Sự thật về Bitcoin dưới  góc nhìn của giới khoa học và tiền tệ

Bitcoin, đồng tiền kỹ thuật số “dễ bốc hơi” nhưng lại được giới đầu tư trẻ chấp nhận (Ảnh: Dailysabah).

I. Bitcoin là gì?

Một số người cho rằng, Bitcoin được lấy cảm hứng từ cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008. Và ít nhất đã có một người tuyên bố phát minh ra Bitcoin, nhưng đến nay vẫn chưa có chứng cứ khẳng định.

Theo Bách khoa thư mở, Bitcoin (ký hiệu BTC, XBT…) là một loại tiền mã hóa, được phát minh bởi Satoshi Nakamoto dưới dạng phần mềm mã nguồn mở năm 2009. Nó được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào. Bitcoin có cách hoạt động khác hẳn so với các loại tiền tệ điển hình: không có một ngân hàng trung ương nào quản lý và hệ thống hoạt động dựa trên một giao thức mạng ngang hàng trên điện toán Internet.

Sự cung ứng Bitcoin là tự động, hạn chế, được phân chia theo lịch trình định sẵn dựa trên các thuật toán. Bitcoin được cấp tới các máy tính “đào” để trả công cho việc xác minh giao dịch Bitcoin, ghi chúng vào cuốn sổ cái được phân tán trong mạng ngang hàng, thông qua công nghệ blockchain. Cuốn sổ cái này sử dụng Bitcoin là đơn vị kế toán. Mỗi bitcoin có thể được chia nhỏ tới 100 triệu đơn vị nhỏ hơn gọi là satoshi.

Sự thật về Bitcoin dưới  góc nhìn của giới khoa học và tiền tệ

Mỗi Bitcoin có thể được chia nhỏ tới 100 triệu đơn vị nhỏ, gọi là satoshi (Ảnh: Poole.ncsu )

Phí có thể áp dụng cho giao dịch mới tùy thuộc vào nguồn tài nguyên của mạng. Ngoài phí giao dịch, các thợ đào còn được trả công cho việc tạo ra các khối (block) chứa nhật ký giao dịch. Cứ 10 phút, một khối mới được tạo ra kèm theo một lượng Bitcoin được cấp phát. Số bitcoin được cấp cho mỗi khối phụ thuộc vào thời gian hoạt động của mạng lưới. Vào tháng 5 năm 2020, 6,25 bitcoin được cấp phát cho mỗi khối mới. Tốc độ lạm phát sẽ giảm một nửa còn 3,125 bitcoin vào khoảng tháng 5 năm 2024 và tiếp tục giảm một nửa sau mỗi chu kỳ 4 năm cho tới khi có tổng cộng 21 triệu Bitcoin được phát hành vào năm 2140. Ngoài việc đào Bitcoin, người dùng có thể có Bitcoin bằng cách trao đổi lấy Bitcoin khi bán tiền tệ, hàng hóa, hoặc dịch vụ khác.

Bitcoin là loại tiền mã hoá điển hình, ra đời đầu tiên và được sử dụng rộng rãi nhất trong thương mại điện tử. Các doanh nghiệp có xu hướng muốn thanh toán bằng Bitcoin để giảm thiểu chi phí. Đến tháng 2 năm 2021, lượng tiền cơ sở của Bitcoin được định giá hơn 805 tỷ đô la Mỹ – là loại tiền mã hóa có giá trị thị trường lớn nhất. Vào tháng 10 năm 2020, bitcoin đã chạm ngưỡng 10.000 USD. Sau đó, nó tăng lên khoảng 65.000 USD vào tháng 4 năm 2021 và đang dao động hàng ngày, ví dụ, ngày 25-12-2022, giá Bitcoin lại giảm chỉ còn 36.701 USD (gần 832 triệu đồng tiền Việt Nam).

Sự thật về Bitcoin dưới  góc nhìn của giới khoa học và tiền tệ

II. Vài sự thật về Bitcoin

1. Ai tạo ra Bitcoin?

Năm 1998, một kỹ sư máy tính tên là Wei Dai đã công bố bài luận về “hệ thống tiền điện tử phân tán, ẩn danh” mà ông gọi là “b-money”. Mặc dù b-money chưa bao giờ được chính thức tạo ra, nhưng vào ngày 22 tháng 8 năm 2008, Dai đã nhận được một email bày tỏ sự quan tâm đến ý tưởng từ một người tự xưng là Satoshi Nakamoto. Tháng đó, Nakamoto cũng đã đăng ký tên miền bitcoin.org lần đầu tiên.

Theo CoinMarketCap, Nakamoto viết rằng, ông ta muốn “mở rộng các ý tưởng thành một hệ thống hoạt động hoàn chỉnh”. Hơn hai tháng sau, vào ngày 31 tháng 10 năm 2008, Nakamoto đã đăng một thông báo trên một bức thư mật mã mô tả “hệ thống tiền điện tử hoàn toàn ngang hàng, không có bên thứ ba đáng tin cậy”. Bài báo có tiêu đề “Bitcoin: Hệ thống tiền mặt điện tử ngang hàng” là tài liệu mô tả đầu tiên về Bitcoin.

Nakamoto phác thảo cách hệ thống thanh toán điện tử sẽ hoạt động bằng cách sử dụng “bằng chứng mật mã thay vì tin tưởng” và sẽ loại bỏ nhu cầu sử dụng tổ chức tài chính. Nó hoạt động trên bằng chứng mật mã “các giao dịch không thực tế về mặt tính toán để đảo ngược, sẽ bảo vệ người bán khỏi gian lận và cơ chế ký quỹ thông thường có thể dễ dàng được thực hiện để bảo vệ người mua”. Bài viết cũng phác thảo cách blockchain sẽ được sử dụng để duy trì sổ cái các giao dịch.

Sự thật về Bitcoin dưới  góc nhìn của giới khoa học và tiền tệ

Một người tự xưng là Satoshi Nakamoto, từng được cho là đã đăng ký tên miền bitcoin.org (Ảnh:Theverge)

2. Satoshi Nakamoto là ai?

Theo tờ The New Yorker, cho đến nay tất cả những gì về danh tính Satoshi Nakamoto vẫn còn bí ẩn. Satoshi tự nhận là một người đàn ông Nhật Bản ở độ tuổi 30, nhưng trước khi phát minh ra Bitcoin, “không có hồ sơ về bất kỳ một coder nào có tên đó”. Nhiều người đã cố gắng tìm ra danh tính của Satoshi thông qua suy luận. Thực tế, các giao tiếp trực tuyến của Satoshi diễn ra bằng tiếng Anh, nơi mà Satoshi báo cáo là “chỉ mắc một vài lỗi chính tả”. Nakamoto cũng chủ yếu sử dụng cách viết tiếng Anh của Anh và thành ngữ Anh, mặc dù bài đăng đầu tiên thông báo về Bitcoin được viết bằng ngôn ngữ Anh- Mỹ.

Theo tờ Wired, Stefan Thomas, một lập trình viên người Thụy Sĩ, đã theo dõi dấu thời gian cho tất cả các bài đăng trên diễn đàn Bitcoin của Satoshi và cho biết nó luôn tạm lắng trong khoảng thời gian từ 5 giờ sáng đến 11 giờ sáng theo giờ Greenwich, múi giờ của London, Anh. Bởi sự tạm lắng này diễn ra hàng ngày, nó cho thấy đây là lúc Satoshi đang ngủ chứ không chỉ đơn giản là một giấc ngủ vì công việc.

Ngoài danh tính, nhiều người còn đồn đoán Satoshi Nakamoto rất giàu, vậy ông ta giàu cỡ nào? Người ta ước tính, từ tháng Giêng đến tháng 7 năm 2009, Satoshi Nakamoto đã khai thác hơn 1 triệu BTC. Theo Decrypt, điều này không chỉ khiến Satoshi trở thành “thợ đào giỏi nhất trong lịch sử Bitcoin”, mà còn có thể khai thác nhiều hơn nữa nếu anh ta muốn. Satoshi được cho là “cố tình kìm hãm, hạn chế tốc độ đào của mình”. Tuy nhiên, không ai biết chính xác Satoshi thực sự có bao nhiêu Bitcoin. Theo đề xuất của nhà nghiên cứu tiền điện tử Sergio Demian Lerner thì Satoshi có khoảng hơn 1,1 triệu BTC.

Nếu Satoshi thực sự có 1,1 triệu BTC, thì quy đổi sẽ lên tới hơn 41 tỷ USD (tháng 1-2022). Điều này khiến Satoshi trở thành chủ sở hữu Bitcoin giàu có nhất và là một trong 40 người giàu nhất hành tinh. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy Satoshi chuyển bất kỳ khối tài sản kếch xù nào của mình. Mặc dù nhiều người tuyên bố là người đứng sau bút danh Satoshi Nakamoto, kể từ tháng 1 năm 2022, không ai chứng minh được họ có “khóa riêng của bất kỳ địa chỉ nào được cho là thuộc sở hữu của Satoshi”. Đây được coi là bằng chứng có thể đáng tin về danh tính của Satoshi Nakamoto.

Sự thật về Bitcoin dưới  góc nhìn của giới khoa học và tiền tệ

3. Satoshi Nakamoto là ẩn danh hay đại lý của CIA?

Một số người cho rằng Satoshi Nakamoto chẳng là ai cả, có thể đã chết hoặc việc tiết lộ danh tính sẽ “hại nhiều hơn lợi”. Hãng tin CCN của Na Uy cho hay, Giám đốc điều hành của BitMEX, Arthur Hayes, một nền tảng giao dịch ký quỹ BTC là một trong số những người tin rằng Nakamoto có lẽ “đã chết”.

Theo Protocol, cũng có khả năng danh tính Satoshi Nakamoto được dùng để đại diện cho một nhóm hay một phân ban các nhà mật mã học. Trong trường hợp này, “sẽ còn khó khăn hơn khi chứng minh danh tính của người tạo ra bitcoin”. Một thuyết âm mưu thậm chí còn tuyên bố, Satoshi là một điệp viên CIA. Trong khi đó, người khác lại cho rằng, Satoshi Nakamoto đã rời bỏ Bitcoin. Trong khi danh tính thực sự của Satoshi Nakamoto vẫn chưa được sáng tỏ thì một số người vẫn khăng khăng Satoshi Nakamoto là người trần mắt thịt và có thật.

4. Đào mỏ Bitcoin chống lưng cho năng lượng hóa thạch trỗi dậy

Vào ngày 6 tháng 8 năm 2010, một thành viên của diễn đàn Bitcointalk đã đăng bài về mối lo họ quan tâm liên quan đến năng lượng đầu vào để duy trì Bitcoin. Theo CoinCapMarket, với tiêu đề “Bitcoin mining is thermodynamically perverse (tạm dịch: Đào mỏ Bitcoin gây biến đổi nhiệt động học), tác giả bài viết cho rằng, có một “nghịch lý cơ bản trong việc lãng phí năng lượng và tính toán trong việc tạo chiến thắng trong đào mỏ hay khai thác Bitcoin. Có thể hiểu đơn giản hơn, để kiếm được Bitcoin, mọi người phải thêm vào blockchain, yêu cầu “tính toán các số ngẫu nhiên chính xác để giải một phương trình phức tạp mà hệ thống blockchain đã tạo ra”. Càng bỏ ra nhiều năng lượng tính toán, quá trình đào mỏ Bitcoin càng hiệu quả hơn.

Nhưng năng lượng cần thiết để cung cấp cho hoạt động khai thác nói trên không đến từ không khí mà từ năng lượng thực. Chính điều này tại Trung Quốc gần đây, người ta đã cấm khai thác Bitcoin, vì nó chống lưng cho năng lượng hóa thạch trỗi dậy, hồi sinh của các mỏ than. Kết luận bài viết, tác giả cho rằng, Bitcoin thực sự đang ‘hủy hoại của cải’ theo nghĩa lãng phí năng lượng để tạo ra một đối tượng kỹ thuật số ít hơn nguồn lực đầu tư vào nó. Ví dụ, năm 2021, lượng năng lượng cần thiết để khai thác 1 BTC là 12.500 USD theo kiểu giống như tính hóa đơn tiền điện.

Sự thật về Bitcoin dưới  góc nhìn của giới khoa học và tiền tệ

Đào mỏ Bitcoin tiêu tốn rất nhiều năng lượng do tính liên tục của nó

5. Tương lai của Bitcoin

Theo Bitcoin News, khi rời cộng đồng Bitcoin, Satoshi Nakamoto đã đưa ra một thông điệp cuối cùng cho cộng đồng tiền điện tử. Theo đó, vào ngày 12 tháng 12 năm 2010, Satoshi đã nói với các nhà phát triển rằng, họ phải làm nhiều việc hơn đối với các cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DoS). Satoshi Nakamoto cũng lưu ý rằng “phần mềm hoàn toàn không có khả năng chống lại cuộc tấn công DoS. Đây là một cải tiến, nhưng vẫn còn nhiều cách để tấn công hơn”.

Thông điệp của Satoshi được xem là một khuyến cáo tích cực, nhưng cộng đồng Bitcoin vẫn tiếp tục đối phó với các cuộc tấn công DoS. Bằng chứng theo Cointelegraph, vào tháng 7 năm 2021, Bitcoin.org đã bị tấn công bởi một “cuộc chiến DoS lớn” đi kèm với yêu cầu tiền chuộc. Các công ty trao đổi tiền điện tử Binance, OKEx và Bitfinex cũng đã từng báo cáo về các cuộc tấn công DoS trong quá khứ. Và sau một số ít thư từ qua email, Satoshi Nakamoto đã biến mất. Kể từ đó, đã có những dự đoán về tương lai của Bitcoin, từ việc mất “giá trị cơ bản” đến mức định giá 100.000 USD. Và cuối cùng thì tương lai của Bitcoin cũng không chắc chắn như danh tính của Satoshi Nakamoto vậy.

Sự thật về Bitcoin dưới  góc nhìn của giới khoa học và tiền tệ
Tương lai tiền ảo Bitcoin diễn biến vô cùng phức tạp, khó lường

Khắc Nam

(Theo báo chí nước ngoài)