Đây là thông tin được nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu hết sức đón đợi từ lâu nay nhằm góp phần kéo giảm chi phí logistics, nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, đồng thời giúp cộng đồng kinh doanh sớm phục hồi sau tác động kéo dài từ dịch Covid-19

Phí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển trên địa bàn TP. HCM (phí sử dụng hạ tầng cảng biển) được bắt đầu thu từ ngày 01/4/2022. Tuy nhiên, trong quá trình thu phí có một số vẩn đề phát sinh khiến các doanh nghiệp băn khoăn, cũng như có một số ý kiến của các Hiệp hội, các bộ ngành.

Đề xuất giảm 50% phí hạ tầng cảng biển tại TP. HCM đối với hàng vận chuyển đường thủy
Sở GTVT TPHCM đã có tờ trình đề xuất giảm 50% phí sử dụng hạ tầng cảng biển tại TPHCM đối với hàng hóa vận chuyển bằng đường thủy từ tháng 7 tới

Để giải quyết những tồn tại này, Bộ Tài chính, Phó Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức cuộc họp với TP. HCM đề nghị tiếp thu các ý kiến góp ý của các Bộ ngành và cơ quan chức năng. Theo đó, việc quy định mức thu phí khác nhau đối với hàng hóa mở tờ khai tại TP. HCM và tại địa phương khác cần bảo đảm nguyên tắc công bằng, minh bạch, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân theo quy định Luật Phí và Lệ phí; rà soát mức thu của hàng tạm nhập tái xuât, hàng quá cảnh, hàng chuyến khẩu; rà soát sự phù hợp với các cam kết quốc tế, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trong đó có Hiệp định giữa Chỉnh phủ Việt Nam và Chỉnh phủ Campuchỉa về vận tải đường thủy); đồng thời xem xét điểu chỉnh mức thu phí hợp lý đổi với hàng hóa xuất nhập khấu được vận chuyến bằng đường thủy nội địa theo Chỉ thị số 37/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển vận tải thủy nội địa và vận tải ven biển bằng phương tiện thủy nội địa.

Trên cơ sở đó, chỉ đạo UBND TP. HCM nghiên cứu tiếp thu ý kiến của các Bộ, các cơ quan, sớm trình Hội đồng nhân dân Thành phố xem xét điểu chỉnh trong tháng 7/2022; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, giải thích đến doanh nghiệp, hiệp hội, các cơ quan hữu quan đế tạo sự đổng thuận khi thực hiện thu phí hạ tầng cảng biển TPHCM.

Việc giảm mức thu phí là phù hợp

Qua rà soát về quy định mức thu phí khác nhau đối với hàng hóa mở tờ khai tại TP. HCM và hàng hóa mở tờ khai tại địa phương khác, Sở GTVT TP. HCM cho biết thống kê trong tổng số hàng qua cảng biển TP. HCM cho thấy, có 60% hàng hóa từ các địa phương khác xuất nhập khẩu qua cửa khấu cảng biến thành phố đã gây áp lực rất lớn lên kết cấu hạ tầng giao thông của TP. HCM, tạo nhiều hệ lụy cho thành phố, Do đó, tại Đề án thu phí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển trên địa bàn thành phố, Tố công tác xây dựng Đề án thu phí xây dựng 2 mức thu phí áp dụng cho hàng hóa xuất nhập khẩu mở tờ khai tại TP. HCM và ngoài thành phố. Tuy nhiên qua 2 tháng thực hiện thu phí, Sở GTVT nhận thấy các doanh nghiệp của các địa phương khác vẫn chọn cảng biển TP. HCM để xuất nhập khẩu hàng hóa, dẫn đến lưu lượng phương tiện vận chuyển hàng hóa từ các địa phương khác về hệ thống cảng biển TP. HCM thời gian qua cũng không giảm, chưa đạt được mục tiêu điều tiết giao thông.

Ngoài ra, để hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh sau dịch Covid-19 theo tinh thần Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, trong đó có nhóm giải pháp miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, Sở GTVT TP. HCM cho rằng với tình hình thực tế như hiện nay, nhằm thực hiện chủ trương hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh của Chính phủ, thì việc xem xét mức thu phí hạ tầng cảng biến của các tố chức, cá nhân kinh doanh hàng xuất nhập khấu tại các địa phương khác được hưởng mức phí hỗ trợ tương đương tại địa bàn là phù hợp.

Về rà soát thực tế mức thu của hàng tạm nhập tải xuất, hàng quá cảnh, hàng chuyển khẩu, Sở GTVT cho biết mức thu này được xây dựng tương đương mức thu hàng khô của Hải Phòng. Hải phòng xây dựng 2 mức thu, ví dụ :Hàng khô cont 20ft là 2.200.000 đồng/cont, Hàng lạnh cont 20ft là 2.300.000 đ/cont; Hàng khô cont 40ft là 4.400.000 đồng/cont, Hàng lạnh cont 40ft là 4.800.000 đ/cont). TP. HCM áp dụng mức thu phí cho hàng tạm nhập tái xuất, hàng quá cảnh, hàng chuyển khẩu ở mức mức phí thấp nhất của Hải Phòng, áp dụng thu chung cho tất cả các loại hàng hỏa không phân biệt hàng khô hay hàng lạnh.

“Như vậy, mức thu phí hạ tàng cảng biển của TP. HCM đối với hàng tạm nhập tái xuất, hàng quá cảnh, hàng chuyển khẩu đã đảm bảo tương đồng với mức thu phí của Hải Phòng (mức thu này đã được áp dụng từ năm 2016) và chỉ thực hiện thu một chiều. Sở GTVT nhận thấy mức thu quy định như hiện nay là phù hợp”, Sở GTVT nhấn mạnh trong tờ trình.

Giảm trên 890 tỷ đồng chi phí logistics cho doanh nghiệp

Cũng theo Sở GTVT TP. HCM, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp thay đổi phương thức vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện thủy, góp phần giảm ùn tắc giao thông và hạn chế tai nạn giao thông đường bộ, giảm dần sự phụ thuộc vào đường bộ, thì việc xem xét mức thu hợp lý cho hàng hóa vận chuyển bằng phương tiện thủy là phù hợp. Về mức giảm có thể căn cứ khối lượng kết cấu hạ tầng đường bộ và đường thủy trong hệ thống kết cấu hạ tầng kết nối cảng biển. Cụ thể, theo đề xuất của Sở GTVT, xem xét giảm 50% mức phí đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được vận chuyển bằng đường thủy nội địa, tương ứng tỷ lệ kết cấu hạ tầng cảng biến.

Trên cơ sở đánh giá như trên, bên cạnh đề xuất sửa đổi bổ sung phạm vi áp dụng, Sở GTVT cũng đề xuất miễn thu phí đối với hàng hóa nhập khấu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phục vụ đảm bảo an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh. Cụ thể, miễn thu phí đối với hàng tạm nhập tái xuất, hàng gửi kho ngoại quan, hàng quá cảnh, hàng chuyển khấu, hàng xuất nhập khấu vận chuyến hoàn toàn bằng phương tiện thủy nội địa qua Campuchia. Giảm 50% mức phí đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được vận chuyển hoàn toàn bằng phương tiện thủy nội địa.

Đánh giá tác động từ việc giảm mức thu phí này, Sở GTVT tính toán, số thu phí của hàng hóa xuất nhập khẩu mở tờ khai ngoài thành phố sẽ giảm gần 110 tỷ đồng, ước giảm số thu phí của hàng hóa xuất nhập khấu vận chuyến bằng phương tiện thủy 891 tỷ đồng/năm so với khi chưa sửa đổi, còn 1.867 tỷ đồng, theo đó giảm đáng kể chi phí cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Cần xem xét đề xuất mức giảm hơn nữa

Khẳng định thống nhất quan điểm với Sở GTVT TPHCM, trong văn bản góp ý mới đây, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam nhấn mạnh đề xuất giảm thu phí tại Dự thảo sẽ góp phần thúc đẩy phát triển vận tải hàng hoá bằng đường thủy, qua đó tận dụng được điều kiện tự nhiên của khu vực Đông bằng Sông Cửu Long, một mặt giúp giảm gánh nặng ngân sách đầu tư, bảo trì đường bộ, cải thiện bộ mặt hạ tầng giao thông đô thị, giảm tai nạn giao thông, bảo vệ môi trường cho Thành phố, mặt khác còn tác động tích cực làm nâng cao năng lực cạnh tranh về chi phí logistics của Việt Nam với hơn 80% lượng hàng Container cả nước thông qua cảng biển khu vực Thành phố. Bởi chi phí vận tải chiếm tỷ trọng 60% trong logistics, sử dụng vận tải thuỷ giá thành rẻ, khối lượng lớn so với đường bộ, đồng nghĩa giảm chi phí logistics.

Bên cạnh đó, đề xuất cũng phù hợp với chiến lược phát triển giao thông vận tải và các chính sách thúc đẩy sự phát triển của giao thông vận tải đường thủy nội địa và vận tải ven biển bằng phưong tiện thúy nội địa của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Bổ sung thêm góp ý, Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam đề xuất miễn thu phí đối với hàng qua Campuchia, cụ thể là hàng hóa tạm nhập tái xuất, hàng gửi kho ngoại quan, hàng hóa quá cảnh, hàng chuyển khẩu, hàng xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng phương tiện thuỷ nội địa hoạt động trên các tuyến đường thuỷ theo Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia về vận tải đường thủy.

Đồng thời, cũng liên quan đến đề xuất giảm 50% trên, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đề nghị Sở Giao thông vận tải Thành phố xem xét tỷ trọng đoạn tuyến đường thuỷ mà Thành phố đang thực hiện quản lý, đầu tư, bảo trì trong tổng số kết cấu hạ tầng đường thuỷ kết nối cảng biển (185km) để tính toán, đề xuất tỷ lệ mức giảm phí phù hợp hơn, đảm bảo công bằng cho doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát triển của giao thông vận tải đường thủy nội địa.

Tương tự, Cảng vụ Hàng hải TP. HCM đề nghị cần xem xét giảm thêm mức thu phí cho phù hợp với thực tế. Đáng chú ý, dẫn số liệu thống kê thực tế, cơ quan này cho biết lượng hàng hóa thông qua các cảng biển khu vực TPHCM trong tháng 4, 5/2022 đã suy giảm gần 1.500 tấn so với cùng kỳ năm 2021 kể từ khi TPHCM thu phí sử dụng hạ tầng cảng biển theo Nghị quyết 10 của HĐND TP.HCM.

“Do đó, đề nghị Sở GTVT TP. HCM nghiên cứu, xem xét điều chỉnh mức thu phí theo hướng giảm thêm đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu được vận chuyển bằng đường thủy nội địa để thúc đẩy phát triển vận tải thủy nội địa và vận tải ven biển bằng phương tiện thủy nội địa; Khuyến khích các doanh nghiệp vận tải thay đổi tập quán sử dụng phương tiện vận tải đường bộ sang phương tiện vận tải đường thủy, giảm áp lực lên kết cấu hạ tầng giao thông củaTPHCM, kéo giảm tình trạng ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường tại các khu vực xung quanh các kho bãi, cảng”, Cảng vụ Hàng hải TP. HCM nhấn mạnh trong góp ý gửi tới Sở GTVT TP. HCM./.