Dịch vụ hệ sinh thái trong hệ thống đào tạo bậc đại học và cao hơn
Hình 1: Diễn tiến nội dung ES trở thành một ngành học qua thời gian [1]. 1977: Khái niệm “dịch vụ của thiên nhiên” lần đầu được giới thiệu; cuối 1990s: Số lượng nghiên cứu về dịch vụ hệ sinh thái tăng nhanh chóng; đầu 2000s: Khái niệm dịch vụ hệ sinh thái được sử dụng trong chính sách đánh giá môi trường đa quốc gia. Năm 2007: Liên minh châu Âu thực hiện sáng kiến về kinh tế của dịch vụ hệ sinh thái; năm 2012: Liên chính phủ về Đa dạng sinh học và Dịch vụ Hệ sinh thái được thành lập; năm 2021: Liên Hợp quốc áp dụng chuẩn quốc tế của hệ thống kinh tế và kế toán môi trường để so sánh các dữ liệu về dịch vụ sinh thái.ịch vụ hệ sinh thái trong hệ thống đào tạo bậc đại học và cao hơn

Ba phương thức tìm kiếm thông tin cho các chương trình và khóa học, với dữ liệu thu được, lần lượt là:

  • Google: 11/20 (chương trình); 67/112 (khóa học)
  • Studyportals: 6/20; 5/112
  • Crowdsourcing/Twitter: 3/20; 32/112

Ngoài ra là 8 khóa học từ dữ liệu cá nhân. Khoảng 90% số chương trình chỉ đào tạo trực tiếp, còn lại thì hỗn hợp đào trực tiếp và online. Các khóa học, thì 74% trực tiếp, 22% online và 4% hỗn hợp. 46% số khóa học theo phương thức đào tạo truyền thống trường lớp, 44% là hội thảo, khóa ngắn hạn, hoặc đào tạo doanh nghiệp. Khóa học trực tuyến đại chúng mở (MOOCs) chiếm 10%.

Các chương trình và khóa học được dậy ở 27 nước. Phần lớn chương trình bằng cấp ở châu Âu (55%) và Bắc Mỹ (40%). Châu Phi chỉ có 1. Riêng Mỹ chiếm 1/4 toàn bộ số chương trình, Canada và Hà Lan gộp chung chiếm 15%. Về phân bố khóa học thì 41% ở châu Âu, 25% ở Bắc Mỹ. Tính riêng quốc gia thì dẫn đầu số khóa học vẫn là Mỹ (22%), theo sau là Anh (12%), Hà Lan (8%). Hầu hết các chương trình và khóa học được dạy bằng tiếng Anh, ngoài ra là một số nhỏ tiếng Tây Ban Nha, Trung Quốc, Pháp, Bồ Đào Nha, Nga, Thụy Điển.

Dịch vụ hệ sinh thái trong hệ thống đào tạo bậc đại học và cao hơn

Hình 2: Phân bố địa lý chương trình/khóa học [1]

Phân tích theo chủ đề phân ngành, 54% chỉ tập trung vào một ngành: 26 khoa học xã hội và hành vi, 17 sinh học-môi trường, 12 khoa học vật lý, 3 nông-lâm-ngư. 46% kết hợp 2 hay hơn số ngành. Trong số các khóa học có kết hợp đa ngành, thì hai chuyên ngành thường đồng thời có mặt là sinh học-môi trường và xã hội-hành vi.

Đáng chú ý là hai ngành rất quan trọng tác động tới nhận thức và hành vi chiếm tỷ trọng nhỏ: văn hóa xã hội 5% và kinh tế 5%.

Mặc dù các phân tích khá trực diện, cũng có thể thấy các chương trình và khóa học về kinh tế, xã hội chưa thực sự phản ánh tầm mức quan trọng của ES trong kỷ nguyên khủng hoảng khí hậu. Bản thân khái niệm “khủng hoảng” có vẻ nằm ngoài nhận thức xã hội và kinh tế, mặc dù nó chỉ thực sự quan trọng khi đạt đến nhận thức và hậu quả thấy rõ ở hai địa hạt này.

Nếu nói thực tế giới doanh thương không quan tâm thì không đúng [2]. Nhưng rõ ràng, việc tích hợp chương trình đào tạo cho giới doanh thương chưa thực sự dựa trên một hệ thống nguyên lý nền tảng thương học chứa văn hóa “thặng dư sinh thái” [3].

Các chương trình và khóa học theo xu hướng sinh học-môi trường có thể truyền đạt nhiều thông tin giá trị, nhưng tốt nhất thì cũng chỉ dừng ở phía chỉ ra sự nguy hại của văn hóa “thâm hụt sinh thái”. Nếu dừng ở phía “chống” mà chưa hoàn thành phía “xây” thì không thể hoàn thành [1,3]. Việc xây dựng hệ văn hóa đó phải sớm và từ rất xa, chứ không thể theo thói quen “chưa thấy quan tài chưa nhỏ lệ”. Có lẽ nó phải xa, và có khả năng tích hợp yếu tố văn hóa thẩm thấu từ từ, như việc dạy cho trẻ em cảm nhận thiên nhiên và học cách biểu đạt ngay tại rừng như ở Brazil của nghiên cứu Profice và cộng sự [4].

Đồng thời, với cư dân đô thị, các khóa học cũng cần được chuyển tải theo hướng có thể động viên nguồn lực, mối quan tâm, và hình thành một văn hóa tiêu dùng theo hướng “thặng dư sinh thái” [5]. Người tiêu dùng sẽ có trọng số lớn trong việc điều chỉnh hành vi/thái độ của giới doanh thương đối với môi trường thiên nhiên [2-3,5].

*Ghi chú: bài đóng góp từ chương trình nghiên cứu môi sinh AISDL.

Tài liệu tham khảo

[1] Hackenburg, D., McDonough, K., Kadykalo, A., Marquina, T., & Winkler, K. (2023). Ecosystem services in postsecondary and professional education: an overview of programs and courses. Ecosystems and People, 19(1), 2201351. https://www.tandfonline.com/doi/full/10.1080/26395916.2023.2201351

[2] Tian, J., Cheng, Q., Xue, R., Han, Y., & Shan, Y. (2023). A dataset on corporate sustainability disclosure. Scientific Data, 10, 182. https://www.nature.com/articles/s41597-023-02093-3

[3] Vuong, Q. H. (2021). The semiconducting principle of monetary and environmental values exchange. Economics and Business Letters, 10(3), 284-290. https://reunido.uniovi.es/index.php/EBL/article/view/15872

[4] Profice, C. C., Grenno, F. E., Fandi, A. C., Menezes, S. M., Seminara, C. I., & Cassano, C. R. (2023). Learning in the forest: environmental perception of Brazilian teenagers. Frontiers in Psychology, 14, 1046405. https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fpsyg.2023.1046405/full

[5] Nguyen, M. H., & Jones, T. E. (2022). Building eco-surplus culture among urban residents as a novel strategy to improve finance for conservation in protected areas. Humanities and Social Sciences Communications, 9, 426. https://www.nature.com/articles/s41599-022-01441-9