quy trình kế toán minh bạch và giảm rủi ro.
Năm là, doanh nghiệp cần đầu tư vào công nghệ, đào tạo nhân viên và xây dựng quy trình kiểm soát chặt chẽ. Thiết lập mối quan hệ tốt với nhà cung cấp giúp điều chỉnh tồn kho và giảm chi phí. Cuối cùng, ứng dụng phân tích dữ liệu hỗ trợ dự báo nhu cầu và tối ưu hóa quản lý hàng tồn kho.
Sáu là, nhà quản trị cần tham gia đào tạo, thiết lập mối quan hệ với các bộ phận liên quan và tổ chức quy trình quản lý phù hợp. Đầu tư vào kiến thức và công nghệ, cùng với hệ thống báo cáo minh bạch, giúp tối ưu hóa kiểm soát hàng tồn kho. Cuối cùng, hàng tồn kho cần được xem như tài sản chiến lược để tạo lợi thế cạnh tranh./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Choi, J., and Kim, I. (2018), The Relationship between Local Employment Growth and Regional Economic Growth: Evidence from Korea, In M. Hosoe, I. Kim, M. Yabuta, & W. Lee (Eds.), Applied Analysis of Growth, Trade, and Public Policy (pp. 35-43). Singapore: Springer.
2. Dmitry Ivanov. A framework for aligning (re)planning decisions on supply chains strategy, design, planning, and operations, International Journal of Production Research, 48(13), 3999-4017, ff10.1080/00207540902893417ff. ffhal-00593339f
3. Erserim, A. (2012), The Impacts of Organizational Culture, Firm’s Characteristics and External Environment of Firms on Management Accounting Practices: An Empirical Research on Industrial Firms in Turkey, Procedia–Social and Behavioral Sciences, 62, 372-376.
4. Jonsson, P. and Mattsson, S. A. (2008), Inventory management accounting practices and their implications on perceived planning performance, International journal of production research, 46(07), 1787-1812.
5. Miller, D. (2020), Policies and Productivity: The Role of Institutional Frameworks in Inventory Management.
6. Mpwanya, M. F (2005), Inventory management accounting as determinant for improvement of customer service, Thesis of doctor, University of Pretoria.
7. Nguyen Thi Phuong Dung (2013), The evaluation of Management accounting practices in VietNam: empirical evidience from VietNamese food and beverage enterprises, Thesis of doctor, Tohoku University.
8. Nzuza (2013), Factors affecting the success of inventory control in the Stores Division of the eThekwini Municipality, Durban: a case study, Thesis of doctor, Durban University of Technology Durban, South Africa.
9. Trần Ngọc Hùng (2016), Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế, TP. Hồ Chí Minh.
10. Trần Thị Yến (2017), Nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các DN tại tỉnh Bình Định, Tạp chí Công Thương, số 7.
11. Vuong, Q. H., Nguyen, M. H. (2024). Further on informational quanta, interactions, and entropy under the granular view of value formation. https://books.google.com/books/about?id=vy4ZEQAAQBAJ
Ngày nhận bài: 12/10/2024; Ngày phản biện: 20/10/2024; Ngày duyệt đăng: 12/11/2024 |