Mặc dù phần mềm và cơ sở hạ tầng rất quan trọng đối với các bệnh viện và trung tâm chăm sóc sức khỏe hiện đại, nhưng cách các hệ thống này tích hợp với các công nghệ mới còn quan trọng hơn, trong đó xu hướng số hóa hay chuyển đổi kỹ thuật số được xem là chìa khóa cho sự thành công trong tương lai.

Trí tuệ nhân tạo làm thay đổi ngành y toàn cầu từ năm 2022
Hậu Covid-19, công nghệ mới và số hóa sẽ sôi động, giúp ngành y chăm sóc sức con người được tốt hơn (Nguồn: Timesofisrael/Mobidev)

Xu hướng số 1: Trí tuệ nhân tạo trong chăm sóc sức khỏe

Trí tuệ nhân tạo (AI) đã tạo ra làn sóng lớn hữu ích với lĩnh vực chăm sóc sức khỏe kể từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện. Đại dịch đã tác động sâu sắc đến đời sống xã hội, nhưng công nghệ tiên tiến đã giúp chúng ta đi trước dịch bệnh. Bằng chứng, một công ty ở Toronto, Canada đã dự báo Covid-19 sẽ lan rộng ra toàn cầu. Bằng cách quét 100.000 nguồn phương tiện truyền thông với hơn 65 ngôn ngữ khác nhau hàng ngày, ứng dụng mang tên BlueDot của Canada đã xác định các đợt bùng phát tiếp theo theo thời gian thực.

AI cũng rất hữu ích trong việc phân tích dữ liệu nhiệt độ đám đông. Điều này làm cho sàng lọc nhiệt trở thành một lựa chọn khả thi hơn để xác định các cá thể có triệu chứng tiềm ẩn. Những tiến bộ trong nhận dạng khuôn mặt được hỗ trợ bởi AI cũng rất khả thi trong việc xác định các cá nhân ngay cả khi họ đang đeo khẩu trang.

AI có rất nhiều ứng dụng ngoài việc điều trị và ứng phó với đại dịch. Trong ngành y, máy học vô cùng hữu ích cho việc phát triển các loại dược phẩm mới và hiệu quả theo các quy trình chẩn đoán.

Những cải tiến về AI không chỉ áp dụng cho sức khỏe thể chất mà còn cả cho sức khỏe tâm thần. Nhóm nghiên cứu ở Viện MIT và Đại học Harvard, Mỹ đã sử dụng máy học để theo dõi các xu hướng và sức khỏe tâm thần trong mối tương quan với đại dịch COVID-19. Bằng cách sử dụng mô hình AI, khoa học có thể phân tích hàng nghìn tin nhắn Reddit trực tuyến để phát hiện ra rằng, các chủ đề về tự tử và cô đơn đã tăng gần gấp đôi trong một khoảng thời gian.

Chatbots có tiềm năng cải thiện tính hiệu quả của telehealth. Các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học UCLA đã kết hợp công nghệ chatbot với hệ thống AI để tạo ra “bác sĩ” X quang can thiệp ảo (VIR). Điều này nhằm giúp bệnh nhân tự chẩn đoán và hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán những bệnh nhân có kết nối. Chatbots (hộp trò chuyện hay một ứng dụng phần mềm dùng) giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác đồng thời có thêm thông tin từ bệnh nhân trước khi bắt đầu điều trị.

Trí tuệ nhân tạo làm thay đổi ngành y toàn cầu từ năm 2022

AI mang lại rất nhiều ứng dụng, lợi cả cho bác sĩ lẫn người bệnh (Nguồn: Healthcarebusinessclub).

Xu hướng 2: Y học từ xa và dịch vụ chăm sóc từ xa

Telehealth (khám từ xa) đã đi một chặng đường dài kể từ năm 2020. Năm 2022, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc thường xuyên tổ chức các cuộc họp hội nghị truyền hình với bệnh nhân qua Internet để thảo luận về các mối quan tâm và đưa ra lời khuyên. Cơ sở hạ tầng để hỗ trợ điều này đã được cải thiện rất nhiều. Thị trường Telehealth dự kiến ​​sẽ tăng lên 185,6 tỷ USD vào năm 2026.

Trí tuệ nhân tạo làm thay đổi ngành y toàn cầu từ năm 2022
Thị trường Telehealth dự kiến ​​sẽ tăng lên 185,6 tỷ USD vào năm 2026

Một trong những vấn đề quan trọng nhất với Telehealth là tuân thủ đạo luật HIPAA. Năm 1996, Mỹ đã ban hành đạo luật HIPAA (Federal Health Insurance Portability and Accountability Act), nhằm thiết lập các quy tắc cho việc truy cập, xác thực, lưu trữ, kiểm toán thông tin và chuyển đổi hồ sơ y tế điện tử. Nếu cần một ứng dụng y tế từ xa chuyên dụng, một trong những công nghệ quan trọng nhất là WebRTC. Đây là một hệ thống dựa trên API mã nguồn mở kết nối trình duyệt web và ứng dụng di động, cho phép truyền âm thanh, video và dữ liệu. Điều này đặc biệt hữu dụng cho các tính năng hội nghị từ xa.

Ảnh 2: Y học từ xa tạo thúc đẩy dịch vụ chăm sóc từ xa tiến hóa và hoàn thiện (Nguồn: Dolbeyspeech)

Xu hướng 3: Thực tế mở rộng trong cài đặt chăm sóc sức khỏe

Thực tế mở rộng (Extended reality), thuật ngữ bao gồm thực tế tăng cường, thực tế ảo và thực tế hỗn hợp, có rất nhiều tiềm năng trong ngành chăm sóc sức khỏe. Từ hỗ trợ phẫu thuật đến hỗ trợ các ứng dụng sức khỏe từ xa, công nghệ AR và VR có thể cải thiện đáng kể ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe.

Một trong những hình thức phổ biến và hữu ích nhất của công nghệ này là việc các bác sĩ phẫu thuật sử dụng tai nghe thực tế hỗn hợp như Microsoft Hololens 2. Tai nghe có thể cung cấp thông tin quan trọng cho bác sĩ, đồng thời cho phép họ sử dụng cả hai tay trong quá trình phẫu thuật. AR không chỉ giới hạn ở tai nghe và phòng mổ. Công nghệ này cũng có thể được sử dụng để giúp các y tá tìm ra các tĩnh mạch để trích lấy máu.

Một trong những ứng dụng hữu ích nhất của VR trong chăm sóc sức khỏe đang được sử dụng ngay bây giờ là đào tạo. Tạo các tình huống đào tạo ảo cho các bác sĩ có thể giúp họ nâng cao kỹ năng và chuẩn bị cho các ca mổ. VR cũng có thể được sử dụng trong một số bối cảnh để điều trị. Ví dụ: Trung tâm y tế thực tế ảo sử dụng liệu pháp VR để giúp những người mắc chứng ám ảnh sợ độ cao và PTSD.

Ảnh 3: Thực tế tăng cường và thực tế hỗn hợp rất hữu ích cho các bác sĩ phẫu thuật (Nguồn: Geekwire)

Xu hướng 4: IoT và thiết bị mang trên người trong chăm sóc sức khỏe

Với thiết bị đeo được và công nghệ IoT ngày càng phổ biến, tiềm năng của chúng trong ngành chăm sóc sức khỏe đã và đang tăng lên theo cấp số nhân. Đối với các ứng dụng trong công nghệ y tế từ xa và sức khỏe từ xa, nhiều người gọi xu hướng này trong xử lý vi mô là Internet of Medical Things hay IoMT (Internet vạn vật trong y học). Đã có 11,3 tỷ thiết bị IoT được kết nối vào đầu năm 2021. Thị trường thiết bị y tế IoT toàn cầu được dự đoán sẽ đạt 94,2 tỷ USD vào năm 2026 từ 26,5 tỷ USD vào năm 2021. Với việc ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe ngày càng được kết nối nhiều hơn thông qua các công nghệ này, thì IoT hay IoMT không thể đứng ngoài cuộc được.

Một trong những đổi mới quan trọng nhất trong ngành chăm sóc sức khỏe là sự tiến bộ của công nghệ đeo hay mang trên người. Khả năng theo dõi tình trạng của bệnh nhân suốt cả ngày từ xa hoặc cho một cá nhân theo dõi tình trạng của chính họ là vô cùng quý giá. Một cuộc khảo sát do Hãng tư vấn Anh Deloitte thực hiện cho thấy, 39% người dùng có đồng hồ thông minh. Với việc đồng hồ thông minh của người tiêu dùng ngày càng phổ biến rộng rãi, tiềm năng của chúng sẽ được sử dụng cho các ứng dụng chăm sóc sức khỏe cần được lưu ý.

Một trong những điều cơ bản nhất mà đồng hồ thông minh cung cấp mang tính hữu ích khi theo dõi sức khỏe là nhịp tim. Tuy nhiên, đây không phải là thứ duy nhất mà một chiếc đồng hồ thông minh mang lại. Các thiết bị này cũng có thể theo dõi sức khỏe thể chất bằng máy đo bước chân và độ bão hòa oxy trong máu. Độ bão hòa oxy trong máu thấp rất khó phát hiện nếu không có các cảm biến chuyên dụng. Trong khi đó, đây có thể là một tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, nên đồng hồ thông minh có cảm biến được ví như “cứu tinh” của con người.

Ứng dụng điểm nhấn khác của IoT trong chăm sóc sức khỏe là khái niệm về viên thuốc thông minh, biến Internet of Things thành Internet of Bodies. Viên thuốc thông minh là thiết bị điện tử có thể ăn được, không chỉ đóng vai trò như dược phẩm mà còn có thể cung cấp cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc những thông tin có giá trị về bệnh nhân. Viên thuốc thông minh đầu tiên đã được Cơ quan Quản lý thực & dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép năm 2017.

Ảnh 4: IoT và thiết bị đeo đang phát huy tối đa tác dụng trong chăm sóc sức khỏe cho con người (Nguồn:Mint)

Xu hướng 5: Công nghệ chăm sóc nội tạng và in sinh học

Trí tuệ nhân tạo làm thay đổi ngành y toàn cầu từ năm 2022
Công nghệ chăm sóc nội tạng & in sinh học sẽ hỗ trợ đắc lực cho cấy ghép nội tạng, giúp cứu sống nhiều người hơn (Nguồn: Lifepassiton)

Với quy mô thị trường cấy ghép của thế giới được dự đoán sẽ đạt 26,5 tỷ USD vào năm 2028, cấy ghép nội tạng chắc chắn là một phần quan trọng của ngành này trong tương lai gần. Theo Matthew J Everly, Giám đốc Viện nghiên cứu Terasaki, Mỹ, có khoảng 2.000 ca cấy ghép tim diễn ra tại Mỹ mỗi năm. Tuy nhiên, ước tính có hơn 50.000 người cần ghép tim.

Một trong những cách tiếp cận vấn đề này là cải tiến công nghệ chăm sóc nội tạng. Điều này có nghĩa chăm sóc và bảo quản nội tạng trong khi nó ở bên ngoài cơ thể. Tương lai của công nghệ này có thể phụ thuộc vào trí thông minh nhân tạo để tự động thực hiện hành động mà không cần sự can thiệp của bác sĩ, nhằm bảo tồn cơ quan nội tạng trong thời gian dài hơn. Và quan trọng hơn, máy học có thể xác định tốt hơn xem một cơ quan đang được bảo quản có phù hợp để cấy ghép hay không. Việc xác định điều này càng nhanh thì càng nhiều người được cứu sống.

Ngoài việc giữ cho các cơ quan sống bên ngoài cơ thể, các lựa chọn khác cũng nên được khám phá. Mặc dù nghe có vẻ giống như khoa học viễn tưởng, nhưng các cơ quan được in 3D là một công nghệ mới, đang trong giai đoạn phát triển và thử nghiệm lâm sàng. Tai, giác mạc, xương và da là tất cả các cơ quan đang trong quá trình thử nghiệm lâm sàng để in sinh học 3D.

In sinh học đã được thực hiện trong quá khứ nhưng vẫn chưa trở thành xu hướng phổ biến. Tương lai, thông qua phân tích AI bộ phận cấy ghép và đặc điểm của bệnh nhân nhận, các chi tiết cấy ghép sẽ phát huy tốt hơn trong môi trường cơ thể vật chủ mới.

Khắc Nam

Theo BCNN- 5/2022

https://www.forbes.com/sites/bernardmarr/2022/02/07/the-5-technologies-that-will-change-the-future-of-the-human-race/?sh=1ff57c5b8f1c

· https://mobidev.biz/blog/technology-trends-healthcare-digital-transformation