Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ và ý kiến chỉ đạo của Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (UBQLVNN), Bộ Công Thương về việc cung cấp than cho các NMNĐ những tháng mùa khô (tháng 5, 6, 7/2023), đặc biệt là tại chuyến công tác kiểm tra sản xuất và làm việc của Thủ tướng Chính phủ tại Quảng Ninh ngày 11/6/2023, tại cuộc họp với TKV và Tổng Công ty Đông Bắc, Thủ tướng Chính phủ yêu câu TKV đẩy mạnh sản xuất cung cấp than để tăng không dưới 10% so với năm trước và cam kết tìm mọi giải pháp để nâng cao năng lực sản xuất, đảm bảo cung cấp đủ than cho các NMNĐ vận hành, trong đó có các NMNĐ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Theo đó, TKV nỗ lực đẩy mạnh sản xuất, đảm bảo cung cấp than cho sản xuất điện, trong đó có các NMNĐ của EVN.

Tập đoàn Công nghiệp Than, Khoáng sản Việt Nam cam kết cung cấp than vượt 15% so năm 2022
TKV cam kết cung cấp than vượt 15% so với năm 2022

Cụ thể, theo báo cáo của TKV, trong 6 tháng đầu năm, khối lượng than cấp các NMNĐ đạt 20,981 triệu tấn, tương đương đạt 54,5% khối lượng hợp đồng và bằng 115,2% so cùng kỳ 2022 (tăng 2,765 triệu tấn). Riêng thực hiện 5 tháng đạt 17,269 triệu tấn và dự kiến tháng 6/2023 là 3,712 triệu tấn, tương đương đạt 54,5% khối lượng hợp đồng và bằng 115,2% so cùng kỳ năm 2022 (tăng 2,765 triệu tấn). Trong đó, than cấp cho các NMNĐ BOT: 7,079 triệu tấn, bằng 63,2% kế hoạch cả năm 11,2 triệu tấn; than cấp cho NMNĐ của EVN: 9,72 triệu tấn, bằng 54,1% khối lượng hợp đồng (KLHĐ) cả năm 17,98 tiệu tấn; NMNĐ của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN): 1,382 triệu tấn, bằng 36,4% KLHĐ cả năm 3,8 triệu tấn; NMNĐ TKV: 2,267 triệu tấn, bằng 51,1% KLHĐ cả năm 4,44 triệu tấn; NMNĐ khác: 0,533 triệu tấn, bằng 48,5% KLHĐ cả năm 1,1 triệu tấn.

Như vậy tính chung, trong 6 tháng đầu năm, hầu hết các NMNĐ đều được huy động cao, trong đó có các tháng 5, 6, 7 là các tháng cao điểm, các NMNĐ phát tối đa công suất. Thực hiện cấp than cho các NMNĐ trong 6 tháng đầu năm đảm bảo đạt tiến độ hợp đồng, một số NMNĐ vượt tiến độ hợp đồng, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một vài NMNĐ chưa đạt tiến độ.

Đáng chú ý, các NMNĐ BOT được huy động cao đạt 63,2% kế hoạch cả năm, các NMNĐ EVN đảm bảo đạt và vượt tiến độ hợp đồng, tuy nhiên còn NMNĐ Phả Lại đạt thấp (bằng 34,9%) do bị sự cố tổ máy trong thời gian dài đến nay vẫn chưa sửa chữa khắc phục xong. Các NMNĐ của PVN như Vũng Áng 1 và Thái Bình 2 chưa đạt tiến độ do Vũng Áng 1 có 1 tổ máy bị sự cố trong thời gian dài đến nay vẫn chưa sửa chữa khắc phục xong; Thái Bình 2 đang trong quá trình chạy thử, đến tháng 6 mới chính thức vận hành thương mại cả 2 tổ máy. Các NMNĐ của TKV đảm bảo đạt tiến độ hợp đồng; các NMNĐ khác đạt thấp như Thăng Long đến tháng 2 mới tiếp nhận than do vướng mắc về tài chính, An Khánh đến tháng 5 mới bắt đầu tiếp nhận than.

Tập đoàn Công nghiệp Than, Khoáng sản Việt Nam cam kết cung cấp than vượt 15% so năm 2022
Trong chuyến công tác kiểm tra sản xuất và làm việc tại Quảng Ninh ngày 11/6 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao TKV tăng sản lượng, đáp ứng than cho sản xuất nhiệt điện

Việc cung cấp than cho các NMNĐ cao điểm mùa khô (tháng 5-6/2023) được TKV nỗ lực triển khai hết sức tích cực. Ngày 09/5/2023 lãnh đạo hai TKV và EVN đã có buổi làm việc về việc cân đối khối lượng than cung cấp tăng cho các NMNĐ của EVN, hai bên đã tìm mọi biện pháp giải quyết để đảm bảo cung cấp tăng so với kế hoạch và nhu cầu phát điện của các nhà máy. Theo đó, hai bên thống nhất với các NMNĐ BOT về việc giảm khối lượng tồn kho từ 14 ngày xuống 7 ngày, nhằm tăng khối lượng cung cấp cho các NMNĐ của EVN (giảm khối lượng giao than trong tháng 5 của BOT Hải Dương 60.000 tấn cám 6b.1 và BOT Vĩnh Tân 1 100.000 tấn cám 6a.1) để tăng khối lượng than phục thuộc nhập khẩu (khoảng 220.000 tấn) cho các NMNĐ của EVN theo đề nghị của EVN.

Đồng thời, TKV cấp bổ sung 80.000 tấn cho các NMNĐ của EVN và sẽ được bù trừ vào các tháng mùa mưa của năm 2023. Ngay trong tháng tháng 5, TKV đã thực hiện giao bổ sung cho các NMNĐ EVN khoảng 300.000 tấn.

Để đảm bảo cung ứng đủ than cho sản xuất điện của các NMNĐ, Tổng Giám đốc TKV Đặng Thanh Hải khẳng định, Tập đoàn cam kết 6 tháng cuối năm đảm bảo cung ứng khoảng 18,7 triệu tấn, dự kiến cả năm dự kiến đạt 39,7 triệu tấn, tăng khoảng 15% so với cùng kỳ 2022 (tăng khoảng 4,7 triệu tấn).

Cụ thể, về kế hoạch trong tháng 6, 7/2023, theo đề nghị của EVN tại cuộc họp ngày 09/5/2023, căn cứ vào khả năng TKV, TKV sẽ cấp bổ sung cho các NMNĐ của EVN bình quân 10.000 tấn/tháng/nhà máy so với tiến độ quy định trong hợp đồng đã ký, đồng thời giảm khối lượng giao than trong tháng 6 của BOT Mông Dương 2 (giảm tồn kho) 40.000 tấn cám 6a.1 để tăng khối lượng than phụ thuộc nhập khẩu khoảng 50.000 tấn cấp bổ sung cho NMNĐ Thái Bình 1 30.000 tấn và Hải Phòng 20.000 tấn.

Ngoài ra, trong tháng 6 đầu năm TKV đã tiến hành cung cấp cho NMNĐ Thái Bình 2 khối lượng 300.000 tấn, cao hơn cam kết theo hợp đồng đã ký (140.000 tấn) theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công Thương tăng cường hỗ trợ các NMNĐ phía Bắc.

Tập đoàn Công nghiệp Than, Khoáng sản Việt Nam cam kết cung cấp than vượt 15% so năm 2022
TKV đã và đang nỗ lực tìm mọi biên pháp, kể cả tăng năng lực sản xuất để đảm bảo cung cấp đủ và bổ sung than theo nhu cầu của các NMNĐ

Trong các tháng 5, 6, 7/2023 thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương, TKV đã nỗ lực tìm mọi biên pháp, kể cả tăng năng lực sản xuất để đảm bảo cung cấp đủ và bổ sung than theo nhu cầu của các NMNĐ. Dự báo nhu cầu than điện 6 tháng cuối năm 2023, theo nguồn huy động điện của A0-EVN nhu cầu than cho điện tăng cao đến hết tháng 7/2023 sau đó sẽ giảm trong các tháng mùa mưa và tăng trở lại từ tháng 11/2023.

Căn cứ biên bản với EVN, TKV đã cam kết cung cấp tăng 10.000 tấn/nhà máy trong tháng 7 cho các NMNĐ của EVN (tương đương khoảng 100.000 tấn) so với tiến độ hợp đồng. Tuy nhiên, sau khi có công điện số 517/CĐ-TTg ngày 06/6/2023, các NMNĐ đều có nhu cầu lấy tăng, dự kiến tháng 7/2023 TKV phải cấp tăng so với tiến độ hợp đồng khoảng 500.000 tấn.

Theo đó, dự kiến nhu cầu than cho các NMNĐ 6 tháng cuối năm đều tăng. Trong đó, theo tiến độ hợp đồng: 18,745 triệu tấn, cả năm dự kiến đạt 39,7 triệu tấn, tăng khoảng 1,2 triệu tấn so hợp đồng (chủ yếu là do các NMNĐ BOT tăng khối lượng và khối lượng tăng thêm tháng 5, 6, 7/2023 các NMNĐ của EVN). Theo phương thức vận hành của A0-EVN: dự kiến 6 tháng cuối năm khoảng 18,7 triệu tấn, cả năm dự kiến đạt 39,68 triệu tấn (tăng 1,16 triệu tấn so kế hoạch của TKV (38,52 triệu tấn).

Lãnh đạo TKV cho biết, căn cứ theo dự báo huy động điện và tình hình huy động các nguồn điện hiện nay của EVN, theo đó trong giai đoạn mùa khô EVN đã huy động thêm tối đa các NMNĐ dùng than nhập khẩu, tăng huy động nguồn điện năng lượng tái tạo. Dự báo nhu cầu lấy than của TKV trong 6 tháng cuối năm cho sản xuất điện đạt khối lượng hợp đồng, có thể đạt tới mức tối đa + 5%. Kể cả trong trường hợp các nhà máy thuỷ điện có nước hoặc giá than nhập khẩu giảm về mức cạnh tranh với than trong nước, thì các NMNĐ cũng sẽ thực hiện đủ khối lượng đã ký với TKV do hiện nay tồn kho tại các nhà máy rất thấp và khách hàng sẽ lấy than để có lượng tồn kho hợp lý gối đầu vào năm 2024.

Dự kiến thực hiện cấp than cho điện năm 2023 đạt 39,7 triệu tấn, bằng 103,13% khối lượng hợp đồng (tăng 1,205 tiệu tấn) và bằng 113,5% so cùng kỳ 2022./.

Tình hình thực hiện cung cấp than cho các NMNĐ 6 tháng đầu năm, dự kiến 6 tháng cuối năm và vả năm 2023

Đơn vị tính: 1.000 tấn

TT

Nhà máy Nhiệt điện

Khối lượng

Hợp đồng

Thực hiện 6 tháng

(Dự kiến

tháng 6)

6T cuối năm

(dự báo EVN)

6T cuối

(tiến độ Hợp đồng

Dự kiến

thực hiện 2023

Thực hiện/Hợp đồng (%)

So sánh cùng kỳ 2022

(%)

TỔNG SỐ

38 520

20 981

18 700

18 745

39 725

103.13

113.5

I

Điện lực TKV

4 440

2 267

2 248

2 058

4 325

97.42

115.1

1

Cẩm Phả

1 605

677

931

765

1 442

89.86

178.9

2

Mạo Khê

1 710

926

780

780

1 706

99.74

96.9

3

Cao Ngạn

500

304

230

223

527

105.36

98.1

4

Na Dương

510

297

253

235

532

104.39

100.1

5

Nông Sơn

115

63

55

55

118

102.87

97.7

6

Sơn Động

II

Điện lực EVN

17 980

9 720

8 363

8 837

18 556

103.20

110.3

1

Mông Dương 1

3 000

1 632

1 554

1 480

3 112

103.72

102.2

2

Quảng Ninh

3 000

1 682

1 361

1 450

3 132

104.39

118.0

3

Uông Bí

1 750

1 057

796

830

1 887

107.82

108.0

4

Phả Lại

1 800

627

1 071

928

1 555

86.41

112.0

5

Hải Phòng

2 260

1 207

1 000

1 160

2 367

104.71

112.9

6

Thái Bình 1

1 270

822

560

610

1 432

112.73

107.8

7

Ninh Bình

50

31

60

59

90

179.00

128.2

8

Nghi Sơn 1

1 550

807

711

740

1 547

99.83

130.9

9

Vĩnh Tân 2

1 300

728

474

620

1 348

103.68

100.1

10

Duyên Hải 1

2 000

1 128

774

960

2 088

104.39

106.2

III

Điện lực PVN

3 800

1 382

1 705

1 750

3 132

82.41

171.7

1

Vũng Áng 1

2 000

861

831

1 000

1 861

93.06

121.1

2

Thái Bình 2

1 800

520

874

750

1 270

70.58

442.3

IV

Điện lực BOT

11 200

7 079

5 820

5 550

12 629

112.76

107.5

1

Mông Dương 2

3 600

2 321

2 046

1 750

4 071

113.09

120.0

2

Vĩnh Tân 1

3 600

1 983

1 796

1 730

3 713

103.13

94.5

3

Hải Dương

4 000

2 775

1 979

2 070

4 845

121.12

109.5

V

Điện lực khác

1 100

533

564

550

1 083

98.46

126.3

1

Thăng Long

1 000

507

515

480

987

98.65

115.0

2

An Khánh

100

27

49

70

97

96.60

100.0