Đám giỗ hoành tráng nhất miền Tây: Hàng nghìn người ăn cỗ 3 ngày 3 đêm, dùng hết 40.000 đòn bánh tét

ORIG. TEAM

Những ngày gần đây, TikToker Lê Tuấn Khang “vụt sáng” giữa hàng nghìn người sáng tạo nội dung với lượng người theo dõi khủng đã đưa “đám giỗ bên cồn” thành trend. Đâu đâu người ta cũng háo hức tìm hiểu “đám giỗ bên cồn” ở miền Tây là gì mà người dân ăn miết, ăn hoài cả tháng không hết.

Đám giỗ ông Ba Thới tổ chức hoành tráng, linh đình nhất miền Tây. @upinpham0501

Giỗ ông Ba Thới – Đám giỗ 3 ngày 3 đêm hoành tráng nhất miền Tây

Tìm hiểu mới thấy, đám giỗ ở miền Tây đậm đà tình bà con láng giềng và cũng được chuẩn bị tươm tất, chu đáo “hết sảy”. Đâu chỉ “đám giỗ bên cồn” mới hot, nhắc đến đám giỗ miền Tây hoành tráng và linh đình nhất, không thể không nhắc đến đám giỗ ông Ba Thới ở Phủ thờ ông Ba.

Hàng nghìn người đổ về dự đám giỗ ông Ba ở An Giang. Nguồn: Chí Bảo

Hàng năm cứ từ 7-9/4 Âm lịch, hàng vài nghìn người đổ về Phủ thờ ông Ba tại xã Kiến An, huyện Chợ Mới, An Giang để dự đám giỗ hoành tráng nhất miền Tây, được tổ chức 3 ngày 3 đêm. Người dân tới dự sẽ được ăn, uống, khám chữa bệnh, nhận thuốc miễn phí.

Từ con đường dẫn vào Phủ thờ đều là đồ ăn, thức uống miễn phí tiếp đãi bà con, từ bánh xèo, bánh tét, cháo, canh,… đến nước sâm, chè dưỡng nhan,… luôn sẵn sàng. Chưa kể, lượng bánh tét được làm nhiều đến nỗi bà con còn có lộc mang về. Đám giỗ ông Ba năm 2023, Phủ thờ đã chuẩn bị tới gần 40.000 bánh tét để tiếp đãi bà con.

Nguồn: Lâm Sầu Mộng

Ngay từ trước đó cả tuần, bà con, chị em cả thảy vài trăm người đã đổ về Phủ để chuẩn bị đồ ăn, nấu nướng, gói bánh tét và chia nhau các công việc bày biện, phục vụ khác. Toàn bộ thực phẩm, nông sản, gia vị, bát đĩa trong đám giỗ đều do người dân địa phương mang đến gom góp với ban quản lý Phủ thờ. Bên cạnh đó, cũng có nhiều hộ dân đăng ký phục vụ đồ ăn, phát bánh, nước uống miễn phí dọc đường dẫn vào Phủ thờ ông Ba.

@cuongcancook

Trong đám giỗ ông Ba năm 2024, việc phục vụ bà con về dự giỗ cũng rất đông vui, sôi nổi. Nhóm thiện nguyện tại Phủ chia sẻ đã phục vụ tới 5.000 chiếc bánh xèo, kinh phí đều do người dân phát tâm đóng góp.

@huunhankhoai

Đám giỗ ông Ba Thới là sự kiện lớn đối với người miền Tây, trong 3 ngày 3 đêm này, không chỉ là thời gian tưởng nhớ vị chí sĩ yêu nước Ba Thới mà còn thể hiện được tính hào sảng, chân phương và thân thiện của người miền Tây trong văn hóa kết nối cộng đồng.

@cuongcancook, @huunhankhoai

Ông Ba Thới là ai?

Ông Ba Thới tên thật là Nguyễn Văn Thới (1866 – 1927) tại làng Mỹ Trà, Sa Đéc, nay thuộc tỉnh Đồng Tháp. Cuộc đời và tên tuổi ông Ba Thới gắn liền sâu sắc với cuộc kháng chiến chống Pháp Bảy Thưa. Ông còn là tác giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng và sâu sắc, trong đó được nhiều người biết đến nhất là “Kim cổ kỳ quan”.

Ngày ấy, ông Trần Văn Nhu là trưởng nam của Đức Quản cơ Trần Văn Thành, thủ lĩnh kháng chiến địa Láng Linh – Bảy Thưa. Sau khi Pháp chiếm 6 tỉnh Nam Kỳ, Trần Văn Thành phất cờ khởi nghĩa vào năm 1867. Người con trưởng của Trần Văn Thành là Trần Văn Nhu luôn sát cánh cùng cha ở khắp vùng kháng chiến.

6 năm sau chiến đấu ngoan cường nhưng với vũ khí thô sơ, căn cứ thất thủ, Đức Quản cơ Trần Văn Thành tử trận. Ông Nhu cõng mẹ đào tẩu, em trai (ông Chái) bị bắt giam ở Châu Đốc. Lúc đó, mẹ ông Nhu viết thư gửi vào khuyên con trai trong tù tự tử để giữ khí tiết, em trai ông Nhu vâng lời mẹ, khi ấy ông Chái 18 tuổi.

Bên cạnh "đám giỗ bên cồn", miền Tây còn có đám giỗ cực hoành tráng: Ăn miễn phí 3 ngày 3 đêm không hết, dùng tới 40.000 đòn bánh Tét lại còn được mang về - Ảnh 7.

Năm 1901 ông Trần Văn Nhu đưa mẹ trở về Láng Linh (nay là xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang) xây dựng nhà thờ cha, đồng thời chiêu mộ nghĩa sỹ để phục hoạt cuộc kháng chiến Bảy Thưa. Ông Nhu gọi nhà thờ cha là Bửu Hương tự và khoác áo tu sỹ phái Bửu Sơn Kỳ Hương để chiêu mộ hiền tài.

Mùa đông năm Bính Ngọ 1906, ông Ba Thới tìm đến ông Trần Văn Nhu. Ông Ba Thới tên đầy đủ là Nguyễn Văn Thới, sinh năm 1866 tại làng Mỹ Trà, tổng Phong Thạnh, huyện Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay là TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp). Được học chữ Hán, chữ Nôm từ nhỏ; lớn lên lại thạo nghề nhuộm, mộc và điêu khắc gỗ. Sau đó, ông Ba Thới đi buôn cá bằng ghe chèo tay để thỏa chí ngao du của mình.

Khi ấy, chèo ghe cá đến khu vực Láng Linh, nghe đồn ông Nhu chiêu mộ hiền tài kháng Pháp, ông Ba Thới tìm đến xin gia nhập. Ông Thới có dáng người cao lớn, khỏe mạnh, tóc dài chấm đất nhưng lại búi cao trên đỉnh đầu. Khi được chiêu mộ, ông Thới về Cao Lãnh đón vợ con lên cư trú ở Bửu Hương tự để tiện bề hành sự.

Ông Ba Thới thường ngày làm thơ, giảng đạo nhưng thực chất là tuyên truyền lòng yêu nước, thương dân tộc để kích hoạt kháng chiến. Điều đó được thể hiện trong các quyển “Vân tiên”, “Thiện từ” hay “Cổ vãng kim lai” – đều được viết bằng chữ Nôm theo thể thơ lục bát, thất ngôn trường đoạn. Tiếp đó, ông còn kêu gọi kháng chiến chống Pháp bằng “Phật pháp” nên thơ ca của ông khá khó hiểu với phần lớn nông dân đương thời.

Năm 1912, ông Nhu tập trung nghĩa sỹ về Bửu Hương tự để truy điệu vong linh nghĩa sỹ tử trận trong kháng chiến Bảy Thưa, đồng thờ cũng bàn bạc mưu sự kháng chiến. Nhưng không ngờ, người cháu họ của ông Nhu là Sáu Phẩm vì ganh ghét đã tố cáo với xã Mão và cai đội Khôi. Hắn được đưa đến gặp chủ tỉnh Châu Đốc là Louis de Matra. Ngay tức khắc, Louis chỉ huy một toán quân bao vây Bửu Hương tự bắt giữ 56 người đưa về giam giữ. Khi đó, ông Nhu và ông Ba Thới đều thoát được, nhưng con trai ông Ba Thới là Nguyễn Văn Tuất bị bắt và bị đày ra Côn Đảo.

Ba ngày sau trở về nhà, ông Ba Thới dùng dao cứa cổ tự sát. Vợ ông tri hô các con đưa ông vào viện Châu Đốc để cấp cứu. Khi tỉnh lại, ông cương quyết không dùng thuốc, giãy giụa cho đến lúc tắt thở. Ông được đưa vào nhà xác mà không thông báo cho người nhà. Nửa đêm, ông tỉnh lại, con cháu lén đưa ông lánh về Kiến Giang, Chợ Mới. Tại đây, con cháu ông dùng thuốc Nam điều trị vết thương. Mặc dù thoát chết nhưng vết thương vẫn hở nên ông không nói chuyện được, khi ăn còn phải dùng khăn quấn quanh cổ.

Trong thời gian này, ông còn sáng tác thêm được 6 quyển thơ chữ Nôm là Ngồi buồn, Kiểng Tiên, Cáo thị, Tứ đại, Thừa nhàn và Kim cổ kỳ quan. Tinh thần các quyển thơ này cũng giống các quyển trước, mượn chuyện giảng đạo để ngầm kêu gọi mọi người chờ “minh quân xuất hiện” đứng lên kháng Pháp. Thơ ca của ông thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn, trung liệt với dân tộc, căm thù giặc Pháp cứu nước và Việt gian. Đặc biệt, trong 6 quyển thơ chữ Nôm được viết hồi sau này, quyển Kim cổ kỳ quan được các học giả đánh giá cao đạt đến mức “tuyệt tác thi phẩm”. Quyển thơ ấy cũng được nhiều người dân xem là quyển kinh thi Phật pháp của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương.

Nguồn: Kinh tế và Dự báo

Share This Article
Leave a comment