Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định chuyển đổi số là một nhiệm vụ trọng tâm. Các nghị quyết và chỉ thị của Đảng đã nhấn mạnh, việc xây dựng hạ tầng dữ liệu quốc gia và các trung tâm dữ liệu để phục vụ quá trình chuyển đổi số quốc gia.
Việt Nam đặt mục tiêu phát triển hạ tầng dữ liệu đến năm 2030, tất cả 100% các Trung tâm dữ liệu quốc gia; Trung tâm dữ liệu vùng, khu vực; Trung tâm cấp quốc gia về lưu trữ dữ liệu lớn và tính toán hiệu năng cao trên cả nước được bảo đảm kết nối thành công, tạo thành một mạng lưới chia sẻ năng lực tính toán, xử lý dữ liệu lớn phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội, văn hóa của đất nước.
Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030 với tầm nhìn mở ra không gian hoạt động và phát triển mới cho Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, là nhân tố thúc đẩy tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, đảm bảo cho tiến trình chuyển đổi số thành công, đưa Việt Nam trở thành quốc gia số an toàn. Chiến lược dữ liệu quốc gia còn được kỳ vọng góp phần chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, đưa Việt Nam vượt qua mức thu nhập trung bình thấp, đạt được mục tiêu trở thành nước thu nhập cao.
Trên cơ sở kết nối đồng bộ các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, doanh nghiệp, tạo nền tảng tinh gọn bộ máy, cải cách thủ tục hành chính thực chất, phát triển kinh tế số tạo động lực mới cho tăng trưởng; thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong mọi ngành, lĩnh vực, tạo ra các mô hình kinh doanh mới. Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn và điện toán đám mây đang dần trở thành những công cụ sản xuất quan trọng trong nhiều ngành, lĩnh vực. Kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng số, đang được đầu tư phát triển mạnh mẽ. Mạng lưới viễn thông và internet băng thông rộng phủ sóng rộng khắp cả nước, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số.
Bộ Công an, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06), Viện Quản trị Chính sách và Chiến lược phát triển (IPADS), Đề án C06/CP, Đề án từ Chính sách ra Cuộc sống phối hợp tổ chức chuỗi hoạt động Huy động nguồn lực nhân dân đồng hành xây dựng “Chiến lược Dữ liệu Quốc gia, góp ý Dự thảo Luật Dữ liệu”, gồm: (1) Chuỗi Hội thảo Chiến lược Dữ liệu Quốc gia – Xây dựng Luật Dữ liệu; (2) Phim tài liệu Chiến lược phát triển Dữ liệu Quốc gia; (3) Đối thoại Vòng tròn Chính sách Chiến lược Dữ liệu Quốc gia.
Viện Quản trị Chính sách và Chiến lược phát triển hợp tác với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội đang nghiên cứu thiết kết mô hình chính sách tập trung để phát triển chính sách và nâng cao tính liên kết của nhân dân trong tham gia thiết kế chính sách.
Đại tá Vũ Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội chia sẻ quá trình phát triển dữ liệu mang lại nhiều lợi ích cho người dân, đất nước Việt Nam |
Để đảm bảo quá trình xây dựng Chiến lược Dữ liệu Quốc gia và Luật Dữ liệu thể hiện tầm nhìn quốc gia, phù hợp với hành động địa phương và bắt nhịp xu thế toàn cầu, phục vụ tốt nhất cho lợi ích của người dân và doanh nghiệp, mỗi đơn vị và cá nhân, các chuyên gia, nhà khoa học cần nâng cao vai trò tham gia nghiên cứu phát triển Chiến lược Dữ liệu Quốc gia và góp ý xây dựng Luật Dữ liệu, đưa ra bài học kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam, hiến kế giải pháp thống nhất và đồng bộ dữ liệu quốc gia.
Nghiên cứu trưởng chuỗi Hội thảo Chiến lược Dữ liệu Quốc gia mời các chuyên gia trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài đồng hành nghiên cứu góp ý về Luật Dữ liệu |
Việt Nam đặt mục tiêu phát triển hạ tầng dữ liệu đến năm 2030, tất cả 100% các Trung tâm dữ liệu quốc gia; Trung tâm dữ liệu vùng, khu vực; Trung tâm cấp quốc gia về lưu trữ dữ liệu lớn và tính toán hiệu năng cao trên cả nước được bảo đảm kết nối thành công, tạo thành một mạng lưới chia sẻ năng lực tính toán, xử lý dữ liệu lớn phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội, văn hóa của đất nước.
Việc xây dựng dự án luật được Bộ Công an, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ tiến hành trên cơ sở tổng kết thực tiễn trong những năm qua; khắc phục những tồn tại, bất cập, hạn chế; thực hiện thống nhất, đồng bộ, sử dụng hiệu quả thông tin trong các cơ sở dữ liệu, phục vụ công tác quản lý Nhà nước và phát triển kinh tế – xã hội, góp phần phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm. Đồng thời, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc khai thác, vận hành Cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia và phát triển Trung tâm dữ liệu quốc gia; bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật. Tham khảo có chọn lọc pháp luật về quản lý dữ liệu của một số nước, phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam, đảm bảo an toàn an ninh thông tin trong bối cảnh chính trị kinh tế thế giới có nhiều biến động.
Bà Lê Nguyễn Thiên Nga, chủ nhiệm Đề án Quốc gia Từ chính sách ra Cuộc sống và PGS, TS. Trung tướng Phan Xuân Tuy, Giám đốc học viện Chính trị Công an nhân dân phối hợp vận động chính sách và tư vấn, đào tạo quản trị dữ liệu cho các bộ ngành, địa phương |
Tất cả các cơ quan nhà nước cấp bộ, cấp tỉnh mở và cung cấp dữ liệu mở đảm bảo chất lượng, đưa vào khai thác, sử dụng có hiệu quả, đảm bảo sẵn sàng hỗ trợ, phục vụ cho các hoạt động chỉ đạo điều hành, ban hành chính sách của cơ quan nhà nước và phục vụ phát triển các ứng dụng AI cho phát triển kinh tế số, xã hội số. 100% hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính được số hóa; tối thiểu 80% dữ liệu về kết quả thực hiện các thủ tục hành chính được tái sử dụng, chia sẻ theo quy định (ngoại trừ các cơ sở dữ liệu nghiệp vụ đặc thù) đảm bảo người dân và doanh nghiệp chỉ phải cung cấp thông tin một lần khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thực hiện các thủ tục hành chính. Tích hợp kết quả xử lý công việc của cán bộ, công chức, viên chức vào phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc của từng đơn vị; tỷ lệ áp dụng dữ liệu trong phục vụ quản lý điều hành công việc trên môi trường số, trong kiểm tra, đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức đạt tối thiểu 70%. Kết hợp khai thác sử dụng dữ liệu và ứng dụng AI đối với tất cả thủ tục hành chính có đủ điều kiện cung cấp trực tuyến, nâng cao hiệu quả của bộ máy hành chính nhà nước và cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Viện Quản trị Chính sách và Học viện Chính trị Công an nhân dân đánh giá về vai trò của dữ liệu trong tổng thể chiến lược phát triển Việt Nam |
Đánh giá về dự thảo Luật Dữ liệu, lãnh đạo và các chuyên gia của Viện Quản trị Chính sách, Đề án Từ Chính sách ra Cuộc sống, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nhận định, trong bối cảnh công nghệ thông tin, công nghệ số đã và đang phát triển mạnh mẽ, tác động trực tiếp đến mọi mặt đời sống xã hội, việc ban hành Luật Dữ liệu là rất cần thiết, vừa để thế chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về phát triển công nghệ số, chuyển đổi số hay Chiến lược dữ liệu quốc gia, vừa đáp ứng yêu cầu thống nhất nguyên tắc chung về dữ liệu, cơ sở dữ liệu, cơ sở dữ liệu quốc gia trên thực tiễn đời sống xã hội.
Chuyên gia nghiên cứu trưởng của chuỗi hội thảo Chiến lược Dữ liệu Quốc gia tham vấn ý kiến xây dựng và vận động chính sách của cựu sinh viên khóa B2-D6 năm 1974, Học viện An ninh nhân dân |
Theo tờ trình của Chính phủ, hiện nay nhiều nước trên thế giới đã có quy định về dữ liệu, vận hành, khai thác, sử dụng dữ liệu. Ở nước ta, tất cả các luật hiện nay đều không quy định cụ thể, thống nhất về việc xử lý, quản trị dữ liệu. Cũng chưa quy định về nền tảng phát triển, ứng dụng công nghệ cao trong xử lý dữ liệu. Do đó, việc xây dựng Luật Dữ liệu là cấp thiết, để bảo đảm bao quát đầy đủ các nhiệm vụ mà Đảng, Chính phủ đã xác định trong Chiến lược dữ liệu Quốc gia phục vụ công tác chuyển đổi số. Trong Chiến lược Dữ liệu Quốc gia cần chia rõ theo ngành, lĩnh vực, theo địa lý.
Để phục vụ Chính phủ số, tất cả các cơ sở dữ liệu quốc gia trong danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia cần ưu tiên triển khai tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử, hoàn thành việc số hóa, cập nhật và đưa vào sử dụng hiệu quả; được kết nối, chia sẻ với kho dữ liệu tổng hợp tại Trung tâm dữ liệu quốc gia và kết nối, chia sẻ trên phạm vi toàn quốc. Các cơ sở dữ liệu dùng chung và chuyên ngành của các bộ, ngành, địa phương có nhu cầu kết nối, khai thác, tích hợp, chia sẻ thông tin với các cơ sở dữ liệu quốc gia hoặc nhu cầu kết nối, chia sẻ thông tin với nhau, được đáp ứng 100% yêu cầu thông qua các nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu.
Bà Lê Nguyễn Thiên Nga và Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng |
Trước đó, khi đối thoại chính sách với Đề án Từ Chính sách ra Cuộc sống phục vụ Chuỗi chương trình Nguồn lực – Động lực thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, chia sẻ: “Với nghệ thuật không phải đơn giản chỉ chuyển đổi số là thành công. Vì vậy, mà vừa làm, vừa nghiên cứu, vừa rút kinh nghiệm. Trước mắt, chúng tôi cho rằng, phải chuyển đổi số một cách mạnh mẽ nhất trong bảo tàng, vì chỉ có chuyển đổi số bảo tàng mới tiếp cận được công chúng, người dân, tạo ra tiện ích. Và quả thực chúng tôi đã làm được bước đầu này. Bây giờ du khách không cần đến ngay viện bảo tàng mới chiêm nghiệm được hiện vật, mà bằng công nghệ, họ có thể xem được tất cả các hiện vật được trưng bày ở bảo tàng với các chiều khác nhau. Chỉ cần một mã code, người ta có thể dễ dàng truy cập được gần hiện thực hơn, sau khi được xem trên không gian ảo thì đến trải nghiệm với thực tiễn.”
Viện Quản trị Chính sách và Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam trao đổi về thực trạng, khó khăn, vướng mắc và tiềm năng phát triển kinh tế của số hóa dữ liệu di sản |
Trong lĩnh vực bảo tàng, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu cho toàn bộ hiện vật, tài liệu của bảo tàng. Xây dựng cơ sở dữ liệu bao gồm việc số hóa hiện vật bảo tàng và số hóa toàn bộ tài liệu của bảo tàng (tài liệu giấy viết, thông tin về hiện vật…) sang định dạng kỹ thuật số. Đây là nguyên liệu đầu vào cho các sản phẩm ứng dụng khoa học công nghệ trên môi trường không gian mạng, trên website và trưng bày ảo của Bảo tàng, là cơ sở quan trọng để xây dựng bảo tàng số sau này. Đây là giải pháp mang tính đột phá, bởi nhiều sản phẩm ứng dụng được bắt nguồn từ việc số hóa cơ sở dữ liệu.
Tập đoàn Petrolimex và Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm về liên thông dữ liệu trong thương mại và số hóa di sản |
Dữ liệu tại Trung tâm Dữ liệu Quốc gia kỳ vọng tạo nền tảng cốt lõi cung cấp các dịch vụ liên quan đến dữ liệu. Trung tâm này cung cấp hạ tầng công nghệ thông tin cho các tổ chức chính trị – xã hội, các hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia và các cơ quan có nhu cầu sử dụng để khai thác, vận hành, nâng cao hiệu quả, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin. Dự thảo Luật Dữ liệu đã trình Quốc hội quy định về xây dựng, phát triển, xử lý, quản trị dữ liệu; ứng dụng khoa học công nghệ trong xử lý dữ liệu; cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia; Trung tâm Dữ liệu Quốc gia; sản phẩm, dịch vụ về dữ liệu; quản lý Nhà nước về dữ liệu; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động về dữ liệu. Luật được áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến các hoạt động về dữ liệu tại Việt Nam.
Mô hình liên kết Dữ liệu Quốc gia trong tài liệu đào tạo của Đề án Từ Chính sách ra cuộc sống về liên kết các nhánh dẫn dắt, tạo nền tảng và tham gia của các ngành, lĩnh vực thể hiện xu hướng toàn cầu, tầm nhìn quốc gia, hành động cơ sở |
Chiến lược Dữ liệu Quốc gia có khát vọng lớn, tầm nhìn xa, với những hoạt động chắc chắn, cẩn trọng, huy động nguồn lực nhân dân tham gia góp ý dự thảo Luật Dữ liệu, để đảm bảo chính sách xây dựng phải mang hơi thở đời sống, phục vụ cho mục tiêu và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp. Kết quả của chuỗi Hội thảo với nội dung đa dạng kỳ vọng có giá trị tham vấn, tư vấn quan trọng, thiết thực đối với Trung ương, địa phương và phục vụ công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, tuyên truyền trong xây dựng Luật Dữ liệu và 1 năm Nghị quyết số 175/NQ-CP của Chính phủ, phê duyệt đề án Trung tâm Dữ liệu Quốc gia.
Sự đồng hành Chiến lược Dữ liệu Quốc gia của Viện Quản trị Chính sách và các đối tác cùng huy động nguồn lực nhân dân tham gia góp ý xây dựng Luật Dữ liệu trình Quốc hội tháng 10/2024 |
Trung tá Phùng Ngọc Hưng, Phó Chánh văn phòng Học viện Chính trị Công an nhân dân báo cáo về hành trình đồng hành thúc đẩy Luật Dữ liệu của Ban giám đốc Học viện Chính trị Công an nhân dân |
TS. Nguyễn Anh Minh, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam chia sẻ với Chuyên gia Lê Nguyễn Thiên Nga hành trình số hóa dữ liệu bảo tàng và Giải thưởng Chuyển đổi số Quốc gia 2024 |
PGS, TS. Trần Lương Sơn, Giám đốc Chương trình khởi nghiệp Đại học Cobleskill, New York và các chuyên gia, doanh nhân công nghệ sẵn sàng đồng hành xây dựng vào quá trình phát triển của Chiến lược Dữ liệu Quốc gia |
Các cựu học viên khóa B2 – D6 năm 1974 của Học viện an ninh nhân dân trải nghiệm Đường sắt đô thị Hà Nội. Mọi chính sách đều phải hướng đến lợi ích của nhân dân, nhân dân tham gia góp ý chính sách, xây dựng chính sách, thụ hưởng chính sách |
Trích báo cáo của Chuyên gia Lê Nguyễn Thiên Nga, nghiên cứu trưởng Chuỗi Hội thảo Chiến lược Dữ liệu Quốc gia, Góp ý dự thảo Luật Dữ liệu