Cùng với sự phát triển của đời sống, ngôn ngữ cũng xuất hiện nhiều hiện tượng thú vị. Trong đó, việc tên riêng của một thương hiệu bỗng dưng trở thành cụm từ chung, được dùng phổ biến như động từ, tính từ, danh từ,… thậm chí tiếng lóng trong giao tiếp hàng ngày không còn là điều quá xa lạ. Điển hình có lẽ phải nhắc đến Grab – siêu ứng dụng đa dịch vụ hàng đầu hiện nay.
Thay vì hỏi “Nay đi xe ôm công nghệ đến hả?”, người ta lại hỏi nhau “Nay Grab đến hả?”. Không cần phải diễn giải cụ thể, cả người nói lẫn người nghe đều hiểu chính xác ý muốn đề cập. Bởi lẽ từ lâu, Grab đã trở thành một phần quen thuộc trong cuộc sống thường nhật của mọi nhà, dần được dùng để thay thế cho nhiều cụm từ, hoạt động khác.
Kể từ khi ra đời đến nay, GrabBike, GrabCar đã trở thành bạn đồng hành thân thiết của hàng triệu người dùng trên mọi nẻo đường bất kể gần xa, từ đi làm, đi học cho đến mua sắm, đi chơi. Chính vì thế, trong những ngữ cảnh về phương tiện di chuyển, người ta thường dùng “Grab” thay cho cụm “xe công nghệ”, không chỉ ngắn gọn, dễ hiểu mà còn khiến cuộc trò chuyện trở nên gần gũi hơn.
Nhanh chóng, tiện lợi mà vẫn tiết kiệm, GrabExpress đã trở thành dịch vụ vận chuyển hàng hóa được nhiều người tin dùng suốt những năm qua. Bởi thế, trong những tình huống cần sử dụng dịch vụ giao – nhận, người ta chỉ cần nói “đặt Grab đi” là ai cũng hiểu dù chẳng cần phải diễn giải chi tiết, nhanh tiện y như cái cách dịch vụ này hoạt động vậy.
Với mạng lưới đối tác nhà hàng, quán ăn rộng khắp, lại thêm vô vàn ưu đãi, kể từ khi xuất hiện, GrabFood khiến việc đặt đồ ăn online trở nên tiện lợi, nhanh chóng và tiết kiệm hơn, từ đó góp phần thay đổi thói quen ăn uống của nhiều người dùng Việt. Dịch vụ này của Grab phổ biến đến mức chỉ cần tới giờ ăn và ai đó hỏi “Grab hông?”, những người còn lại sẽ tự động ngầm hiểu thành “Đặt đồ ăn online chung không?”.
Ra đời trong thời điểm dịch Covid-19 nhằm hỗ trợ nhu cầu mua sắm thiết yếu của người dân, GrabMart hiện là dịch vụ đi chợ hộ được nhiều người dùng yêu thích nhờ hàng hóa đa dạng, lại giao hàng nhanh chóng chỉ trong vòng 1 giờ. Do đó, thay vì nói “mua hàng online”, giờ đây chỉ cần nói “Grab đi” ai nấy cũng đều hiểu.
Biến tên riêng thương hiệu thành cụm từ “quốc dân” không phải là chuyện một sớm một chiều, đó là cả hành trình bền bỉ kéo dài cả thập kỷ của Grab. Suốt 10 năm qua, từ một ứng dụng với duy nhất dịch vụ gọi xe, Grab đã trở thành một siêu ứng dụng cho cuộc sống hàng ngày, phục vụ hàng triệu người Việt đi lại, ăn uống, mua sắm, gửi hàng hoá và thanh toán mọi lúc. Từ đó, Grab cũng đã góp phần thay đổi thói quen hằng ngày của người tiêu dùng, bao gồm cả lối giao tiếp thường nhật.