Từ khóa: năng lực cạnh tranh, Công ty Cổ phần Phục vụ mặt đất Sài Gòn (SAGS)

Summary

The study aims to propose solutions to improve the competitiveness of Saigon Ground Services Company (SAGS) in the period of 2023 – 2025. The research results systematized the theory of competition, competitive advantage, competitiveness, and analyzed the current state of competitiveness of SAGS with strengths, weaknesses, opportunities and challenges based on the influence of external and internal factors. On that basis, the research team proposed suitable solutions for SAGS to improve its competitiveness in current business activities.

Keywords: competitiveness, Saigon Ground Services Company (SAGS)

GIỚI THIỆU

SAGS là đơn vị cung cấp dịch vụ kỹ thuật thương mại mặt đất tại các cảng hàng không (CHK) như: Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Cam Ranh… SAGS được hơn 50 hãng hàng không trong và ngoài nước lựa chọn làm đối tác đồng hành để cung cấp dịch vụ phục vụ mặt đất trọn gói theo tiêu chuẩn của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế – IATA và tiêu chuẩn riêng của mỗi hãng hàng không. Với kinh nghiệm trên 15 năm trong lĩnh vực phục vụ mặt đất, SAGS luôn mang đến dịch vụ hoàn hảo, an toàn cho khách hàng với uy tín và chất lượng cao. Và với chức năng phục vụ mặt đất trọn gói cho các hãng hàng không nội địa và quốc tế, các loại tàu bay vận chuyển khách, vận chuyển hàng hóa SAGS không ngừng hoàn thiện chiến lược kinh doanh, hoạch định đưa ra những biện pháp có được tầm nhìn trong sản xuất kinh doanh theo từng giai đoạn từng thời điểm khác nhau cho phù hợp.

Hiện tại, dịch vụ mặt đất hàng không là một dịch chưa được phổ biến trên thị trường, tuy nhiên cũng chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ các đối thủ cạnh tranh trong ngành như Công ty TNHH MTV dịch vụ mặt đất hàng không tại Việt Nam (VIAGS). Để phát huy lợi thế cạnh tranh, thu hút thêm khách hàng thì việc nâng cao năng lực cạnh tranh là rất quan trọng. Trên cơ sở đó, bài viết thực hiện nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh trong giai đoạn hiện nay tại SAGS” nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh cho công ty giai đoạn 2023-2025.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý thuyết

Khái niệm chung về cạnh tranh

Cạnh tranh là thuộc tính cơ bản và là động lực của nền kinh tế thị trường, do nhiều cách tiếp cận khác nhau nên các nhà kinh tế có những quan niệm khác nhau về cạnh tranh. Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng hoặc thị trường. Cạnh tranh có thể hiểu là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành một số nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường, để đạt được một mục tiêu kinh doanh cụ thể như lợi nhuận, doanh số, thị phần. Cạnh tranh trong một môi trường như vậy đồng nghĩa với ganh đua (Begg và cộng sự, 1992).

Tóm lại, khái niệm cạnh tranh có thể hiểu như sau: Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích. Đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi.

Khái niệm chung về năng lực cạnh tranh

Đầu những năm 1980, năng lực cạnh tranh được nêu ra lần đầu tiên ở Mỹ của Aldington Report, theo đó doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh là doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm và dịch vụ với chất lượng vượt trội và giá cả thấp hơn các đối thủ cạnh tranh trong nước và quốc tế. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đồng nghĩa với việc đạt được lợi ích lâu dài của doanh nghiệp và khả năng bảo đảm thu nhập cho người lao động và chủ doanh nghiệp. Theo Michael Porter (1985), chi phí và sự sẵn có của các yếu tố sản xuất chỉ là một trong nhiều nguồn lực tại chỗ quyết định lợi thế cạnh tranh, không phải là yếu tố quan trọng nếu xét trên phạm vi tương đối so với các yếu tố khác. Tác giả cho rằng, lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp, về dài hạn, tùy thuộc vào khả năng cải tiến liên tục và nhấn mạnh đến dự tác động của môi trường đối với việc thực hiện cải tiến đó.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu định tính được nhóm tác giả sử dụng để phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh trong giai đoạn hiện nay tại SAGS. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phương pháp tổng hợp lý thuyết, phân tích, so sánh và chuyên gia nhằm xây dựng hệ thống khái niệm, phạm trù đầy đủ và sâu sắc hơn cho lý luận về năng lực cạnh tranh tại SAGS.

Bài viết tham khảo nguồn thông tin thứ cấp thu thập từ các tài liệu, như: tạp chí, sách, kỷ yếu hội nghị khoa học và SAGS. Trên cơ sở tổng hợp, phân tích các tài liệu và lấy ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực hàng không, bài viết hệ thống hóa các vấn đề cụ thể về năng lực cạnh tranh và phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của SAGS.

KẾt quẢ NGHIÊN CỨU

Phân tích tác động của các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của SAGS

Yếu tố về kinh tế: Đại dịch Covid-19 đã có tác động rất nặng đến nền kinh tế toàn cầu, cũng như đến hoạt động của ngành hàng không và SAGS. CHK đóng cửa, dịch vụ mặt đất dừng hoạt động, người lao động mất việc làm… Tuy nhiên, dựa trên các yếu tố và nhu cầu đi lại của người dân bằng đường hàng không rất cao, vì vậy sau dịch Covid-19, chuyến bay nội địa tăng đột biến và các hãng hàng không quốc tế đã ký họp đồng với các đơn vị hàng không Việt Nam.

Yếu tố văn hóa xã hội: SAGS với tầng suất phục vụ tàu bay khoảng 130 chuyến/ngày, mỗi chuyến bay có khoảng gần 300 hành khách, với nhiều tôn giáo khác nhau, ngôn ngữ khác nhau, văn hóa xã hội tính ngưỡng khác nhau, có những hành động khác nhau. Nên trong quá trình phục vụ nhân viên phải qua sự đào tạo các kỹ năng giao tiếp, luôn nghe, luôn hiểu, luôn tôn trọng, tạo sự thân thiện làm hài lòng khách hàng.

Yếu tố chính trị pháp luật: Hoạt động của SAGS chịu ảnh hưởng của các văn bản pháp luật từ Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán và các văn bản pháp luật chuyên ngành hàng không.

Yếu tố công nghệ: Dịch vụ mặt đất hàng không là một dịch vụ riêng biệt, những trang thiết bị chuyên dùng tiếp cận tàu bay phải có kiểm định và được cấp phép từ Cục Hàng không Việt Nam mới được khai thác và phục vụ. CHK Quốc tế Tân Sơn Nhất năm 2020 với dự án đầu thêm 14 thiết bị chuyên dùng phục vụ nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho SAGS với các công ty chung ngành.

Yếu tố tự nhiên: Điều kiện thời tiết Đông Nam Bộ với khí hậu ôn hòa, lý tưởng, nhưng trên thực tế nhân viên và trang thiết bị phục vụ mặt đất hàng không điều gặp những khó khăn trở ngại, như: áp lực công việc cao, hiệu quả lao động làm việc thấp, trang thiết bị phục vụ chất lượng kém, và nguyên nhân không kém quan trọng do ảnh hưởng nhiệt độ thời tiết.

Sản phẩm thay thế: Hiện nay, các hãng hàng không chi trả cho dịch vụ mặt đất là rất lớn, gần 35% trên tổng doanh thu. Riêng Hãng hàng không Vietjet đã được cấp phép tự phục vụ mặt đất cho mình tại CHK Quốc tế Nội Bài, trong tương lai Hãng cũng xin tự phục vụ tại CHK Quốc tế Cam Ranh, CHK Quốc tế Tân Sơn Nhất và CHK Quốc tế Long Thành, cũng rất nhiều hãng hàng không khác mong muốn sản phẩm của mình thay thế sản phẩm dịch vụ mặt đất do SAGS đang phục vụ.

Nhà cung cấp thiết bị và vật tư hỗ trợ: Các thiết bị mà SAGS sử dụng được đặt hàng theo đơn từ nước ngoài về, cần có cơ quan kiểm định, cấp phép bởi Cục Hàng không Việt Nam, sau đó trang thiết bị mới được khai thác phục vụ. Do thiếu tính chất cơ động nên SAGS phải đặt hàng trước vài tháng để bổ xung vào trang thiết bị phục vụ.

Đối thủ cạnh tranh: Do tính chất đặc thù trong ngành hàng không, ngoài SAGS còn có đơn vị khác như VIAGS. VIAGS chuyên cung cấp dịch vụ mặt đất tại 3 cảng hàng không lớn tại Việt Nam, như: CHK Quốc tế Tân Sơn Nhất, VIAGS Đà Nẵng và VIAGS Nội Bài. VIAGS không phục vụ nhiều hãng hàng không như SAGS, nhưng VIAGS có thị phần không nhỏ trong ngành phục vụ mặt đất hàng không, đặc biệt VIAGS được chứng nhận quốc tế IATA, ISAGO, nên phục vụ các hãng hàng không quốc tế với năng lực phục vụ được chứng nhận ISO 9001.

Phân tích tác động của các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của SAGS

Bảng 1: Tình hình sản xuất, kinh doanh của SAGS

Nâng cao năng lực cạnh tranh trong giai đoạn hiện nay tại Công ty cổ phần Phục vụ mặt đất Sài Gòn (SAGS)
Nguồn: Báo cáo thường niên SAGS

Tình hình sản xuất, kinh doanh của SAGS: Sản lượng khai thác của SAGS bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 vào thời điểm cuối năm 2020 và gần hết năm 2021. Tất cả các CHK điều phải đóng cửa, chỉ một số cảng hoạt động cho những chuyến bay giải cứu, nhân viên một số nghỉ việc không lương vì tình hình tài chính của công ty. Nhưng dịch vụ hàng không là dịch vụ không thể thiếu với nhu cầu đi lại của mọi người trong nước và quốc tế. SAGS cố gắng đưa ra những chiến lược kinh doanh, trong môi trường cạnh tranh sau đại dịch Covid-19, năm 2022 lợi nhuận sau thuế là 138.004 tỷ đồng, tổng tài sản 1.076.543 tỷ đồng, 6 tháng đầu năm 2023 lợi nhuận sau thuế 130.714 tỷ đồng tổng tài sản 1.259.531 tỷ đồng. Năm 2023, SAGS cũng ký hợp đồng phục vụ cho những hãng hàng không quốc tế, mang về lợi nhuận tạo cơ hội cạnh tranh cùng doanh nghiệp chung ngành.

Bảng 2: Kết quả kinh doanh của SAGS và VIAGS tại CHK Quốc tế Tân Sơn Nhất

Nâng cao năng lực cạnh tranh trong giai đoạn hiện nay tại Công ty cổ phần Phục vụ mặt đất Sài Gòn (SAGS)
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh SAGS

Số liệu (Bảng 2) cho thấy, nguồn lợi nhuận sau thuế trong 4 năm gần nhất của SAGS luôn đi đầu lợi nhuận, vì có được thị phần lớn tại CHK Quốc tế Tân Sơn Nhất. Ngoài ra, SAGS thực hiện tiết kiệm chi phí trong sản xuất với những nguồn tiết kiệm cũng góp phần nâng cao nguồn tài chính của doanh nghiệp, luôn duy trì nguồn nhân lực để đảm bảo hiệu quả dịch vụ cho công ty.

Bảng 3: Nguồn nhân lực của SAGS tại CHK Quốc tế Tân Sơn Nhất tháng 12/2022

Nâng cao năng lực cạnh tranh trong giai đoạn hiện nay tại Công ty cổ phần Phục vụ mặt đất Sài Gòn (SAGS)
Nguồn: Phòng tổ chức SAGS

Quản trị nguồn nhân lực: Tổng số lượng lao động của SAGS tại CKH Quốc tế Tân Sơn Nhất là 855 lao động, bao gồm trình độ trên đại học 1,39%, trình độ đại học 25,1%, trình độ phổ thông 59,88%, với số lao động trình độ phổ thông 510 lao động tỷ lệ chiếm 1/3 số lượng lao động, nên hằng năm Công ty tổ chức cuộc thi tay nghề, tái đào tạo lại kiến thức cho nhân viên của mình, với mục tiêu nhằm kiểm tra tay nghề kiến thức sau một năm làm việc có còn năng lực, kỹ năng và trình độ chuyên môn để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất tạo ra sản phẩm có chất lượng để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho công ty. Nhìn chung, tỷ lệ số lượng lao động trình độ phổ thông quá cao so với trình độ trên đại học và đại học, vì vậy SAGS luôn chú trọng công việc huấn luyện và đào tạo cho nhân viên.

Bảng 4: Ma trận hình ảnh cạnh tranh SAGS so với các đối thủ cạnh tranh

Nâng cao năng lực cạnh tranh trong giai đoạn hiện nay tại Công ty cổ phần Phục vụ mặt đất Sài Gòn (SAGS)
Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm tác giả

Qua kết quả phân tích (Bảng 4) cho thấy, năng lực cạnh tranh của SAGS với 3,5 điểm so với đối thủ VIAGS với 3,03 điểm. SAGS có sự chênh lệch lớn hơn về tổng số điểm nhưng không đáng kể lắm so với VIAGS. Điều này cho thấy, SAGS có hợp đồng phục vụ nhiều hơn với các hãng hàng không trong và ngoài nước so với VIAGS. Tuy nhiên, để thực hiện tốt mục tiêu nâng cao lợi thế cạnh tranh, SAGS cần phát huy hơn nữa những mặt mạnh trên và củng cố những mặt còn yếu, từng bước nâng cao thị phần.

KẾT LUẬN GIẢI PHÁP

Việc nâng cao năng lực cạnh tranh đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì và phát triển dịch vụ mặt đất hàng không của SAGS nói riêng và mỗi doanh nghiệp hàng không nói chung. Để tiếp tục phát triển và kinh doanh có hiệu quả trong thời gian tới SAGS cần xây dựng chiến lược kinh doanh gắn liền với đảm bảo chất lượng trong khai thác, nghiên cứu phát triển thị trường và phát triển nguồn lực.

Từ kết quả nghiên cứu trên, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của SAGS như sau:

Một là, về phát triển thị trường. Để phát triển thị trường hàng không ngoài duy trì phục vụ số lượng khách hàng cũ (hãng hàng không), thì SAGS cần đặt ra cho mình đạt được những tiêu chuẩn phục vụ cao hơn (như SAGS đạt được chứng nhận ISAGO) để có thể tăng số lượng khách hàng mới trong tương lai.

Hai là, về chất lượng. Phục vụ mặt đất trong ngành hàng không ngoài yếu tố con người thì trang thiết bị phục vụ là không thể thiếu. Trang thiết bị đóng vai trò quyết định thời gian phục vụ chuyến bay, nên cần được SAGS đưa lên hàng đầu trong việc tạo ra sản phẩm tốt. SAGS cần bổ xung thay mới các trang thiết bị phù hợp với địa hình khí hậu và thời tiết ở Việt Nam, trang bị công cụ hỗ trợ hiện đại trong bảo trì bảo dưỡng, sửa chữa hoặc sử lý sự cố khi đang phục vụ tàu bay. Trang thiết bị tốt hiện đại giúp rút ngắn thời gian phục vụ, tạo ra sản phẩm chất lượng, tiết kiệm chi phí, giá thành hạ, giúp SAGS năng cao năng lực cạnh tranh với đối thủ cùng ngành.

Ba là về nguồn nhân lực. SAGS cũng nên mạnh dạn cắt bỏ những cá nhân gây nên sự lạc hậu là một nhân tố tiêu cực trong công việc dẫn đến không hoàn thành công việc. Ngoài ra, cũng nên cắt bỏ những quan điểm tiêu cực trong việc đề bạt thăng chứng nhân viên theo cách chủ quan vì nhân viên ấy là người thân quen biết, nên khách quan đề bạt cá nhân có năng lực, có nhân cách, có thái độ làm việc tốt trong công việc. SAGS cũng nên nghiêm túc xem xét việc tuyển dụng đầu vào bằng các mối quan hệ như quen biết, người thân, chi phí cơ hội.

Bốn là, các giải pháp khác. Phòng điều hành ngoài việc nhận thông tin từ các chuyến bay thông báo lại cho các phòng khác chuẩn bị phục vụ theo thời gian quy định, thì phòng điều hành cần phải nắm bắt thông tin nhiều hơn, như thời tiết trong ngày trong tuần tốt hay xấu. Từ đó, đưa ra những dự báo, dự đoán để có chiến lược xắp xếp nhân sự phục vụ hiệu quả hơn. Yếu tố thời tiết rất quan trọng trong điều kiện cất cánh và hạ cánh của tàu bay, trong thời tiết xấu như gió, mưa thất thường, thì tàu bay có thể bay thêm vài vòng trước khi hạ cánh làm cho việc phục vụ gặp khó khăn về nhân sự, về trang thiết bị khi phải phục vụ cùng một lúc với nhiều tàu bay./.

Tài liệu tham kho

1. Begg Fischer And Dornbusch (1992), Economics, McGraw-hill Book Company.

2. Michael E. Porter (1985), Competitive Advantage, Creating and Sustaining Superior Performance, Free Press, New York.

3. Tài liệu nội bộ của SAGS.

Lê Ngô Ngọc Thu

Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh

Nguyễn Thành Phong

Công ty cổ phần Phục vụ mặt đất Sài Gòn

Huỳnh Ngọc Anh

Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh

(Theo Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 02, tháng 01/2024)