Từ khóa: nhân tố ảnh hưởng, kiểm soát nội bộ, quận Long Biên, TP. Hà Nội, thu bảo hiểm xã hội

Summary

This article evaluates the factors affecting internal control of social insurance collection at Long Bien District Social Insurance, Hanoi City. Research results show that there are 5 factors affecting the internal control of social insurance collection in Long Bien district, including: Qualification and capacity of social insurance collection officers; Social insurance collection risk assessment; IT applications; Information system of social insurance collection; and Relevant legal regulations.

Keywords: influencing factors, internal control, Long Bien district, Hanoi city, social insurance collection

GIỚI THIỆU

Hệ thống tổ chức bộ máy BHXH Việt Nam được thực hiện thống nhất từ Trung ương đến địa phương và BHXH cấp quận/huyện là một bộ phận quan trọng trong hệ thống BHXH. Quận Long Biên, TP. Hà Nội có diện tích lớn và vị trí chiến lược rất quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Thành phố, với tuổi đời hơn 20 năm hình thành và phát triển. Quận Long Biên đã đạt được nhiều thành tích rực rỡ trong nhiều lĩnh vực thuộc quản lý nhà nước, dịch vụ công, như: hành chính, BHXH, thuế… Trong đó, BHXH quận Long Biên được đánh giá là một điểm sáng của Thành phố với nhiều kết quả khả quan.

Bên cạnh kết quả đạt được, BHXH quận Long Biên cũng gặp khá nhiều khó khăn trong việc thực hiện chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) đối với các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn, như: số lao động tham gia BHXH có tỷ lệ thấp so với tổng số lao động, số đơn vị tham gia BHXH vẫn còn hạn chế so với tổng số doanh nghiệp trên địa bàn, quy mô địa bàn khá rộng nên hoạt động triển khai thu BHXH cũng gặp nhiều trở ngại …Để phát huy hiệu quả của thu BHXH thì cần thiết phải tập trung vào là nội dung về kiểm soát nội bộ thu BHXH của Quận.

Vì vậy, để nâng cao hiệu quả thu BHXH cần phải có những giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ thu BHXH nhằm đảm bảo đủ nguồn thu giải quyết chế độ chính sách cho người tham gia, đảm bảo tăng trưởng quỹ BHXH và thực hiện công bằng xã hội, an sinh xã hội, đảm bảo quyền lợi cho người lao động được thụ hưởng những chính sách của BHXH góp phần phát huy vai trò của BHXH quận Long Biên.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý thuyết

COSO (2013) định nghĩa, kiểm soát nội bộ là một quá trình được chi phối bởi ban giám đốc, nhà quản lý và các nhân viên của đơn vị, được thiết kế để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu liên quan hoạt động, báo cáo và tuân thủ.

Theo quy Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH.

Quyết định số 595/QĐ-BHXH, ngày 14/4/2017 ban hành quy trình thu BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT nêu rõ, thu BHXH là sự tác động của Nhà nước thông qua các quy định mang tính pháp lý các bên tham gia BHXH phải tuân thủ thực hiện nghĩa vụ đóng góp vào Quỹ BHXH; trong đó cơ quan BHXH sử dụng các biện pháp nghiệp vụ và các phương pháp đặc thù tác động trực tiếp vào đối tượng đóng BHXH để đạt mục tiêu đề ra.

Như vậy, có thể nhận định kiểm soát nội bộ thu BHXH là một hệ thống các biện pháp và thủ tục mà BHXH quận/huyện thực hiện để đảm bảo hoạt động của thu BHXH diễn ra an toàn, hiệu quả và tuân thủ pháp luật.

Mô hình nghiên cứu

Trên cơ sở các nghiên cứu của: Trần Thị Thúy (2015); Lê Minh Quang (2015); Phan Thị Thanh Hương (2017); Quách Thanh Nhã, Nguyễn Thiện Phong, Huỳnh Thị Cẩm Thơ, Bùi Hồng Đới, Nguyễn Năng Phúc (2021); Rebecca Holmes và cộng sự (2016); Krzysztof Hagemejer (2018); Agne A và cộng sự (2022), nhóm tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố chính có ảnh hưởng kiểm soát nội bộ thu BHXH tại quận Long Biên, gồm: Ứng dụng công nghệ thông tin cho thu BHXH (UD); Hệ thống thông tin về thu BHXH (TT); Trình độ và năng lực đội ngũ cán bộ quản lý thu BHXH (TĐ); Các quy định pháp lý có liên quan tới thu BHXH (PL); Đánh giá rủi ro thu BHXH (RR) như Hình.

Hình: Mô hình nghiên cứu

Nhân tố ảnh hưởng tới kiểm soát nội bộ thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội quận Long Biên TP. Hà Nội*
Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất

Phương pháp nghiên cứu

Để có dữ liệu phân tích, nhóm tác giả thực hiện khảo sát đối với 150 cán bộ BHXH quận Long Biên, BHXH TP. Hà Nội, BHXH Việt Nam, BHXH các quận lân cận với Long Biên. Kết quả thu về được 148 phiếu hợp lệ. Dữ liệu được mã hóa và đưa vào phần mềm SPSS22.0 để phân tích. Khảo sát được thực hiện từ tháng 7/2023 đến tháng 11/2023.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kiểm định độ tin cậy

Bảng 1: Kết quả kiểm định độ tin cậy của các biến độc lập

Nhân tố

Tương quan biến tổng

Hệ số Cronbachs Alpha

Hệ số Cronbachs Alpha của tổng thể

UD

,470

,734

TT

,710

,603

,809

,560

,709

PL

,575

,715

RR

,552

,626

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả

Kết quả phân tích (Bảng 1) cho thấy, các thang đo đều có Hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể > 0,6. Hệ số tương quan biến tổng > 0,3. Như vậy, các thang đo đều đạt độ tin cậy và được đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA).

Kết quả phân tích EFA

Bảng 2: Kết quả kiểm định KMO

Hệ số KMO

,736

Kiểm định Bartlett

Chi bình phương xấp xi

321,164

Bậc tự do

14

Sig.

,000

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả

Thước đo KMO có giá trị là 0,736 thỏa mãn điều kiện: 0,5 ≤ KMO ≤ 1; Kiểm định Bartlett có giá trị Sig. = 0,000 50%) đáp ứng tiêu chuẩn, nghĩa là 62,440% thay đổi của nhân tố được giải thích bởi các biến quan sát độc lập.

Kiểm định tương quan

Trước khi tiến hành kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phân tích hồi quy tuyến tính bội, mối tương quan giữa các biến của mô hình cần phải được xem xét. Phân tích ma trận tương quan sử dụng hệ số Pearson Correlation để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ giữa các nhân tố với nhau. Hệ số này luôn trong khoảng từ -1 đến 1, lấy giá trị trị tuyệt đối, nếu > 0,6, thì có thể kết luận mối quan hệ là chặt chẽ và càng gần 1, thì mối quan hệ càng chặt; nếu

Bảng 3: Kết quả kiểm định tương quan

UD

TT

PL

RR

KS

UD

Pearson Correlation

1

,304**

,094

,054

,167*

,125

Sig. (2-tailed)

,000

,182

,450

,018

,077

N

148

148

148

148

148

148

TT

Pearson Correlation

,304**

1

,398**

,321**

,325**

,313**

Sig. (2-tailed)

,000

,000

,000

,000

,000

N

148

148

148

148

148

148

PL

Pearson Correlation

,094

,398**

1

,483**

,228**

,337**

Sig. (2-tailed)

,182

,000

,000

,001

,000

N

148

148

148

148

148

148

Pearson Correlation

,054

,321**

,483**

1

,337**

,442**

Sig. (2-tailed)

,450

,000

,000

,000

,000

N

148

148

148

148

148

148

RR

Pearson Correlation

,167*

,325**

,228**

,337**

1

,171*

Sig. (2-tailed)

,018

,000

,001

,000

,015

N

148

148

148

148

148

148

Sig. (2-tailed)

,077

,000

,000

,000

,015

KS

Pearson Correlation

,287**

,400**

,394**

,319**

,347**

,157*

Sig. (2-tailed)

,000

,000

,000

,000

,000

,026

N

148

148

148

148

148

148

** Mối tương quan có ý nghĩa ở mức 0,01; * Mối tương quan có ý nghĩa ở mức 0,05

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả

Kết quả phân tích tương quan (Bảng 3) cho thấy, các nhân tố khảo sát có tương quan với nhau khá tốt, hệ số Perason đều > 0,000.

Kiểm định mức độ giải thích của mô hình

Bảng 4: Kết quả kiểm định mức độ giải thích của mô hình

Mô hình

R

R2

R2 điều chỉnh

Sai số chuẩn

1

.764a

.696

.685

.26735

Nguồn: Tính toán của tác giả

Kết quả phân tích (Bảng 4) cho thấy, hệ số R2 điều chỉnh = 0,685, ý nghĩa 68,5% KSNB thu BHXH quận Long Biên được giải thích bởi 5 biến độc lập.

Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình

Bảng 5: Kết quả kiểm định mức độ phù hợp của mô hình

Mô hình

Tổng bình phương

df

Trung bình bình phương

F

Sig.

1

Hồi quy

21,195

7

2,866

74,093

,000b

Số dư

8,685

141

,032

Tổng

26,880

148

Nguồn: Tính toán của tác giả

Kết quả phân tích (Bảng 5) cho thấy, giá trị Sig.

Phân tích hồi quy

Bảng 6: Kết quả hệ số hồi quy chuẩn hóa

Stt

Biến

Beta chuẩn hóa

%

Thứ tự ảnh hưởng

1

UD

,237

28,86%

3

2

TT

,179

23,97%

4

3

,342

20,00%

1

4

PL

,143

12,07%

5

5

RR

,284

15,10%

2

6

Tổng

1,185

100%

Nguồn: Tính toán của tác giả

Kết quả phân tích (Bảng 6) cho thấy, hệ số hồi quy chuẩn hóa của 5 nhân tố đều có ảnh hưởng tới nhân tố phụ thuộc là KS với mức ảnh hưởng thể hiện theo bảng đều > 0,000. Kết quả của quá trình kiểm định và hồi quy đo được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến KSNB thu BHXH quận Long Biên, nên phương trình hồi quy được viết như sau:

Y (KS) =0,237UD + 0,179TT + 0,342TĐ + 0,143PL + 0,284RR

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 5 nhân tố ảnh hưởng tới kiểm soát nội bộ thu BHXH quận Long Biên, gồm: Trình độ và năng lực của cán bộ thu BHXH; Đánh giá rủi ro thu BHXH Ứng dụng công nghệ thông tin; Hệ thống thông tin của thu BHXH và Các quy định pháp lý có liên quan. Trong đó, nhân tố Trình độ và năng lực của cán bộ thu BHXH có ảnh hưởng lớn nhất. Trên cơ sở kết quả thu được kết hợp với đánh giá định tính sẽ làm căn cứ đề xuất một số hướng hoàn thiện.

Kiến nghị

Trong giới hạn của bài nghiên cứu, nhóm nghiên cứu tập trung đề xuất kiến nghị cho nhân tố ảnh hưởng lớn nhất là Trình độ và năng lực của cán bộ thu BHXH nhằm chủ yếu cho việc nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ BHHX quận Long Biên, cụ thể như sau:

– Muốn làm tốt công tác thu đúng, thu đủ, thu kịp thời BHXH, thì mỗi cán bộ thu phải am hiểu chính sách chế độ, nhiệt tình, sẵn sàng hướng dẫn tuyên truyền cho người lao động, người sử dụng lao động ở mọi lúc và mọi nơi làm sao cho họ hiểu và sẽ sẵn sàng tham gia đóng BHXH. Mặt khác, cũng phải tạo thái độ, tác phong làm việc hiệu quả, chuyên nghiệp, nhưng không nên quá cứng nhắc, mà cần phải khéo léo, mềm mỏng trong những trường hợp cần thiết.

– Hiện nay số cán bộ, viên chức trong cơ quan BHXH quận Long Biên nhìn chung còn mỏng so với số người tham gia BHXH trên địa bàn Quận. Mỗi người lại phụ trách một khối công việc khá lớn nên phải có kế hoạch thực hiện cụ thể và khoa học, trong công tác thu thì cán bộ Bộ phận thu cần tăng cường hơn nữa công tác thu này ngay từ đầu năm, đầu tháng, đầu quý. Nên đảm bảo thu đủ, thu đúng, thu kịp thời.

– Tăng cường thực hiện chương trình đào tạo nâng cao năng lực cán bộ, viên chức đang đương nhiệm. Thường xuyên mở các lớp tập huấn, bổ túc chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên cơ quan BHXH. Tạo điều kiện cho các cán bộ trong cơ quan theo học các khóa đào tạo chuyên sâu do BHXH TP. Hà Nội tổ chức…, nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ công nhân viên./.

Tài liệu tham khảo

1. Agne A., and Teoduras T. (2022), Management of the colletion of social insurance contributions, A. Andrulienė, T. Tamošiūnas, 5(1), 22-32.

2. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (2017), Quyết định 595/QĐ-BHXH, ngày 14/4/2017 về BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ BHXH.

3. COSO (2013), Internal Control – Integrated Framework.

4. Krzysztof Hagemejer (2018), Social Insurance, In book: Asia’s Fiscal Challenge: Financing the Social Protection Agenda of the Sustainable Development Goals.

5. Lê Minh Quang (2015), Tăng cường Kiểm soát thu BHXH tại BHXH thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Thăng Long.

6. Phan Thị Thanh Hương (2017), Hoàn thiện kiểm soát thu BHXH tại BHXH TP. Hải Phòng, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Dân lập Hải Phòng.

7. Quốc hội (2014), Luật Bảo hiểm xã hội, số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014.

8. Quách Thanh Nhã, Nguyễn Thiện Phong, Huỳnh Thị Cẩm Thơ, Bùi Hồng Đới, Nguyễn Năng Phúc (2021), Nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm soát nội bộ tại bảo hiểm xã hội tỉnh Sóc Trăng đối với thanh toán chi phí khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh, Tạp chí nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô, Số 12-2021.

9. Rebecca Holmes., and Lucy Scott (2016), Extending Social insuarance for imformal workers, Overseas Development Institute, England & Wales.

10. Trần Thị Thúy (2015), Kiểm soát thu BHXH tại BHXH TP. Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

TS. Nguyễn Thanh Trang

Khoa Kinh tế – Trường Đại học Mở Hà Nội

Học viên cao học Trần Mai Trang

Bảo hiểm Xã hội quận Long Biên

(Theo Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 02, tháng 01/2024)

*Nghiên cứu được thực hiện dưới sự tài trợ của đề tài NCKH MHN2024