Thay vì vùng vẫy trong nước, hàng ngàn con cá heo nằm bất động. Dòng máu đỏ tươi chảy ra từ cái vết trên đầu và im lặng trôi về biển, nhuộm vùng nước một màu đỏ, đặc quánh. Kể cả khi mặt trời đã xuống núi, sóng đã dẫn đi bớt cái mùi tanh, nhưng từ ánh đèn trên thuyền đánh cá, chúng ta thấy mình đang soi xuống một bể máu, chứ không phải biển nước.

Faroe Islands không phải bến đỗ cuối cùng của đàn cá heo này. Từ đây, chúng sẽ được du hành đi khắp nơi trên trái đất rồi nằm yên vị trên bàn ăn của con người ở nơi nào đó. Đến lúc này, chẳng ai còn nhớ được cái cảnh tanh tưởi ở Faroe Islands, mà chỉ nhớ đến cảm giác nhấm nháp miếng thịt cá heo. Ở nơi kia, sóng sẽ xoá nhoà vết máu, biển sẽ về lại vẻ đẹp vốn có của nó, giống như cảnh kia chưa từng xảy ra. Và con người thì lại tiếp tục săn đuổi vì miếng ăn.

Ảnh 1. Hơn 1400 con cá heo bị đánh bắt ở Faroe Islands

Giữ gìn di sản vĩ đại của tạo hoá

(Nguồn: https://edition.cnn.com/2021/09/15/europe/faroe-dolphin-killing-record-scli-intl-scn/index.html)

Điều này không chỉ diễn ra một lần và chỉ xảy ra với mỗi cá heo. Nó đã xảy ra trong quá khứ với hải ly, cá voi, sư tử biển… và đẩy chúng đến bờ vực tuyệt chủng. Tình trạng này vẫn tiếp tục dù các lệnh cấm săn bắt đã được ban hành, làm thành một vòng tuần hoàn không dứt. Trong trận chiến giữa những giống loài, tự nhiên ưa ái cho con người trí tuệ vượt trội để chinh phục tất cả những loài khác. Nhưng đó là món quà không hề toàn vẹn. Có thêm trí tuệ không lấy bớt đi sự thiển cận. Phần lớn chúng ta không biết liệu đánh bắt cá heo ở quy mô công nghiệp sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như thế nào. Rộng hơn, chúng ta không biết rõ khi nào chúng ta bị trừng phạt bởi chính hệ quả của việc tàn phá thiên nhiên một cách bừa bãi. Và khi tương lai chưa rõ ràng thì tâm lý đánh bạc vẫn còn đó. Lối sống điển hình phát triển từ suy nghĩ nay no mai đói, được ngày nào hay ngày đó.

Nhiều người sáng suốt thì đoán được hậu quả của hành vi tàn phá thiên nhiên bừa bãi và cố gắng tránh đi số phận bằng cách này cách khác. Có người ngăn cản và cảnh báo qua các bài khoa học, trang tin tức, chính sách ngăn ngừa [2-6]. Có người đưa lựa chọn thay thế, ví dụ như làm các loại sản phẩm thân thiện với thiên nhiên [7-9]. Có người giải quyết hậu quả bằng cách sáng kiến ra các cách xử lý rác thải hiệu quả hơn [10]. Nhưng một ngôi nhà có kẻ phá người xây thì khó mà hoàn thiện được. Như vụ cá heo, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra thịt cá heo độc hại cho sức khoẻ con người vì hàm lượng thuỷ ngân cao và cảnh báo việc săn cá heo [11-14]. Các tài liệu này thì nhiều và có thể truy cập miễn phí trên mạng, nhưng đâu khiến người ta bớt ăn đi. Thêm vào đó, chỉ những sự việc nghiêm trọng như vụ săn bắt lớn như ở Faroe Islands mới có thể được truyền đi rộng rãi trên khắp thế giới, chúng ta không biết rõ các vụ săn bắt nhỏ lẻ diễn ra như thế nào, con số tổng có thể khiến người ta giật mình.

Ảnh 2. Chiến dịch của nhóm Sea Legacy

Giữ gìn di sản vĩ đại của tạo hoá

(Nguồn: https://only.one/act/dolphinhunt)

Trong thế giới ngay nay, nhờ công nghệ thông tin phát triển nên nhiều người biết được đến các vụ săn bắt tệ hại như ở Faroe Islands. Các chiến dịch đòi hỏi chính phủ nghiêm cấm các hành vi săn bắt kiểu này cũng nhanh chóng lan toả. Riêng chiến dịch chống săn bắt cá heo của nhóm Sea Legacy đã nhận được hơn 250.000 chữ ký trong thời gian ngắn [15]. Nhưng con số này lại ít ỏi đến đáng thương trong một thế giới 7 tỷ người.

Công nghệ thông tin phát triển để mọi người, chỉ cần có kết nối với internet, cũng có thể biết được vẻ đẹp của tạo hoá và sự hiện diện của những kẻ đang ngấm ngầm phá huỷ vẻ đẹp đó. Sự phát triển của khoa học công nghệ và khoa học mở cho cộng đồng ở khắp nơi trên thế giới cũng như cho mỗi con người niềm tin vào tương lai [16-20], nhưng đây mới chỉ là giải quyết phần ngọn của vấn đề chứ không phải phần gốc là sự tham lam và thiển cận. Khi tình trạng tàn phá thiên nhiên vì những tầm nhìn ngắn hạn vẫn còn tồn tại, thì con người vẫn còn tiếp tục hi sinh tương lai dài hạn. Tàn phá thiên nhiên là hành vi phá huỷ di sản vĩ đại của tạo hoá.

Tài liệu tham khảo

[1] Ravindran, J., Halasz, S., Goodwin, A., and Braithwaite, S. (2021). 1,400 dolphins were killed in the Faroe Islands in one day, shocking even some pro-whalers. CNN. URL: https://edition.cnn.com/2021/09/15/europe/faroe-dolphin-killing-record-scli-intl-scn/index.html

[2] Mace, G. M. (2014). Whose conservation?. Science, 345(6204), 1558-1560.

[3] Leahy, S. (2019). Half of all land must be kept in a natural state to protect Earth. National Geography.

[4] Roach, J. (2003). Are Plastic Grocery Bags Sacking the Environment?. National Geographic, 2.

[5] UNEP (1987). Montreal protocol on substances that deplete the ozone layer. Washington, DC: US Government Printing Office, 26, 128-136.

[6] Vuong, Q.-H. (2020). The semiconducting principle of monetary and environmental values exchange. Economics and Business Letters, 10.

[7] Close, C. (2021). The global eco-wakening: how consumers are driving sustainability. World Economic Forum.

[8] Climate Action. (2021). WWF: Huge rise in demand for sustainable goods during Pandemic. Climate Action.

[9] Myers, J. (2016). This biodegradable water bottle breaks down when it’s empty. World Economic Forum.

[10] Chaabane, N., and Hamzah , H. (2021). WWF: Huge rise in demand for sustainable goods during Pandemic. World Economic Forum.

[11] Endo, T., Haraguchi, K., Hotta, Y., Hisamichi, Y., Lavery, S., Dalebout, M. L., & Baker, C. S. (2005). Total mercury, methyl mercury, and selenium levels in the red meat of small cetaceans sold for human consumption in Japan. Environmental science & technology, 39(15), 5703-5708.

[12] Yuki, M. (2012). Why Eat Toxic Food? Mercury Poisoning, Minamata, and Literary Resistance to Risks of Food. Interdisciplinary Studies in Literature and Environment, 19(4), 732-750.

[13] Endo, T., & Haraguchi, K. (2010). High mercury levels in hair samples from residents of Taiji, a Japanese whaling town. Marine Pollution Bulletin, 60(5), 743-747.

[14] Endo, T., Hotta, Y., Haraguchi, K., & Sakata, M. (2003). Mercury contamination in the red meat of whales and dolphins marketed for human consumption in Japan. Environmental science & technology, 37(12), 2681-2685.

[15] Sea Legacy (2021). Stop the Cruel Dolphin Hunt in the Faroe Islands. Sea Legacy. URL: https://only.one/act/dolphinhunt

[16] Vuong, Q.-H. (2019). Breaking barriers in publishing demands a proactive attitude. Nature Human Behaviour, 3(10), 1034-1034.

[17] Vuong, Q.-H. (2018). The (ir) rational consideration of the cost of science in transition economies. Nature Human Behaviour, 2(1), 5-5.

[18] Kareiva, P., & Marvier, M. (2012). What is conservation science?. BioScience, 62(11), 962-969.

[19] Wildt, D. E., & Wemmer, C. (1999). Sex and wildlife: the role of reproductive science in conservation. Biodiversity & Conservation, 8(7), 965-976.

[20] Carden, K. (2006). Bridging the divide: the role of science in species conservation law. Harv. Envtl. L. Rev., 30, 165.

[21] Webersik, C., & Wilson, C. (2009). Achieving environmental sustainability and growth in Africa: the role of science, technology and innovation. Sustainable Development, 17(6), 400-413.