Trải qua 6 năm công bố nhằm tìm kiếm và tôn vinh những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, có khả năng tạo lợi nhuận cao và bền vững, Bảng xếp hạng PROFIT500 đã và đang thể hiện vai trò quan trọng trong việc ghi nhận một cách xứng đáng đóng góp của những doanh nghiệp hàng đầu – rường cột phát triển của đất nước.

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang đối mặt với nhiều rủi ro và biến động khó lường, doanh nghiệp đứng trước bài toán giá cả và chi phí khi áp lực lạm phát ngày một gia tăng, ý nghĩa của việc tìm kiếm các doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất càng được cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư và công chúng mong chờ. Từ đó, Bảng xếp hạng PROFIT500 góp phần giới thiệu và nâng tầm thương hiệu doanh nghiệp Việt tới cộng đồng kinh doanh và các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

Công bố Top 500 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2022
Nguồn: Bảng xếp hạng PROFIT500, thực hiện bởi Vietnam Report – tháng 9/2022

Công bố Top 500 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2022

Nguồn: Bảng xếp hạng PROFIT500, thực hiện bởi Vietnam Report – tháng 9/2022

Trong những năm qua, ngành Bất động sản – Xây dựng luôn giữ thứ hạng cao nhất trong Top các ngành chiếm tỷ trọng lớn về số lượng doanh nghiệp trong Bảng xếp hạng PROFIT500 với tỷ trọng là 22,2%. Theo sau là hai nhóm ngành quen thuộc là: Tài chính; Thực phẩm, đồ uống, thuốc lá với tỷ trọng lần lượt là 13,7% và 10,7%. Đặc biệt, với tỷ trọng 13,7% ở nhóm ngành Tài chính, đây được coi là mức tỷ trọng cao nhất trong 6 năm trở lại đây mà nhóm ngành này đạt được.

Công bố Top 500 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2022

Thống kê từ Bảng xếp hạng PROFIT500, thực hiện bởi Vietnam Report trong giai đoạn 2017-2022

Nhìn vào biểu đồ thể hiện tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) bình quân trong giai đoạn 2019-2022 có thể thấy, ở những giai đoạn trước các doanh nghiệp có mức độ hiệu quả khai thác tài sản tốt hơn so với hiện nay. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) luôn đạt giá trị ROA bình quân cao nhất trong giai đoạn này. Tuy nhiên, đây cũng là khu vực có sự sụt giảm mạnh nhất khi giảm từ mức 17% trong năm 2019 xuống 11% trong năm 2022.

Đối với các doanh nghiệp tư nhân, khu vực cũng không tránh khỏi xu hướng giảm, tuy vậy so với mức ROA bình quân năm 2021, khu vực này không có sự thay đổi khi vẫn giữ được ở mức 9,4%. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp Nhà nước vẫn là nơi có ROA thấp nhất ở mức 7,8% trong năm 2022 và có xu hướng giảm dần qua các năm.

Công bố Top 500 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2022
Thống kê từ Bảng xếp hạng PROFIT500, thực hiện bởi Vietnam Report trong giai đoạn 2019-2022

Với chỉ số tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn chủ sở hữu (ROE) bình quân giai đoạn 2019-2022, các doanh nghiệp FDI cho thấy một kịch bản tích cực khi vẫn duy trì vị trí dẫn đầu với 27,7%. Đây cũng là mức cao nhất mà khu vực FDI đạt được trong giai đoạn 2019-2022. Kế tiếp là khu vực tư nhân với mức ROE bình quân đạt 21,9%. Mặc dù có cải thiện đôi chút so với hai năm trước đó, hiệu quả sử dụng vốn của khu vực tư nhân hiện vẫn chưa quay trở về mức đỉnh 24,2% trước đại dịch Covid-19.

Công bố Top 500 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2022
Thống kê từ Bảng xếp hạng PROFIT500, thực hiện bởi Vietnam Report trong giai đoạn 2019-2022

Trong khi cả 2 khu vực trên có sự gia tăng về chỉ số ROE bình quân, thì khu vực doanh nghiệp Nhà nước lại có sự sụt giảm đáng kể từ mức 23,6% trong năm 2020 xuống còn 16,5% trong năm 2022 – mức thấp nhất trong 4 năm vừa qua. Như vậy, cả hiệu quả sử dụng vốn lẫn tài sản của các doanh nghiệp Nhà nước là thấp nhất trong 3 khu vực./.