Cụ thể, theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng ở 10/17 lĩnh vực, gồm: Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (465 doanh nghiệp, tăng 15,1%); Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (240 doanh nghiệp, tăng 14,3%); Thông tin và truyền thông (985 doanh nghiệp, tăng 6,9%); Sản xuất phân phối, điện, nước, gas (816 doanh nghiệp, tăng 5,2%); Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác (3.533 doanh nghiệp; tăng 4,5%); Kinh doanh bất động sản (1.827 doanh nghiệp, tăng 3,3%); Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (692 doanh nghiệp, tăng 3,1%); Công nghiệp chế biến, chế tạo (5.631 doanh nghiệp, tăng 0,9%); Khai khoáng (362 doanh nghiệp, tăng 0,8%); Xây dựng (6.305 doanh nghiệp; tăng 0,2%).

Doanh nghiệp quay lại hoạt động 9 tháng tăng gấp 1,5 lần mức bình quân giai đoạn 2018-2022
Doanh nghiệp quay trở lại hoạt động 9 tháng năm 2023 tăng gấp 1,5 lần mức bình quân giai đoạn 2018-2022

7/17 lĩnh vực ghi nhận số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động giảm gồm: Hoạt động dịch vụ khác (1.276 doanh nghiệp, giảm 13,1%); Dịch vụ lưu trú và ăn uống (2.509 doanh nghiệp, giảm 13%); Nghệ thuật, vui chơi và giải trí (386 doanh nghiệp, giảm 12,7%); Dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác (2.565 doanh nghiệp, giảm 10,1%); Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy (17.748 doanh nghiệp, giảm 5,8%); Vận tải kho bãi (2.304 doanh nghiệp, giảm 3,5%) và Giáo dục và đào tạo (1.254 doanh nghiệp, giảm 0,9%).

Trong đó, riêng tháng 9/2023 ghi nhận có 5.808 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2022./.