Chia sẻ tại Diễn đàn quốc gia về phát triển bền vững Việt Nam 2023” với chủ đề Hội thảo khoa học quốc gia “Thúc đẩy chuyển dịch xanh, bao trùm ở Việt Nam”, do Học viện Chính sách và Phát triển phối hợp cùng Tạp chí Kinh tế và Dự báo tổ chức diễn ra sáng nay, ngày 30/11, tại Hà Nội, GS, TS. Giang Thanh Long, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho hay, trong các xu hướng lớn trên toàn cầu và ở Việt Nam (gồm có xanh hóa; số hóa; đô thị hóa; trung lưu hóa và già hóa dân số), luôn có những nhóm dân số yếu thế, có nguy cơ bị gạt ra ngoài lề và phải đối mặt với nhiều rủi ro. Do đó, dù nền kinh tế có đi theo hướng nào, thì việc đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt là an sinh thu nhập, phải là trụ cột quan trọng trong tăng trưởng và phát triển bao trùm. Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội đã đưa ra những định hướng quan trọng cho lĩnh vực này.

Việt Nam là một trong những quốc gia trong khu vực sớm tiếp cận với các mô hình tăng trưởng xanh.
Theo GS, TS. Giang Thanh Long, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, “Nhóm ở giữa mất tích” trong hệ thống an sinh xã hội Việt Nam phần lớn là những nhóm dân số yếu thế

Việt Nam là một trong những nước có tốc độ dân số già hóa nhanh nếu xét theo vị thế của một nước có thu nhập trung bình. Nguy cơ “già trước khi giàu” là hiện hữu nếu như thu nhập không được cải thiện nhanh chóng.

Việt Nam là một trong những quốc gia trong khu vực sớm tiếp cận với các mô hình tăng trưởng xanh.
Việt Nam đối mặt với nguy cơ già trước khi giàu?

Trong bối cảnh đó, chính sách an sinh xã hội bao trùm cần đảm bảo rằng, mọi người cao tuổi hiện nay cũng như trong tương lai (hay chính là những người lao động hiện nay) đều có lương hưu hoặc trợ giúp xã hội đảm bảo đủ sống. Để giải quyết vấn đề này, việc mở rộng bao phủ đối tượng của hệ thống bảo hiểm xã hội (BHXH) hiện nay tới mọi người lao động và người cao tuổi là hết sức quan trọng.

Tuy nhiên, ông Long quan ngại, tính cho tới năm 2022, tỷ lệ tham gia BHXH – cả bắt buộc và tự nguyện – còn hạn chế, chỉ chiếm gần 39% lao động trong độ tuổi (khoảng 17,5 triệu người) tham gia. Cùng lúc đó, chỉ có khoảng 44% người sau độ tuổi về hưu đang hưởng hưu trí hoặc trợ cấp hàng tháng.

“Vậy ai là những người thuộc ‘Nhóm ở giữa mất tích’ trong hệ thống BHXH và định hướng chính sách nào, để bao trùm họ trong tăng trưởng và phát triển ở Việt Nam trong những thập kỷ tới?, ông Long đặt vấn đề.

Việt Nam là một trong những quốc gia trong khu vực sớm tiếp cận với các mô hình tăng trưởng xanh.

Ông chỉ rõ, “Nhóm ở giữa mất tích” trong hệ thống an sinh xã hội Việt Nam phần lớn là những nhóm dân số yếu thế: lao động phi chính thức; sống ở khu vực nông thôn… Do đó, hiểu hơn các đặc điểm của những nhóm dân số này là rất cần thiết, để có chiến lược, chính sách phù hợp nhằm “bao trùm” họ trong quá trình tăng trưởng và phát triển.

Việc đầu tiên cần phải làm là khắc phục sự phân mảng trong các chính sách liên quan: (1) Luật BHXH – chế độ BHXH (tử tuất, hưu trí, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động…); (2) Luật Việc làm – chế độ bảo hiểm thất nghiệp; (3) Luật Người cao tuổi – chế độ hưu trí xã hội; (4) Luật Phòng chống thiên tai – chế độ trợ giúp khẩn cấp; (5) Luật Trẻ em – chế độ trợ giúp trẻ em (không đóng góp); (6) Luật Người khuyết tật – chế độ trợ giúp người khuyết tật.

Do đó, cần xây dựng lưới an sinh thu nhập đa tầng trong hệ thống BHXH, để đảm bảo mọi người khi đến ngưỡng “cao tuổi” đều được hưởng mức thu nhập tối thiểu.

Dù tăng trưởng và phát triển theo xu hướng lớn trên toàn cầu nào đi nữa, thì an sinh xã hội vẫn luôn là trụ cột quan trọng, hướng tới bảo vệ những nhóm dân số dễ tổn thương nhất, dễ bị gạt ra ngoài lề nhất trong các xu hướng đó.

“Cải cách hệ thống BHXH nói riêng và an sinh xã hội nói chung là một trong những yêu cầu cải cách quan trọng, nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bao trùm ở Việt Nam trong những thập kỷ tới đây. Với hệ thống này, mục tiêu ‘không bỏ lại ai ở phía sau’ phải là giải quyết được các vấn đề với các Nhóm ở giữa mất tích”, ông Long nêu góc nhìn./.