Hiệu ứng “Gaslighting” hiểu đơn giản là hình thức lạm dụng tình cảm và niềm tin một cách ngấm ngầm, trong đó đối phương sẽ đánh lừa mục tiêu, tạo ra một chuyện sai sự thật và khiến nạn nhân sẽ liên tục đặt câu hỏi hoặc chất vấn về chính sự tử tế của bản thân.
Đương nhiên, điều này sẽ diễn ra trong một thời gian dài, thứ mà mọi người thường gọi là “tẩy não” hoặc “mù quáng”. Bởi một khi bạn bị thao túng, điều này có thể dẫn tới việc bản thân cảm thấy nghi ngờ về chính mình, mất niềm tin lẫn tự trọng, đặc biệt là luôn có cảm giác thiếu an toàn và ổn định tâm lý.
“Gaslighting” xảy ra chủ yếu trong các mối quan hệ tình cảm yêu đương, nhưng cũng không hiếm trong các mối quan hệ bạn bè hoặc các thành viên trong gia đình. Họ thao túng người khác để sử dụng quyền lực với tất cả những người xung quanh họ giúp họ đạt được mục tiêu của bản thân.
Vậy, những hành vi nào thể hiện “Gaslighting” mà bạn dễ thấy nhất?
1. Nói dối bạn
Những người thao túng người khác thường có xu hướng nói dối theo thói quen lẫn bệnh lý, đồng thời cũng hay tự ái. Họ thường nói dối một cách trắng trợn và chẳng bao giờ thay đổi câu chuyện của mình, ngay cả khi bạn chỉ trích hoặc đưa ra bằng chứng về việc họ nói dối. Họ có thể bất chấp nói “Bạn đang bịa ra”, “Điều này không hề có” hoặc “Bạn điên rồi”.
Nhìn chung, nói dối và bóp méo sự thật là nền tảng của hành vi thao túng. Họ có thể rất có sức thuyết phục ngay cả khi bạn biết họ không nói sự thật. Cuối cùng, bạn bắt đầu nghi ngờ chính mình.
2. Nói xấu bạn
Những người dễ dàng lan truyền tin đồn và buôn chuyện về bạn cho người khác. Họ có thể giả vờ lo lắng cho bạn trong khi khéo léo nói với người khác rằng bạn có vẻ không ổn định về mặt cảm xúc hoặc “điên rồ”, “tiêu cực”,…
Thật không may, chiến thuật này có thể rất hiệu quả và nhiều người sẽ đứng về phía kẻ ngược đại hoặc bắt nạt kia mà không hề biết toàn bộ câu chuyện. Ngoài ra, những người được cho là quan tâm bạn tực ra lại có thể nói dối và nói rằng những người khác cũng nghĩ như vậy về bạn.
3. Đánh lạc hướng sự chú ý của bạn
Khi ban đầu bạn cảm thấy bối rối về điều gì họ làm, hãy đặt câu hỏi cho họ và họ có thể khiến bạn phân tâm bằng cách đặt những câu hỏi tu từ, từ đó né tránh chủ đề. Điều này không chỉ làm gián đoạn suy nghĩ của bạn mà còn khiến bạn đặt câu hỏi liệu mình có đang nghi ngờ người khác thái quá hoặc bạn đang nghĩ sai cho họ, từ đó bạn sẽ dễ dàng chấp nhận hành vi đó của họ dễ dàng hơn trong tương lai.
4. Loại bỏ cảm xúc của bạn
Đối với những người thích thao túng, việc loại bỏ cảm xúc của đối phương sẽ giúp họ dễ dàng kiểm soát quyền lực hơn. Nếu có ai đó nói với bạn kiểu “Bạn đang phản ứng thái quá”, “Bình tĩnh đi”, “Tại sao bạn lại nhạy cảm như vậy?”,… Tất cả những điều này đều loại bỏ cảm xúc của bạn và truyền tải ý niệm “Bạn đã sai” tới tiềm thức của bạn.
Khi bạn đối mặt với một người không bao giờ thừa nhận suy nghĩ, cảm xúc hoặc niềm tin của bạn, bạn có thể bắt đầu tự vấn bản thân. Hơn nữa, không cảm thấy được công nhận hoặc thấu hiểu, điều này có thể khiến bạn cảm thấy bị cô lập, tủi thân trong chính mối quan hệ với người đó.
5. Trốn tránh trách nhiệm
Đổ lỗi cho nhau là một chiến thuật gaslighting phổ biến khác. Mọi cuộc trò chuyện, thảo luận của bạn bằng cách nào đó đều bị bóp méo thành ý tưởng rằng bạn phải chịu trách nhiệm về những gì đã xảy ra.
Ngay cả khi bạn cố gắng thảo luận xem hành vi của đối phương khiến bạn cảm thấy thế nào, họ vẫn có thể xoay chuyển cuộc trò chuyện để cuối cùng bạn đặt câu hỏi liệu bạn có phải là nguyên nhân dẫn đến hành vi xấu của họ hay không. Ví dụ, họ có thể tuyên bố rằng họ sẽ không đối xử với bạn như cách họ làm nếu bạn cư xử khác đi.
6. Phủ nhận việc làm sai trái
Những người có hành vi thao túng phủ nhận rằng họ đã làm bất cứ điều gì sai trái. Họ làm điều này để tránh phải chịu trách nhiệm về những lựa chọn sai lầm của mình. Kiểu phủ nhận này có thể khiến nạn nhân của hành vi thao túng cảm thấy vô hình, như thể cảm xúc của nạn nhân không quan trọng và được đối xử như một người minh bạch.
Chiến thuật này cũng gây khó khăn cho nạn nhân trong việc tiếp tục hoặc hồi phục sau khi bị bắt nạt hoặc lạm dụng.
7. Lấy lời nói tử tế làm vũ khí
Đôi khi, khi bị gọi tên hoặc bị chất vấn, người có hành vi thao túng sẽ dùng những lời lẽ tử tế và yêu thương để cố gắng xoa dịu tình hình. Họ có thể nói “Bạn biết tôi quan tâm bạn đến nhường nào và tôi sẽ không bao giờ cố ý làm tổn thương bạn”.
Những lời này có thể là điều bạn muốn nghe nhưng không đúng sự thật, đặc biệt nếu hành vi tương tự được lặp lại. Nghĩa là, chúng có thể đủ để thuyết bạn không chất vấn họ nữa, điều này cho phép người đó trốn tránh trách nhiệm hoặc hậu quả đối với những hành động có hại với họ.
8. Nhắc lại quá khứ
Người có hành vi thao túng thường có xu hướng kể lại câu chuyện theo cách có lợi cho họ.
Ví dụ, họ đã từng làm bạn tổn thương hoặc từng nói xấu bạn với người khác, nhưng họ lại vặn vẹo câu chuyện rằng nói bạn bị nhầm lẫn, và lúc đó ý của họ không phải như vậy, họ làm tất cả để bảo vệ bạn.
Bạn có thể bắt đầu đặt câu hỏi về trí nhớ của mình về những gì đã xảy ra. Gaslighting có thể bao gồm một loạt các chiến thuật, bao gồm nói dối, đánh lạc hướng, loại bỏ cảm xúc, phủ nhận và đổ lỗi.
Khi bạn đang làm việc, quan hệ tình cảm với một người sử dụng điều này như một công cụ thao túng, hãy chú ý đến những gì họ làm chứ không phải những lời họ chọn nói.
Thực tế, ở cạnh những người có hành vi này, cuộc sống của bạn không chỉ dần trở nên bế tắc, may mắn suy giảm mà bạn cũng sẽ cảm thấy không yêu thương chính mình.