Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 219/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt
Quy hoạch nêu rõ mục tiêu chung là nhằm phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực để đưa Bắc Giang phát triển nhanh, toàn diện và bền vững.

Bắc Giang là tỉnh được thẩm định quy hoạch tỉnh đầu tiên trong cả nước trong điều kiện chưa có nhiều kinh nghiệm, với nhiều điểm mới theo quy định của Luật Quy hoạch. Việc lập quy hoạch thời kỳ này tiếp cận theo phương pháp mới mà Luật Quy hoạch đã quy định, trên cơ sở tất cả các ngành, lĩnh vực và lãnh thổ phải được tích hợp trong một bản quy hoạch tổng thể có tính đa ngành trên không gian phát triển của toàn tỉnh.

Quy hoạch nêu rõ mục tiêu chung là nhằm phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực để đưa Bắc Giang phát triển nhanh, toàn diện và bền vững. Công nghiệp là động lực chủ yếu cho tăng trưởng gắn với phát triển không gian mới, đưa Bắc Giang trở thành một trong những trung tâm phát triển công nghiệp của vùng; dịch vụ phát triển đa dạng, có bước đột phá; nông nghiệp phát triển ổn định, theo hướng an toàn, chất lượng và hiệu quả. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đô thị được đầu tư đồng bộ, hiện đại. Khoa học, công nghệ, kinh tế tri thức được phát huy, trở thành nhân tố chủ yếu đóng góp cho nâng cao chất lượng tăng trưởng; phát triển mạnh nguồn nhân lực chất lượng cao. Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội được phát triển toàn diện và thuộc nhóm tiên tiến của cả nước; đời sống vật chất, tinh thần và môi trường sống của nhân dân được nâng lên; mở rộng hợp tác, hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới; xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh vững chắc.

Phấn đấu đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2021 – 2030 đạt khoảng 15 – 16%, trong đó: Công nghiệp – xây dựng tăng 17 – 18%/năm (công nghiệp tăng 18 – 19%/năm, xây dựng tăng 12 – 13%/năm); dịch vụ tăng 10 – 11%/năm; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2 – 3%/năm.

Cơ cấu kinh tế năm 2030: Ngành công nghiệp – xây dụng chiếm khoảng 66 -67% (công nghiệp chiếm 60%); ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm khoảng 6 – 7%; ngành dịch vụ chiếm 24 – 25% và thuế sản phẩm 2-3%.

GRDP bình quân đầu người năm 2030 đạt khoảng 9.800 USD (giá hiện hành).

Mục tiêu phát triển đến năm 2030, Bắc Giang trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, quy mô GRDP đứng trong nhóm 15 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước và đứng đầu vùng Trung du và Miền núi phía Bắc.

Đến năm 2030, Bắc Giang trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, quy mô GRDP đứng trong nhóm 15 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước và đứng đầu vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

Bắc Giang lấy công nghiệp là động lực chính cho phát triển, với định hướng phát triển công nghiệp theo hướng bền vững, thân thiện môi trường.

Ưu tiên phát triển công nghiệp cơ khí, chế biến nông lâm sản, công nghiệp điện tử, quang học là các ngành mũi nhọn. Phát triển dịch vụ có bước đột phá gắn với phát huy tiềm năng lợi thế về dịch vụ vận tải logistic, du lịch, tập trung phát triển chuỗi sân golf.

Tập trung phát triển đô thị thông minh, phù hợp với điều kiện tự nhiên gắn với trung tâm đầu mối phát triển công nghiệp.

Ưu tiên mở rộng các khu, cụm công nghiệp, bố trí tập trung ở vùng kinh tế trọng điểm. Phát triển hạ tầng để đi trước một bước nhằm tạo nền tảng cho sự phát triển nhanh, ổn định, bền vững.

Quan tâm phát triển nông nghiệp là trụ đỡ tạo sự ổn định cho nền kinh tế gắn với nông nghiệp an toàn, công nghệ cao.

Khoanh vùng quản lý, bảo tồn hợp lý các di sản văn hóa, tín ngưỡng quan trọng. Xây dựng hệ thống hạ tầng phòng chống thiên tai; bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học; khai thác sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, ứng phó với biến đổi khí hậu…

Về kinh tế, phấn đấu đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2021 – 2030 đạt khoảng 15 – 16%, trong đó: Công nghiệp – xây dựng tăng 17 – 18%/năm (công nghiệp tăng 18 – 19%/năm, xây dựng tăng 12 – 13%/năm); dịch vụ tăng 10 – 11%/năm; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2 – 3%/năm.

Cơ cấu kinh tế năm 2030: Ngành công nghiệp – xây dụng chiếm khoảng 66 -67% (công nghiệp chiếm 60%); ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm khoảng 6 – 7%; ngành dịch vụ chiếm 24 – 25% và thuế sản phẩm 2-3%.

GRDP bình quân đầu người năm 2030 đạt khoảng 9.800 USD (giá hiện hành).

Về phương hướng phát triển, Bắc Giang sẽ phát triển công nghiệp theo hướng bền vững, đưa Bắc Giang trở thành một trong những trung tâm phát triển công nghiệp của vùng; duy trì tốc độ tăng trưởng cao, tiếp tục là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế.

Theo đó, quy hoạch phân vùng không gian của tỉnh thành 3 vùng gồm:

– Vùng trọng điểm (vùng Tây Nam) gồm các huyện Hiệp Hoà, Việt Yên, Yên Dũng, TP Bắc Giang và 1 phần phía Nam huyện Lạng Giang, Tây – Tây Nam huyện Lục Nam, lấy thành phố Bắc Giang là trung tâm vùng.

– Vùng phía Đông gồm các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, lấy thị trấn Chũ là trung tâm vùng.

– Vùng phía Bắc gồm các huyện Yên Thế, Tân Yên, Lạng Giang; lấy thị trấn Vôi là trung tâm vùng.

Đến năm 2030, toàn tỉnh có 29 đô thị gồm: 01 đô thị loại I (thành phố Bắc Giang); 01 đô thị loại III (thị xã Việt Yên); 04 đô thị loại IV (thị xã Hiệp Hoà, thị trấn Chũ mở rộng, thị trấn Vôi và thị trấn Đồi Ngô); 26 thị trấn là đô thị loại V gồm 09 đô thị hiện có và 14 đô thị thành lập mới. Quy hoạch 23 khu đô thị – dịch vụ gắn với quy hoạch các KCN, khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, thể thao.

Đến năm 2030, quy hoạch 29 KCN với diện tích khoảng 7.000 ha (trong đó có 12 KCN – đô thị – dịch vụ); quy hoạch 63 cụm công nghiệp với diện tích khoảng 3.006 ha.

Quy hoạch cũng nêu rõ phương án thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất, đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng thời kỳ 2021 – 2030, theo đó thực hiện thu hồi 34.589 ha đất nông nghiệp, 1.947 ha đất phi nông nghiệp để thực hiện các dự án phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh.

Quy hoạch cũng nhấn mạnh quan điểm phát triển ngành dịch vụ đa dạng, hiện đại, bền vững; phát triển đột phá một số dịch vụ có tiềm năng, lợi thế, ngành dịch vụ có sức cạnh tranh cao, đưa Bắc Giang trở thành cửa ngõ, trung tâm trung chuyển hàng hóa, vận tải, kho bãi, logistic, thương mại của vùng. Hình thành và phát triển các khu du lịch quốc gia, đưa dịch vụ du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng. Phát triển đồng bộ cả dịch vụ sản xuất, dịch vụ xã hội và dịch vụ công.

Nền nông nghiệp được xây dựng theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên cơ sở phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp sạch. Phát triển lâm nghiệp, thủy sản theo hướng bền vững, nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường.

Song song với đó là phát triển văn hóa, gia đình đảm bảo giữ gìn bản sắc của vùng đất và người Bắc Giang; bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững. Ưu tiên tu bổ, tôn tạo các di tích đã xếp hạng bị xuống cấp, các di tích có giá trị phát triển du lịch. Tập trung xây dựng, từng bước hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao. Phát triển sâu rộng và bền vững hoạt động thể dục thể thao, phát triển thể thao thành tích cao, tập trung vào các môn thế mạnh, môn thể thao olympic…/.