GIỚI THIỆU

Sự bùng nổ của kinh doanh trực tuyến dẫn đến sự ra đời và phát triển của các loại hình hỗ trợ thanh toán trực tuyến, như: Paypal, chuyển khoản qua internet, thẻ tín dụng và gần đây nhất là ví điện tử. Thị trường thanh toán điện tử, bao gồm tất cả các giao dịch của người tiêu dùng được thực hiện qua internet và trên các thiết bị di động đã phát triển trong hơn một thập kỷ qua. Số lượng các nghiên cứu tại Việt Nam tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng ví điện tử còn rất ít, đồng thời cũng chưa đưa ra được nhiều kết luận có tính đột phá. Đây là khoảng trống cần thêm nhiều nghiên cứu thực nghiệm, cũng như kiểm định các nhân tố mới có ảnh hưởng đến hành vi này. Trong phạm vi nghiên cứu của mình, nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát thực tế, đồng thời kiểm định các nhân tố có ảnh hưởng đến hành vi sử dụng ví điện tử của người dùng Việt Nam.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý thuyết

Ví điện tử

Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng ví điện tử của người dùng Việt Nam
Ví điện tử đầu tiên xuất hiện vào năm 1997 khi Cocacola lần đầu tiên tung ra máy bán nước tự động

Ví điện tử là một ví ảo lưu trữ thông tin thẻ thanh toán trên máy tính hoặc thiết bị di động, để tạo điều kiện thuận lợi không chỉ cho mua hàng trực tuyến, mà cả thanh toán tại các điểm bán lẻ (Tolety, 2018). Còn theo Pachpande và Kamble (2018), ví điện tử là một loại thẻ hoạt động bằng điện tử và cũng được sử dụng cho các giao dịch được thực hiện trực tuyến thông qua máy tính hoặc điện thoại thông minh. Tiện ích của nó giống như thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ. Ví điện tử đã phát triển thành một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD, mang đến cho người dùng nhiều sự tiện lợi thông qua việc sử dụng ví trên điện thoại di động.

Ví điện tử đầu tiên xuất hiện trên thế giới vào năm 1997 khi Cocacola lần đầu tiên tung ra máy bán nước tự động, mà ở đó người sử dụng có thể mua lon nước thông qua tin nhắn, chứ không nhất thiết cần tiền mặt.

Dù xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2008, nhưng gần đây khi lượng người sử dụng điện thoại thông minh ngày càng tăng nhanh, cũng như sự phát triển mạnh mẽ của thời đại 4.0, ví điện tử mới thực sự phát triển nóng ở Việt Nam. Theo Ngân hàng Nhà nước, ở Việt Nam, 61% lượng người tiêu dùng thanh toán bằng thiết bị di động vào năm 2019, tăng đáng kể so với 37% vào năm 2018 (Nguyễn Thị Ánh Ngọc và cộng sự, 2020). Thị trường ví điện tử đã chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt giữa hơn 30 nhà cung cấp (tính đến ngày 15/10/2020), nhưng các tên tuổi lớn, như: Momo, Moca và ZaloPay… vẫn đang dẫn đầu thị phần. Theo Thông tư số 23/2019/TT-NHNN, ngày 22/11/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-NHNN, ngày 11/12/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán, có hiệu lực từ ngày 7/1/2020, yêu cầu tổng giá trị giao dịch thông qua ví điện tử hàng tháng trên mỗi khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ không vượt quá 100 triệu đồng. Trong khi đó, theo Công ty Nghiên cứu thị trường Cimigo, hiện trên thị trường Việt Nam, giá trị giao dịch trung bình hàng ngày vào khoảng 230.000 đồng đến 274.000 đồng/người (Lê Mỹ, 2020), nhưng với sự liên kết giữa các nền tảng thương mại điện tử và ví điện tử, như: giữa Tiki và Momo hoặc Zalopay, Shopee và Airpay, Lazada và eMonkey, nên quy định trên của Ngân hàng Nhà nước có thể cản trở người dùng ví điện tử thanh toán cho đồ gia dụng và điện tử có giá trị cao, như: điện thoại di động, máy tính xách tay…

Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng ví điện tử của người dùng

Có nhiều nghiên cứu đã phân tích và chỉ ra các nhân tố có thể gây ảnh hưởng đến hành vi sử dụng ví điện tử của người dùng. Các giao dịch mua bán trên ví điện tử với môi trường tiềm ẩn nhiều sự không chắc chắn, vì người mua và người bán có rất ít thông tin về nhau. Do đó, để các giao dịch này được thực hiện, thì niềm tin của các bên là một điều kiện cần, đặc biệt là niềm tin của bên mua, đối tượng dễ bị tổn thương trong giao dịch. Khi người tiêu dùng có niềm tin ban đầu về nhà cung cấp các dịch vụ điện tử, đồng thời tin rằng việc sử dụng chúng sẽ có lợi cho công việc và cuộc sống, họ sẽ tin những dịch vụ trực tuyến là hữu ích (Gefen và cộng sự, 2003). Đối với việc áp dụng các hình thức thanh toán ví điện tử, người tiêu dùng phải đối mặt với một số vấn đề bất ổn về hoạt động và môi trường, do đó cần phải dựa vào niềm tin để vượt qua những nhận thức về rủi ro. Niềm tin là một yếu tố quan trọng dẫn đến việc tham gia mua bán (Doney và Connon, 1997) và tạo ra môi trường, nơi mà mọi người sẵn sàng cung cấp thông tin nhạy cảm hơn (Ramaswani và cộng sự, 1997). Vai trò của niềm tin trong mua hàng trực tuyến cũng được đề cập trong kết quả nghiên cứu của Yang Shuiqing và cộng sự (2015).

Khả năng đổi mới sáng tạo của cá nhân trong lĩnh vực công nghệ thông tin (Personal Innovativeness in Information Technology – PIIT), là thước đo độ sẵn sàng của một cá nhân trong việc thử dùng bất kì một loại công nghệ mới nào đó. Với những người có chỉ số PIIT cao, họ sẽ sẵn lòng sử dụng công nghệ mới nhiều hơn, cũng như có nhiều hứng thú trong việc tìm hiểu và đón nhận chúng hơn. Lestari (2019) đã chỉ ra rằng, khả năng đổi mới sáng tạo cá nhân là một thuộc tính quan trọng trong quá trình áp dụng công nghệ mới, những người áp dụng nó có thể đóng vai trò là người dẫn dắt để thay đổi ý kiến của người khác. PIIT đóng một vai trò lớn trong hành vi áp dụng một loại công nghệ thông tin mới của một cá nhân. Mối quan hệ thuận chiều giữa biến này và hành vi sử dụng đã được chứng minh ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Người tiêu dùng có khả năng đổi mới sáng tạo nhiều hơn sẽ mua sắm trên mạng, hay sử dụng các hình thức mua sắm trực tuyến nhiều hơn (Citrin và cộng sự, 2000; Im và cộng sự, 2003; Lee và cộng sự, 2010). Còn Hirunyawipada và Paswan (2006), cũng đã chứng minh tác động trực tiếp và tích cực của PIIT tới hành vi sử dụng các món đồ công nghệ cao nói chung. Đặc biệt, trong lĩnh vực thanh toán trực tuyến, PIIT có mối quan hệ tương quan đồng biến với hành vi sử dụng hình thức này của người tiêu dùng (Sulaiman và cộng sự, 2007).

Đề xuất mô hình nghiên cứu

Từ cơ sở lý thuyết nói trên, nhóm tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu với các nhân tố như Hình.

Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng ví điện tử của người dùng Việt Nam

Các giả thuyết nghiên cứu được đưa ra như sau:

H1: Niềm tin của người dùng ảnh hưởng thuận chiều đến Hành vi sử dụng ví điện tử.

H2: Năng lực đổi mới sáng tạo cá nhân về công nghệ thông tin ảnh hưởng thuận chiều đến Hành vi sử dụng ví điện tử.

Phương pháp nghiên cứu

Dữ liệu để phục vụ nghiên cứu được nhóm tác giả tiến hành điều tra trên mẫu với 500 người ở cả 3 miền Bắc, Trung và Nam của Việt Nam. Để bảo đảm đủ số lượng mẫu tối thiểu theo yêu cầu, nhóm tác giả đã phát đi 500 phiếu, chủ yếu là lời mời qua thư điện tử, mạng xã hội. Trong số 418 phiếu (83,6%) phản hồi, thì có 389 phiếu (77,8%) đạt chuẩn đưa vào phân tích sau khi đã loại các phiếu không đạt yêu cầu. Chi tiết các thang đo gồm: Niềm tin của người dùng (Bảng 1), Khả năng đổi mới sáng tạo của cá nhân trong lĩnh vực công nghệ thông tin (Bảng 2) và Hành vi sử dụng (Bảng 3).

Bảng 1: Thang đo Niềm tin của người dùng (Trust)

Ký hiệu

Biến quan sát

Trust 1

Ví điện tử tôi dùng đáng tin và trung thực

Trust 2

Ví điện tử tôi dùng thực hiện đủ trách nhiệm và cam kết trong điều khoản sử dụng

Trust 3

Ví điện tử tôi dùng có nhiều thông tin chất lượng

Trust 4

Giao diện của ví điện tử tôi dùng nhìn khá chuyên nghiệp

Trust 5

Ví điện tử tôi dùng bảo mật thông tin cá nhân an toàn

Trust 6

Ví điện tử tôi dùng luôn đặt lợi ích của tôi lên đầu

Trust 7

So với các ví điện tử khác, cái tôi dùng có độ bảo mật và đáng tin hơn

Trust 8

Tôi tin rằng ví điện tử sẽ không trục lợi từ tôi

Trust 9

Ví điện tử tôi dùng đáp ứng được kỳ vọng của tôi

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ dữ liệu nghiên cứu

Bảng 2: Thang đo Khả năng đổi mới sáng tạo của cá nhân trong lĩnh vực công nghệ thông tin (PIIT)

Ký hiệu

Biến quan sát

PIIT 1

Tôi thích thử nghiệm những loại ví điện tử mới

PIIT 2

Nếu tôi biết một loại ví điện tử vừa ra mắt, tôi sẽ tìm cách để thử nó

PIIT 3

Trong bạn bè của tôi, tôi thường là người đầu tiên thử các loại ví điện tử mới

PIIT 4

Nhìn chung, tôi ngại thử các loại ví điện tử mới

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ dữ liệu nghiên cứu

Bảng 3: Thang đo Hành vi sử dụng (Behavior Usage)

Ký hiệu

Biến quan sát

BU 1

Tôi vẫn đang sử dụng ví điện tử khá thường xuyên

BU 2

Tôi có sử dụng ví điện tử cho các giao dịch thanh toán nhỏ thường ngày

BU 3

Tôi có sử dụng ví điện tử trong 6 tháng gần đây

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ dữ liệu nghiên cứu

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thống kê mô tả mẫu

Theo kết quả khảo sát, nhóm từ 18 tuổi đến 22 tuổi là nhóm đối tượng tham gia khảo sát nhiều nhất với 227 người tham gia, chiếm 58,4% tổng số người trả lời khảo sát; tiếp đến là nhóm từ 23 tuổi đến 40 tuổi, với 108 người tham gia, chiếm 27,8% tổng số người trả lời khảo sát. Nhóm ngoài 40 tuổi chỉ có ít người tham gia khảo sát, trong đó có 38 người có độ tuổi từ 41 đến 60 tuổi, chiếm 9,8% và 16 người ngoài 60 tuổi, chiếm 4,1% người trả lời khảo sát.

Theo kết quả thống kê, số lượng người sử dụng ví điện tử tham gia trả lời phiếu khảo sát chủ yếu là những người có thu nhập bình quân dưới 5 triệu đồng/tháng, chiếm 53,7%; tiếp đến là nhóm có thu nhập từ 5-10 triệu đồng/tháng và từ 11-20 triệu đồng/tháng, chiếm lần lượt là 18,3% và 17,2%; nhóm thu nhập trên 50 triệu đồng/tháng chỉ có ít người tham gia trả lời phiếu khảo sát.

Kết quả thống kê cho thấy, người sử dụng ví điện tử tham gia khảo sát có trình độ học vấn ở bậc đại học và cao đẳng là cao nhất (chiếm 69,2%); số người có trình độ sau đại học chiếm 11,1%; tiếp đến là các đối tượng tốt nghiệp trung học phổ thông, trung cấp, trường dạy nghề và tốt nghiệp đại học lần lượt là 9,5% và 6,9%. Còn lại là những người chưa tốt nghiệp trung học phổ thông và tốt nghiệp trung học phổ thông, lần lượt chiếm 1,5% và 1,8% trong tổng số mẫu nghiên cứu.

Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo

Độ tin cậy của thang đo được kiểm định bằng hệ số Cronbach’s Alpha. Kết quả kiểm định của các nhân tố trong mô hình đều lớn hơn 0,7, mức được chấp nhận theo yêu cầu, với hệ số tương quan biến tổng đều đạt giá trị trên 0,3. Không có hệ số alpha nào sau khi loại biến quan sát cao hơn hệ số alpha của biến. Do đó, tại bước kiểm định này, không có biến quan sát nào bị loại. Cụ thể, hệ số Cronbach’s Alpha của biến Trust và biến PIIT có giá trị lần lượt là 0,831 và 0,834. Biến Hành vi sử dụng có Cronbach’s Alpha là 0,769, nhỏ hơn so với các biến độc lập, nhưng vẫn lớn hơn mức tiêu chuẩn cho phép là 0,7.

Kiểm định độ hội tụ và phân biệt

Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho thấy, tất cả các biến quan sát đều đạt yêu cầu về độ hội tụ và phân biệt với hệ số tải (factor loading) đều > 0,5, hệ số KMO = 0,855 > 0 và Sig. = 0,000 1 và tổng phương sai sai trích là 53,956% > 50, một lần nữa khẳng định các biến đạt tiêu chuẩn ở bước kiểm định này.

Phân tích tương quan Pearson

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hệ số tương quan Pearson (r) của các cặp biến đều nằm trong khoảng từ -1

Hồi quy tuyến tính và kiểm định giả thuyết

Kết quả kiểm định cho thấy R2 hiệu chỉnh là 0,116. Điều này cho thấy, hai biến độc lập trong mô hình nghiên cứu là Trust và PIIT giải thích được 11,6% sự biến thiên của biến phụ thuộc là Hành vi sử dụng ví điện tử trong bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam. Phân tích Anova được tiến hành để kiểm định sự phù hợp của mô hình với quy mô tổng thể cho thấy, giá trị F có Sig. = ,000

Bảng 4: Kết quả hồi quy

Mô hình

R

R2

R2 hiệu chỉnh

Sai số chuẩn quy ước

1

,340a

,116

,111

,70227

a. Biến độc lập: (Constant), Trust, PIIT

Coefficientsa

Mô hình

Hệ số chưa chuẩn hoá

Hệ số chuẩn hoá

t

Sig.

Thống kê đa cộng tuyến

B

Sai số chuẩn

Beta

Tolerance

VIF

1

(Constant)

2,232

,258

8,644

,000

PIIT

,138

,040

,166

3,449

,001

,986

1,014

Trust

,390

,068

,278

5,774

,000

,986

1,014

a. Biến phụ thuộc: BU

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả

Kết quả kiểm định giả thuyết cho thấy, cả hai giả thuyết đều được ủng hộ với Sig

KẾT LUẬN

Kết quả nghiên cứu cho thấy, Niềm tin của người dùng có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn đến hành vi sử dụng ví điện tử của người dùng Việt Nam so với Khả năng đổi mới sáng tạo của cá nhân trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Kết quả nghiên cứu này khá tương đồng với các công trình nghiên cứu trước đây, nên một lần nữa khẳng định tác động của hai yếu tố này lên Hành vi sử dụng ví điện tử của người dùng tại Việt Nam… Điều dễ nhận thấy là khi khả năng và trình độ hiểu biết về các công nghệ mới của một cá nhân cao hơn, thì sự thích nghi và dễ dàng chấp nhận những thay đổi mới trong cách thức mua sắm, tiêu dùng hay thanh toán… cũng trở nên thoải mái hơn./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2019). Thông tư số 23/2019/TT-NHNN ngày 22/11/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-NHNN, ngày 11/12/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán
  2. Lê Mỹ (2020). Người Việt đang dùng ví điện tử để thanh toán gì, truy cập từ https://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/nguoi-viet-dang-dung-vi-dien-tu-de-thanh-toan-gi-320685.html
  3. Nguyễn Thị Ánh Ngọc, Đặng Thùy Linh, Nguyễn Thị Diễm (2020). Thị trường ví điện tử Việt Nam – Cơ hội và thách thức, truy cập từ http://tapchinganhang.gov.vn/thi-truong-vi-dien-tu-viet-nam-co-hoi-va-thach-thuc.htm
  4. Citrin, A. V., Sprott, D. E., Silverman, S. N., and Stem, D. E. (2000). Adoption of Internet shopping: the role of consumer innovativeness, Industrial management and data systems
  5. Doney, P. M., and Cannon, J. P. (1997). An examination of the nature of trust in buyer–seller relationships, Journal of marketing, 61(2), 35-51
  6. Gefen, D., Karahanna, E., and Straub, D. W. (2003). Trust and TAM in online shopping: An integrated model, MIS quarterly, 51-90
  7. Hirunyawipada, T., and Paswan, A. K. (2006). Consumer innovativeness and perceived risk: implications for high technology product adoption, Journal of consumer marketing
  8. Im, S., Bayus, B. L., and Mason, C. H. (2003). An empirical study of innate consumer innovativeness, personal characteristics, and new-product adoption behavior, Journal of the academy of marketing science, 31(1), 61-73
  9. Lee, H. J., and Huddleston, P. T. (2010). An investigation of the relationships among domain-specific innovativeness, overall perceived risk and online purchase behaviour, International Journal of Electronic Marketing and Retailing, 3(1), 1-4
  10. Lestari, D. (2019). Measuring e-commerce adoption behaviour among gen-Z in Jakarta, Indonesia, Economic Analysis and Policy, 64, 103-115
  11. Pachpande, B. R., and Kamble, A. A. (2018). Study of e-wallet awareness and its usage in Mumbai, Journal of Commerce and Management Thought, 9(1), 33-45
  12. Ramaswani, S.N., Srinivasan, S.S. and Gorton, S.A. (1997). Information Asymmetry Between Salesperson and Supervisor: Postulates from Agency and Social Exchange Theory, Jouranl of Personal Selling and Sales Management, 17(3), 29-50
  13. Sulaiman, A., Jaafar, N. I., and Mohezar, S. (2007). An overview of mobile banking adoption among the urban community, International Journal of Mobile Communications, 5(2), 157–168
  14. Tolety, R. K (2018). E-Wallets–Their cause, Rise and Relevance, International Journal of Research in IT and Management, 8(7)
  15. Yang, S., Chen, Y., and Wei, J. (2015). Understanding consumers’ web-mobile shopping extension behavior: A trust transfer perspective, Journal of computer information systems, 55(2), 78-87

TS. Nguyễn Thị Liên Hương,

Vũ Thùy Dương,

Tăng Yến Vi,

Trần Nhật Trường,

Lê Hồng Quyết,

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

(Bài đăng trên Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 18, tháng 6/2021)