Các biện pháp phong tỏa nhằm làm chậm tốc độ lây lan của dịch bệnh đã làm suy yếu nền kinh tế của Philippines, khiến hàng triệu người mất việc và rất nhiều gia đình phải sống trong tình cảnh nghèo đói.

Philippines có thể mất 10 năm để phục hồi kinh tế sau đại dịch
Philippine ghi nhận hơn 2,5 triệu ca nhiễm, 38.000 ca tử vong vì Covid-19

“Tổng chi phí mà thế hệ con cháu tương lai của chúng ta phải gánh chịu do đại dịch Covid-19 và việc phong tỏa, cách ly có thể lên đến 41,4 nghìn tỷ pesos (tương được 810 tỷ đô la Mỹ)” – Theo thư ký phụ trách Kế hoạch Kinh tế Karl Kendrick Chua. Con số này gấp đôi GDP của Philippines vào năm 2020 là 351.5 tỷ đô la Mỹ, theo dự báo của World Bank.

Những tổn thất này có thể kéo dài từ 10 đến 40 năm sau, ông Chua nói thêm. Các lĩnh vực như tiêu dùng, đầu tư và thuế sẽ phải vật lộn để khôi phục nếu như những biện pháp giãn cách xã hội ngăn cản các ngành kinh tế trọng điểm như du lịch, ăn uống mở cửa trở lại toàn bộ. Số ca tử vong, nhiễm bệnh hay nhân viên không được đào tạo bài bản trong quá trình giãn cách xã hội “sẽ tạo nên một tầm ảnh hưởng rất lâu đến năng lực sản xuất ”, vị quan chức nhấn mạnh.

Nền kinh tế nước Philippines được kỳ vọng sẽ tăng trưởng 4-5% trong năm nay, so với 9,6% vào năm ngoái. Tuy nhiên, theo ông Chua, sẽ mất khoảng 10 năm để Philippines có lại tốc độ tăng trưởng ổn định như trước khi đại dịch diễn ra, với trung bình khoảng 6,4% mỗi năm.

Philippines đã ghi nhận hơn 2,5 triệu ca nhiễm, 38.000 ca tử vong. Số lượng người trưởng thành được tiêm đủ 2 mũi vaccine chỉ chiếm 25% dân số và tốc độ phủ vaccine của nước này đang có xu hướng chậm lại./.