Bên cạnh những bài bình sách liên quan, mà tiêu biểu là “Natural absurdity” [2], mức độ yêu mến với tác phẩm còn được phản ánh qua những bình luận của người đọc trên chính trang bán sách của Amazon. Đôi lúc, đánh giá rất ngắn gọn, nhưng lại nói lên rất rõ nét suy nghĩ, tình cảm của độc giả với cuốn sách. Trong hình dưới đây là một ví dụ.
Minh họa: Bình luận trên Amazon của độc giả có tên Phil, đến từ Anh Quốc. |
Trong số hơn 30 bình luận đã lưu trên Amazon, có thể lấy một ví dụ điển hình của lời bình ngắn, nhưng rõ nét về đánh giá giá trị của một độc giả tên Phil mua sách qua Amazon UK, đề ngày 26-10-2024. Nguyên văn đoạn bình ngắn gọn như sau:
“Truyện dân gian về chú chim Việt Nam được viết đẹp. Cảm ơn tới tác giả đã viết, dịch cuốn sách kinh điển này ra tiếng Anh. Tôi thật sự thích thú khi đọc nó và sẽ còn quay trở lại đọc đi đọc lại cuốn sách này. Thi vị.”
Quả là những lời súc tích mà hàm ý hết sức rõ ràng.
* Wild Wise Weird trước đây có tên gọi là The Kingfisher Story Collection (tạm dịch: Truyện Ngụ Ngôn Bói Cá). Một số mẫu truyện của sách đã được đăng trong mục Khoảng Lặng của Tạp chí Kinh tế và Dự báo rải rác từ năm 2017 đến năm 2019 [3]. Hiện nay, ngoại trừ tiếng Anh, các mẫu truyện trong sách đã được các độc giả yêu thích dịch sang ít nhất là năm thứ tiếng (tiếng Hàn, tiếng Indonesia, tiếng Pháp, tiếng Nhật, và tiếng Trung).
Tài liệu tham khảo:
[1] Vuong, Q. H. (2024). Wild Wise Weird. https://www.amazon.com/dp/B0BG2NNHY6
[2] Nguyen, M. H. (2024). Natural absurdity: How satirical fables can inform us of a vision for sustainability?. https://philpapers.org/rec/NGUNAH-2
[3] Tri, N. P. (2023). Ngụ Ngôn Bói Cá: Tập truyện cho cả trẻ em và người trưởng thành. https://kinhtevadubao.vn/ngu-ngon-boi-ca-tap-truyen-cho-ca-tre-em-va-nguoi-truong-thanh-26971.html
Trần Thị Mai Anh
Đại học Công nghệ Michigan, Hoa Kỳ
(31/10/2024)