Nguyễn Thế KiênTrường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội

Phạm Thị Minh NguyệtTrường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên

Nguyễn Chu DuTrường Đại học Công đoàn

Trần Thị MaiPhân hiệu Học viện Hành chính Quốc gia tại tỉnh Đắk Lắk

Đặng Phương TruyềnPhân hiệu Học viện Hành chính Quốc gia tại TP. Hồ Chí Minh

Nguyễn Thị Minh KhuêTrung tâm Dữ liệu và Phân tích Kinh tế – Xã hội, Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội

Tóm tắt

Thương mại điện tử (TMĐT) là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới trong cuộc CMCN 4.0. TMĐT đang dần chi phối thế giới nhờ chiếm lĩnh thị trường và người tiêu dùng bởi lợi thế của internet. TMĐT đã và đang mở ra cơ hội lớn cho các nông hộ cũng như nền nông nghiệp trong việc quảng bá, mở rộng thị trường, đặc biệt là các mặt hàng nông sản mang đặc trưng địa phương. Nghiên cứu được thực hiện tại các huyện và thành phố trên địa bàn tỉnh Cao Bằng với 450 mẫu nghiên cứu. Kết quả cho thấy, một số nông hộ đã ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động tiêu thụ nông sản với mức độ sẵn sàng chấp nhận ứng dụng các sàn TMĐT rất cao. Tuy nhiên, trong hoạt động này, một số rào cản đối với các nông hộ, đó là trình độ CNTT; chưa có sự hướng dẫn từ các chuyên gia, cán bộ quản lý; tâm lý ngại thay đổi, thích ứng chậm với quy trình và sử dụng các dịch vụ vận chuyển nông sản.

Keyword: Cao Bằng, nông nghiệp, nông sản, thương mại điện tử

Summary

E-commerce, an inevitable trend of global economy in the context of the Fourth industrial revolution, is gradually dominating the world in terms of market share and consumers thanks to the advantages of the internet. E-commerce has been opening up great opportunities for farming households as well as the agricultural sector in promoting and expanding markets, especially agricultural products with local characteristics. Through a survey of 450 persons in districts and city of Cao Bang province, the study shows that several farming households have applied information technology (IT) in agricultural product consumption with a very high level of willingness to apply e-commerce platforms. However, there are some barriers for farming households to apply e-commerce platforms, including IT skills; no guidance from experts and managers; fear of change, slow adaptation to processes and use of agricultural express services.

Keyword: Cao Bang, agriculture, agricultural products, e-commerce

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nông nghiệp rất quan trọng và đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Hoạt động nông nghiệp không chỉ cung cấp lương thực, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, mà còn tạo cơ hội việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, phần lớn các nông hộ vẫn đang sử dụng các phương pháp truyền thống để tiếp thị sản phẩm của mình thay vì bán hàng nông sản trên các sàn TMĐT. Bởi, mặc dù các sàn TMĐT hiện nay cho phép nông dân tiếp thị sản phẩm của họ trực tiếp tới người tiêu dùng và các đại lý trong và ngoài nước, loại bỏ “trung gian” và có được mức giá hợp lý cho sản phẩm của họ, nhưng trình độ CNTT, khả năng thích ứng và tâm lý ngại thay đổi đã dẫn đến những rào cản cho các nông hộ trong phát triển nông nghiệp bền vững.

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) dựa trên nền tảng của lý thuyết TRA cho việc thiết lập các mối quan hệ giữa các biến để giải thích hành vi của con người về việc chấp nhận sử dụng công nghệ (Davis, 1989). Lý thuyết thống nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) được xây dựng bởi Venkatesh và cộng sự (2003) để giải thích ý định hành vi và hành vi sử dụng của người dùng đối với công nghệ. Mô hình UTAUT được xây dựng với 4 yếu tố cốt lõi của ý định và hành vi sử dụng công nghệ, như: (1) Mong đợi về thành tích; (2) Mong đợi về sự nỗ lực; (3) Ảnh hưởng xã hội và (4) Điều kiện thực hiện. Sau đó, Venkatesh và cộng sự (2012) đã tiếp tục xây dựng mô hình UTAUT2, UTAUT2 tích hợp thêm các yếu tố động lực thụ hưởng, giá trị, giá cả và thói quen vào mô hình UTAUT gốc. Ngoài ra, còn có các biến nhân khẩu học, như: độ tuổi, giới tính, kinh nghiệm và loại bỏ yếu tố tự nguyện sử dụng trong mô hình UTAUT ban đầu.

Awais Muhammad và Samin Tanzila (2012) cho thấy, internet về cơ bản đã tạo ra một ngôi làng toàn cầu. Việc sử dụng internet đã rút ngắn khoảng cách và đoàn tụ mọi người. Thương mại là xương sống của một quốc gia, nó sẽ được củng cố nếu được hỗ trợ bởi các công cụ điện tử, trong đó TMĐT là một bộ phận quan trọng. Quyền riêng tư là một thành phần quan trọng của TMĐT giúp tăng cường cả lợi thế cạnh tranh và niềm tin của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, TMĐT ngày càng trở nên quan trọng đối với doanh nghiệp, kết nối người bán và khách hàng tiềm năng chỉ bằng một cú nhấp chuột, tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Các nghiên cứu khác của Oré-Calixto và Vicente Ramos (2021); Dewi, Hajadi, Handranata và cộng sự (2021) cho thấy, sử dụng các công cụ TMĐT để tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả cao hơn so với quá trình tiêu thụ truyền thống. Nhiều nghiên cứu sử dụng mô hình TAM khảo sát ý định áp dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh (Awa và cộng sự, 2015). Tương ứng, hành vi áp dụng công nghệ nhằm mở rộng các kênh phân phối hiện đại và sử dụng CNTT trong trồng trọt và chăn nuôi đã sử dụng mô hình TAM để nghiên cứu (Liu và cộng sự, 2021).

Trong lĩnh vực nông nghiệp, nghiên cứu cho thấy, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng sàn TMĐT trong tiêu thụ nông sản. Nghiên cứu của Fidowaty, T và Supriadi, R. (2020) đã xác định các kế hoạch khác nhau của Chính phủ nhằm cải thiện tình hình tài chính của nông dân thông qua việc trao quyền cho họ bằng cách ban hành các đổi mới TMĐT đã không tạo ra bất kỳ tác động nào. Nhiều nông dân vẫn chưa thể sử dụng hiệu quả TMĐT và công nghệ liên quan.

Nghiên cứu của Pillai và Sivathanu (2020) điều tra mức độ áp dụng internet vạn vật (IoT) của nông dân ở Ấn Độ thông qua lăng kính lý thuyết của Lý thuyết lý luận hành vi (BRT). Sự phân nhánh cụ thể của nghiên cứu bao gồm cách người tiêu dùng nông thôn tiếp thu sự đổi mới và cả IoT trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong quá trình điều tra, các lập luận chính xác ủng hộ và phản đối việc triển khai IoT trong nông nghiệp đã được phát hiện, từ đó, đưa ra các hướng dẫn cho các nhà tiếp thị công nghệ IoT nhằm giúp họ tạo ra các kế hoạch và quy định tiếp thị phù hợp.

Helen Barton (2003) đề cập đến thái độ, kinh nghiệm và 7 quan điểm của những người nông dân Canterbury, New Zealand liên quan đến việc sử dụng internet trong nông nghiệp, bao gồm: (1) Lý do tại sao nông dân lần đầu tiên sử dụng internet; (2) Nông dân đã tiếp xúc với internet như thế nào; (3) Nông dân hiện đang sử dụng internet để làm gì; (4) Lợi ích của internet; (5) Nhược điểm của internet; (6) Thái độ của nông dân đối với internet; (7) Triển vọng của internet trong tương lai. Bên cạnh đó, nhiều nông dân có đường dây điện thoại kém chất lượng cũng làm giảm hiệu quả dịch vụinternet của họ.

Wu và cộng sự (2007) đã sử dụng mô hình Lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ UTAUT để tiến hành các khảo sát nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng công nghệ 3G. Kết quả cho thấy, các yếu tố có ý nghĩa bao gồm: (1) Kỳ vọng về hiệu quả;(2) Ảnh hưởng xã hội và (3) Điều kiện thuận lợi, trong khi yếu tố kỳ vọng về sự nỗ lực không có ảnh hưởng gì. Thêm vào đó, có 3 mối quan hệ chưa được thừa nhận đã được khám phá trong quá trình phân tích SEM, hiệu chỉnh mô hình UTAUT cho dịch vụ viễn thông 3G.

Tembo và cộng sự (2008) đã tổng hợp các yếu tố tác động với việc sử dụng ICT trong nông nghiệp ở các nước đang phát triển. Tác giả đã xây dựng mô hình nhị phân, trong đó đề xuất 5 nhóm biến ảnh hưởng tới việc chấp nhận sử dụng ICT, bao gồm: đặc điểm nhân khẩu học ,đặc điểm nông trại, các biến số về quản lý, các biến số về ICT và nhận thức, thái độ của nông dân.

Mô hình Công nghệ – Tổ chức – Môi trường (TOE) của Tornatzky và Fleischer (1990) đã được áp dụng rộng rãi trong các nghiên cứu áp dụng CNTT (Aboelmaged, 2014), như các công cụ TMĐT hoặc kinh doanh điện tử (Hong và Zhu, 2016). Theo TOE, tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của một công ty để nắm bắt công nghệ có thể được chia thành 3 loại: (1) Bối cảnh công nghệ (TC); (2) Bối cảnh tổ chức (OC); (3) Bối cảnh môi trường (EC). Nghiên cứu áp dụng khung TOE như một đóng góp mới để hiểu rõ ý định áp dụng nền tảng TMĐT của nông dân. Một số nghiên cứu đã sử dụng khung TOE để kiểm tra việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của tổ chức để đạt được hiệu quả kinh doanh hiệu quả (Gangwar và cộng sự, 2015; Awa và cộng sự 2017).

TMĐT đề cập đến các giao dịch kinh doanh giữa một công ty và các công ty khác (B2B); giữa một công ty và người tiêu dùng hoặc người tiêu dùng (B2C) được thực hiện qua mạng máy tính. Trong cuộc CMCN 4.0, TMĐT ngày càng phổ biến nhờ những đóng góp của nó vào tăng trưởng kinh tế. Theo NAICS (2012), bán lẻ là bước cuối cùng của quá trình phân phối, trong đó, các nhà bán lẻ bán hàng hóa của mình cho người tiêu dùng cuối cùng. Các nhà bán lẻ trực tuyến được cho là sẽ đạt được hiệu quả kinh tế nhờ quy mô lớn hơn, vì họ có thể phục vụ đồng thời hàng trăm hoặc hàng nghìn khách hàng. Hơn nữa, kinh doanh trực tuyến không yêu cầu sử dụng nhiều cơ sở hạ tầng vật lý, khiến mô hình kinh doanh bán lẻ trực tuyến có khả năng mởrộng cao (Enders và Jelassi, 2000).

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH PHÂN TÍCH

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp được sử dụng để tìm hiểu về các giải pháp phát triển sản phẩm OCOP đặc sản của tỉnh Cao Bằng cũng như tổng hợp, so sánh các quan điểm của các nghiên cứu trước về ưu điểm, hạn chế của việc phát triển sản phẩm nông nghiệp đặc sản tại Cao Bằng trong thời gian qua. Từ đó, chỉ ra một số ưu điểm, hạn chế chung của việc phát triểm sản phẩm nông nghiệp đặc sản OCOP và đề xuất giải pháp trong thời gian tới.

Phương pháp phỏng vấn sâu chuyên gia: Nghiên cứu phỏng vấn 10 chuyên gia là các nhà khoa học, doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà quản lý nhằm thu thập các thông tin về thực trạng và các giải pháp phát triển sản phẩm nông nghiệp đặc sản OCOP.

Phương pháp trưng cầu ý kiến: Bảng câu hỏi có cấu trúc nhằm đánh giá thực trạng quá trình sản xuất và đề xuất các giải pháp phát triển các sản phẩm nông nghiệp đặc sản OCOP của Cao Bằng. Các biến được đo lường bằng thang đo Likert 5 điểm (từ 1 = Rất không đồng ý đến 5 = Rất đồng ý). Mẫu phiếu khảo sát bao gồm: 45 cán bộ xã, 45 hộ sản xuất, kinh doanh nông sản đặc sản, 375 người dân tại TP. Cao Bằng, huyện Bảo Lạc và huyện Bình Nguyên.

Mô hình phân tích

Bảng 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng sàn TMĐT để tiêu thụ

nông sản của nông hộ tỉnh Cao Bằng

Nhân tố

Biến quan sát

Nguồn

Nhận thức

NT1

Tôi biết về các sàn TMĐT, như: Postmart, Sendo, Tiki, Shopee, Lazada, App Nông dân Việt Nam…

Tembo và cộng sự (2008)

NT2

Sàn TMĐT giúp tôi tiêu thụ được hàng hóa dễ dàng hơn

Tembo và cộng sự (2008); Davis (1989)

NT3

Tôi có thể bán được hàng đến nhiều nơi trong cả nước, thậm chí là nước ngoài

Tembo và cộng sự (2008); Davis (1989)

Cơ sở hạ tầng và trình độ công nghệ

CSHT1

Tôi có các thiết bị công nghệ phục vụ bán hàng trên các sàn TMĐT

Leroux và cộng sự (2011)

CSHT2

Tốc độ đường truyền mạng ổn định ngay cả khi vào các khu vực rừng núi sâu

Leroux và cộng sự (2001)

CSHT3

Tôi có thể sử dụng tốt các máy móc và phần mềm công nghệ

Sekabira và cộng sự (2012); Hương và cộng sự (2020)

CSHT4

Hệ thống vận chuyển hàng hóa của sàn TMĐT thuận tiện, dễ dàng

Nhóm tác giả đề xuất

Ảnh hưởng xã hội

XH1

Tôi thấy nhiều người bán hàng trên các kênh truyền thông đại chúng

Fecke và cộng sự (2018)

XH2

Có nhiều sự hỗ trợ từ chính quyền, các tổ chức giúp người dân tham gia vào các sàn TMĐT

Baourakis và cộng sự (2002); Banerjee và cộng sự (2019)

XH3

Tôi được bạn bè, người thân hỗ trợ trong quá trình tìm hiểu và tham gia vào các sàn TMĐ

Cui và cộng sự (2017); Kamath và Liker (1994)

Chi phí

CP1

Sử dụng sàn TMĐT tăng hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp

Venkatesh và cộng sự (2012)

CP2

Chi phí đầu tư, duy trì hoạt động trên sàn TMĐT phù hợp với lợi nhuận mang lại

Nhóm tác giả đề xuất

CP3

Sử dụng sàn TMĐT giúp sản phẩm được giá hơn

Venkatesh và cộng sự (2012)

Sử dụng sàn TMĐT

YD1

Tôi dự định sẽ sử dụng sàn TMĐ khi bán các sản phẩm nông sản trong tương lai

Venkatesh và cộng sự (2012)

YD2

Tôi sẽ luôn sử dụng sàn TMĐT khi có thể

YD3

Tôi dự định sẽ tiếp tục dùng sàn TMĐT trong tiêu thụ nông sản một cách thường xuyên

Kết quả xử lý dữ liệu

Nhóm nghiên cứu sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha để ước lượng độ giá trị nội tại, độ hội tụ và độ giá trị phân biệt của các biến đo lường. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo thỏa mãn hệ số Cronbach’s Alpha với các giá trị nằm trong khoảng 0.759-0.913, hệ số tương quan biến – tổng > 0.3. Điều này chứng tỏ rằng, các biến quan sát là đầy đủ và tương ứng với cấu trúc của chúng. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) xem xét mối quan hệ giữa các biến ở tất cả các nhóm (các nhân tố). Kết quả thể hiện hệ số tải nhân tố > 0.5 và tổng phương sai trích > 50%. Phân tích nhân tố khẳng định thể hiện các tham số có mức P liên quan

Hình: Mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM)

Phát triển sàn thương mại điện tử nhằm xây dựng nền nông nghiệp bền vững tỉnh Cao Bằng

Nguồn: Kết quả cuộc khảo sát

Kết quả tác động các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng sàn TMĐT trong tiêu thụ nông sản của hộ được thể hiện trong Bảng 2.

Bảng 2: Sự ảnh hưởng của các yếu tố đến sử dụng sàn TMĐT

trong tiêu thụ nông sản của nông hộ

Hệ số Beta

Hệ số Beta chuẩn hóa

S.E.

C.R.

P

XH

.294

.279

.065

4.556

***

CSHT

.197

.199

.062

3.182

.001

CP

.243

.335

.042

5.725

***

NT

.220

.243

.059

3.741

***

Nguồn: Kết quả cuộc khảo sát

THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thực trạng ứng dụng TMĐT trong tiêu thụ nông sản của nông hộ tỉnh Cao Bằng

Trong nhiều năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Cao Bằng đã xác định hoạt động chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực là nhiệm vụ trọng tâm. Sở Công Thương tỉnh đã lựa chọn nội dung đột phá “phát triển TMĐT với mục tiêu hỗ trợ hợp tác xã, công ty và hộ kinh doanh tìm đầu ra, tiêu thụ các sản phẩm, nông sản”. Giai đoạn 2019-2023, tập huấn về TMĐT cho gần 1.700 học viên là cán bộ quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; hỗ trợ 24 đơn vị xây dựng, vận hành phần mềm quản lý dữ liệu theo Đề án hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh xây dựng các phần mềm giải pháp TMĐT; hệ thống tiếp thị đa kênh hỗ trợ xúc tiến bán hàng online và phần mềm quản lý bán hàng thông minh; quản lý, vận hành 3 hệ thống phần mềm TMĐT của Tỉnh, bao gồm: (1) Bản đồ trực tuyến phân phối hàng Việt có địa chỉ http://caobang.etix.vn; (2) Hệ thống hội chợ, triển lãm trực tuyến tỉnh Cao Bằng có địa chỉ http://caobang.ifair.vn; (3) Cổng thông tin giao dịch TMĐT tỉnh Cao Bằng có địa chỉ http://caobangtrade.vn (Diệu Hoa, 2023). Kết quả khảo sát cho thấy, các nông hộ có ý định tham gia sàn TMĐT tương đối cao (Bảng 3).

Bảng 3: Ý định tham gia sàn TMĐTcủa nông hộ

Ý định tham gia sàn thương mại điện tử

Điểm trung bình

Độ lệch chuẩn

Tôi dự định sẽ sử dụng sàn TMĐ khi bán các sản phẩm nông sản trong tương lai

4,3065

0,67026

Tôi sẽ luôn sử dụng sàn TMĐT khi có thể

4,3406

0,62688

Tôi dự định sẽ tiếp tục dùng sàn TMĐT trong tiêu thụ nông sản một cách thường xuyên

4,3313

0,70392

Nguồn: Kết quả cuộc khảo sát

Các nông hộ có ý định tham gia sàn TMĐT ở mức cao với khoảng 4,3/5 điểm là kết quả của rất nhiều hoạt động tuyên truyền, tập huấn về TMĐT cho nông hộ. Theo thống kê của tỉnh Cao Bằng, có 101.584 tài khoản trên sàn TMĐT Postmart.vn và Voso.vn; 3.806 sản phẩm được đưa lên sàn giao dịch; 21.193 giao dịch thành công trên sàn giao dịch; tỷ lệ giao dịch trên tài khoản active là 17% (Bộ Thông tin và Truyền thông, 2024). Ngoài 2 sàn TMĐT Postmart.vn và Voso.vn, các nông hộ còn tham gia các sàn TMĐT khác, như: Shopee.vn, Sendo.vn; Tiki.vn; Lazada.vn… Hiệu quả của hoạt động đưa nông sản lên sàn TMĐT giúp cho các nông hộ nâng cao giá trị sản xuất, cải thiện thu nhập của mình.

Sự tham gia sàn TMĐTcủa các nông hộ chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó, nhân tố chi phí có tác động mạnh nhất; tiếp đến là sự ảnh hưởng xã hội, như: cộng đồng đều sử dụng sàn TMĐT, hoặc nhận được nhiều sự hỗ trợ từchính phủ và các tổ chức khác cũng như sự giúp đỡ của người thân, bạn bè. Nhân tố thứ 3 là nhận thức, các nông hộ càng nhận thức rõ ràng về vai trò của các sàn TMĐT trong hỗ trợ người dân tiêu thụ nông sản, thì càng thúc đẩy họ tham gia vào các sàn TMĐT. Cuối cùng là hệ thống cơ sở hạ tầng và kỹ thuật sử dụng CNTT của người dân.

Kết quả khảo sát thể hiện một tỷ lệ đáng kể (60,50%) thiếu kiến thức về máy tính và thiết bị kỹ thuật. Ngoài ra, 65,30% gặp khó khăn trong hoạt động giao hàng; 75.20% lo ngại về tính an toàn của hoạt động thương mại thông tin; 76,80% phản ánh vấn đề về định giá không đúng sản phẩm nông sản. Cuối cùng, 80,70% gặp vấn đề về sản phẩm nông sản dễ hư hỏng trong quá trình tiêu thụ. Nhìn chung, nghiên cứu này nhấn mạnh rằng, để nông hộ có thể tham gia vào TMĐT một cách hiệu quả, cần có sự hỗ trợ trong việc nâng cao kiến thức kỹ thuật, cải thiện quản lý sản phẩm và giao hàng, đồng thời, tăng cường an ninh thông tin và cải thiện điều kiện bảo quản sản phẩm.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Kết quả nghiên cứu thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa nâng cao thu nhập và hoạt động tiêu thụ nông sản trên các sàn TMĐT, do hàng được vận chuyển trực tiếp đến tay người tiêu dùng, một số hộ gia đình giảm được chi phí thuê cửa hàng, nhân công, kho xưởng… Nhân tố chi phí, lợi nhuận từ việc đầu tư vào sàn TMĐT vẫn là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự tham gia sử dụng sàn TMĐT của các nông hộ. Từ kết quả trên, nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị sau:

Đối với chính phủ và chính quyền địa phương: Tạo nhiều chính sách hỗ trợ thiết thực hơn để các nông hộ tiếp cận được với thị trường; mở các khóa đào tạo chuyên nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ và logistics để dễ dàng cho hoạt động vận chuyển do mặt hàng nông sản thường dễ hư hỏng trong thời gian ngắn. Chính quyền và các hợp tác xã, các hội cần có tinh thần trách nhiệm và sự kiên nhẫn trongviệc hỗ trợ người dân, đặc biệt là người trung niên trở lên trong hoạt động TMĐT.

Đối với các nền tảng TMĐT: Nên thiết kế đơn giản, thân thiện và có độ chính xác trong quá trình tìm kiếm sản phẩm. Có thể phân loại theo sản phẩm/khu vực để khách hàng dễ dàng tìm kiếm cũng như người bán dễ dàng so sánh đối chiếu sản phẩm để đưa ra giá trị sản phẩm hợp lý. Đồng thời, đối với nông hộ, việc sử dụng công nghệ còn nhiều khó khăn và quá trình chuyển đổi số trong thói quen sinh hoạt còn chậm, do vậy, cần đảm bảo sự an toàn trong hoạt động giao dịch.

Đối với các nông hộ: Cần tích cực hơn nữa trong hoạt động chuyển đổi số để thích ứng với thị trường. Trong quá trình đó, các nông hộ có thể tham vấn các chuyên gia để được hỗ trợ khi gặp khó khăn./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Aboelmaged, M. G. (2014), Predicting e-readiness at firm-level: An analysis of technological, organizational and environmental (TOE) effects on e-maintenance readiness in manufacturing firms, International Journal of Information Management, 34(5), 639-651.

2. Awa, H. O., Ojiabo, O. U., and Orokor, L. E. (2017), Integrated technology – organization – environment (T-O-E) taxonomies for technology adoption, Journal of Enterprise Information Management, 30(6), 893-921.

3. Awa, H., Ojiabo, O., and Emecheta, B. (2015), Integrating TAM, TPB and TOE frameworks and expanding their characteristic constructs for e-commerce adoption by SMEs, Journal of Science and Technology Policy Management, 6, 76-94.

4. Awais Muhammad and Samin Tanzila (2012), Advanced SWOT Analysis of E-Commerce, International Journal of Computer Science Issues, 9(2), 569-574.

5. Banerjee, T.; Mishra, M.; Debnath, N.C.; Choudhury, P. (2019), Implementing E-Commerce model for Agricultural Produce: A Research Roadmap, Period. Eng. Nat. Sci. (PEN), 7, 302-310.

6. Baourakis, G.; Kourgiantakis, M.; Migdalas, A. (2002), The Impact of E-commerce on Agro-food Marketing: The Case of agricultural cooperatives, firms and consumers in Crete, Br. Food J., 104, 580-590.

7. Bộ Thông tin và Truyền thông (2024), Chương trình hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn TMĐT thúc đẩy kinh tế số nông nghiệp, nông thôn, truy cập từ https://tmdt.mic.gov.vn/bao-cao-thong-ke.

8. Cui, M.; Pan, S.L.; Newell, S.; Cui, L. (2017), Strategy, Resource Orchestration and E-Commerce Enabled Social Innovation in Rural China, J. Strateg. Inf. Syst, 26, 3-21.

9. Davis, F. D., (1989), Perceived Usefulness, Perceived Ease of Use, and User Acceptance of Information Technology, MIS Quarterly, 13(3), 319-340.

10. Dewi, D., Hajadi, F., Handranata, Y., and Herlina, M. (2021), The effect of service quality and customer satisfaction toward customer loyalty in service industry, Uncertain Supply Chain Management, 9(3), 631-636.

11. Enders, A., and Jelassi, T. (2000), The converging business models of Internet and bricks-and-mortar retailers, European Management Journal, 18, 542-550.

12. Fecke, W.; Danne, M.; Musshoff, O. (2018), E-Commerce in agriculture – The case of crop protection product purchases in a discrete choice experiment, Comput, Electron. Agric, 151, 126-135.

13. Fidowaty, T and Supriadi, R. (2020), E-commerce in Farmers Communities, IOP Conference Series: Materials Science and Engineering, 879(1).

14. Gangwar, H., Date, H., and Ramaswamy, R. (2015), Understanding determinants of cloud computing adoption using an integrated TAM-TOE model, Journal of Enterprise Information Management, 28(1), 107-130.

15. Diệu Hoa (2023), Nỗ lực tạo đột phá trong chuyển đổi số, truy cập từ https://baocaobang.vn/no-luc-tao-dot-pha-trong-chuyen-doi-so-3166341.html.

16. Helen Barton (2003), New Zealand farmers and the Internet, British Food Journal, 105(1/2), 96-110.

17. Hong, W., and Zhu, K. (2016), Migrating to internet-based e-commerce: factors affecting e-commerce adoption and migration at the firm level, Information and Management, 43(2), 204-21.

18. Leroux, N.; Wortman, M.S.; Mathias, E.D. (2001), Dominant factors impacting the development of business-to-business (B2B) e-commerce in agriculture, Int. Food Agribus. Manag. Rev, 4, 205-218.

19. Liu, M., Min, S., Ma, W., and Liu, T. (2021), The adoption and impact of E-commerce in rural China: Application of an endogenous switching regression model, Journal of Rural Studies, 83, 106-116.

20. NAICS (2012), North American Industry Classification System (NAICS) Canada 2012, retrieved from

https://www23.statcan.gc.ca/imdb/p3VD.pl?Function=getVD&TVD=118464&CVD=118468&CPV=44512&CST=01012012&CLV=3&MLV=&D=1.

21. Nguyen Thi Lan Huong, Shah Fahad, Nguyen Hoang An, Hoang Thi Huong (2021), Impact of COVID-19 on Small Business Households: A Case Study of Thanh Hoa and Tuyen Quang Provinces, Vietnam, VNU Journal of Economics and Business, 1(4), 1-11.

22. Oré-Calixto, S., and Vicente-Ramos, W. (2021), The effect of digital marketing on customer relationship management in the education sector: Peruvian case, Uncertain Supply Chain Management, 9(3), 549-554.

23. Pillai, R. and Sivathanu, B. (2020), Adoption of internet of things (IoT) in the agriculture industry deploying the BRT framework, Benchmarking: An International Journal, 27(4), 1341-1368.

24. Sekabira, H., Bonabana, J., Asingwire, N. (2012), Determinants for adoption of information and communications technology (ICT)-based market information services by smallholder farmers and traders in Mayuge District, Uganda, Journal of Development and Agricultural Economics, 4, 404-415.

25. Sekabira, H. and Qaim, M., (2017), Can mobile phones improve gender equality and nutrition? Panel data evidence from farm households in Uganda. Food Policy, 73, 95-103.

26. Tembo, R., Owei, V. T., Maumbe, B. M. (2008), Models of information and communication echnology (ICT) use in agriculture: case studies from developing countries, International Federation for Information Processing and University of Pretoria, http://hdl.handle.net/11189/3502.

27. Tornatzky, L. G., Fleischer, M., and Chakrabarti, A. K. (1990), Processes of Technological Innovation, Lexington books.

28. Venkatesh, V., Morris, M. G., Davis, G. B., Davis, F. D., (2003), User Acceptance of Information Technology: Toward a Unified View, MIS Quarterly, 27, 425-478.

29. Venkatesh, V., Thong, J. Y. L., Xu, X., (2012), Consumer Acceptance and Use of Information Technology: Extending the Unified Theory of Acceptance and Use of Technology, MIS Quarterly, 6, 157-178.

30. Wu, Y., Tao, Y., Yang, P., (2007), Using UTAUT explore the behavior of 3G mobile communication users, IEEE International Conference on industrial Engineering Management, 199-203.

Ngày nhận bài: 12/4/2024; Ngày phản biện: 16/4/2024; Ngày duyệt đăng: 26/4/2024