Tóm tắt

Nghiên cứu này đánh giá tình hình công tác quản lý tài chính tại loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) dựa trên triết lý chủ nghĩa thực dụng và phương pháp nghiên cứu hỗn hợp thông qua tính toán các chỉ số tài chính trên báo cáo tài chính (BCTC) của Công ty TNHH Tàu thuyền An Thuận (sau đây gọi tắt là Công ty) trong giai đoạn 2020-2022. Kết quả nghiên cứu cho thấy, công tác quản lý tài chính của Công ty trong giai đoạn này vẫn còn nhiều bất cập, nên nó chưa thể trở thành một công cụ có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ Công ty nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, cũng như hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh trên thị trường. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp, nhằm góp phần cải thiện quy trình quản lý tài chính của các công ty TNHH nói chung, Công ty TNHH Tàu thuyền An Thuận nói riêng, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của loại hình công ty này.

Từ khóa: chủ nghĩa thực dụng, quản lý tài chính, chỉ số tài chính, công ty TNHH

Summary

By calculating financial ratios on financial statements of An Thuan Boat Co., Ltd during the period from 2020 to 2022, this study evaluates the financial management at limited liability enterprises based on the philosophy of pragmatism and mixed research methods. The findings indicate that the company’s financial management has many inadequacies; therefore it has not yet become a tool with an important role in supporting the company to improve production and business capacity, operational efficiency, and competitiveness in the market. From the research results, the author proposes a number of solutions to contribute to improving the financial management of limited liability enterprises in general and An Thuan Boat Co., Ltd in particular, thereby strengthening their business efficiency.

Keywords: pragmatism, financial management, financial ratios, Co., Ltd

GIỚI THIỆU

Sau nhiều năm đổi mới chính sách xây dựng và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam đã phát triển ngày càng mạnh mẽ, góp phần giải quyết một phần việc làm cho xã hội, đóng góp nguồn thu cho ngân sách nhà nước và tăng trưởng kinh tế. Ở Việt Nam, doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ chiếm 97% trong tổng số các doanh nghiệp đang hoạt động. Trong đó, loại hình doanh nghiệp là công ty TNHH chiếm tỷ trọng lớn nhất nhờ những lợi thế trong cách vận hành và hoạt động. Điều đó cho thấy, vai trò quan trọng của loại hình công ty này trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên, loại hình công ty này thường gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển, bởi thiếu sự quản lý nguồn lực tài chính, chưa nhận thức được vai trò quan trọng của việc quản lý tài chính… Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện trong trường hợp cụ thể là Công ty TNHH Tàu thuyền An Thuận, nhằm góp phần cải thiện quy trình quản lý tài chính của các công ty TNHH, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của loại hình công ty này.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý thuyết

Khái niệm về quản lý tài chính doanh nghiệp

McMahon và cộng sự (1993) cho rằng, quản lý tài chính doanh nghiệp quan tâm đến việc tìm nguồn vốn cần thiết cho mua sắm tài sản và hoạt động của doanh nghiệp, phân bổ các nguồn vốn có hạn cho những mục đích sử dụng khác nhau và đảm bảo cho những nguồn vốn sẵn có được sử dụng hữu hiệu, hiệu quả để đạt mục tiêu chính. Brealey và Myers (1996) cũng thống nhất ý kiến rằng, quản lý tài chính quan tâm đến việc đầu tư, mua sắm, tài trợ và quản lý tài sản doanh nghiệp. Trong khi đó, Nguyễn Minh Kiều (2014) cho rằng, quản lý tài chính công ty là hoạt động liên quan đến quá trình mua sắm, đầu tư và quản lý tài sản của doanh nghiệp nhằm đạt các mục tiêu đề ra. Từ đó, cho thấy quản lý tài chính có liên quan đến 3 quyết định chính của một doanh nghiệp, gồm: (i) Quyết định đầu tư; (ii) Quyết định huy động vốn; (iii) Quyết định phân phối lợi nhuận theo hướng có lợi nhất cho chủ sở hữu doanh nghiệp, các cổ đông.

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư sản xuất, kinh doanh

Chỉ tiêu này gồm các chỉ số hoạt động, nhằm đo lường khả năng khai thác và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

Hệ số vòng quay hàng tồn kho

Hệ số vòng quay hàng tồn kho là một chỉ số quan trọng, để đo lường tốc độ quay vòng của hàng tồn kho trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ số này cho số lần hàng tồn kho luân chuyển bình quân trong một năm.

Phân tích công tác quản lý tài chính tại loại hình công ty TNHH: Trường hợp Công ty TNHH Tàu thuyền An Thuận

Hệ số vòng quay khoản phải thu

Vòng quay khoản phải thu là một trong những chỉ số tài chính để đánh giá hiệu quả doanh nghiệp trong hoạt động thu hồi công nợ từ khách hàng. Chỉ số này đo lường số lần các khoản phải thu của một công ty được chuyển đổi thành tiền mặt trong một khoảng thời gian nhất định.

Phân tích công tác quản lý tài chính tại loại hình công ty TNHH: Trường hợp Công ty TNHH Tàu thuyền An Thuận

Hệ số vòng quay khoản phải trả

Hệ số vòng quay khoản phải trả được dùng để đo lường mức độ nhanh chóng mà một doanh nghiệp có thể thực hiện thanh toán cho các chủ nợ và các nhà cung cấp mở rộng hạn mức tín dụng.

Phân tích công tác quản lý tài chính tại loại hình công ty TNHH: Trường hợp Công ty TNHH Tàu thuyền An Thuận

Chu kỳ vận động của vốn

Chu kỳ vận động vốn là khoảng thời gian tính từ lúc doanh nghiệp thanh toán tiền mua hàng cho nhà cung cấp tới lúc thu tiền từ khách hàng. Chu kỳ này liên quan đến quá trình vận động vốn, gồm: hàng tồn kho, khoản phải trả, khoản phải thu và được xác định theo công thức:

Chu kỳ vận động vốn

=

Chu kỳ hàng tồn kho

+

Chu kỳ khoản phải trả

Chu kỳ khoản phải thu

Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

Hệ số thanh toán hiện hành

Hệ số thanh toán hiện hành là một chỉ số được sử dụng để đánh giá khả năng thanh toán nhanh chóng của công ty. Cụ thể như sau:

Phân tích công tác quản lý tài chính tại loại hình công ty TNHH: Trường hợp Công ty TNHH Tàu thuyền An Thuận

Hệ số thanh toán nhanh

Hệ số thanh toán nhanh là một chỉ số tài chính được sử dụng để đánh giá khả năng thanh toán ngay lập tức của công ty khi không tính đến tài sản dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt như hàng tồn kho.

Phân tích công tác quản lý tài chính tại loại hình công ty TNHH: Trường hợp Công ty TNHH Tàu thuyền An Thuận

Hệ số thanh toán tức thời

Hệ số thanh toán tức thời dùng để đo lường khả năng thanh toán trong ngắn hạn của một doanh nghiệp bằng tiền mặt và các khoản tương đương tiền.

Phân tích công tác quản lý tài chính tại loại hình công ty TNHH: Trường hợp Công ty TNHH Tàu thuyền An Thuận

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh

Hệ số sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

Chỉ số tài chính này được sử dụng để đánh giá hiệu suất tài sản của một công ty hoặc tổ chức.

Phân tích công tác quản lý tài chính tại loại hình công ty TNHH: Trường hợp Công ty TNHH Tàu thuyền An Thuận

Hệ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Chỉ số tài chính này phản ánh khả năng sinh lời mà công ty tạo ra được từ việc sử dụng vốn chủ sở hữu, cho biết phần trăm lợi nhuận thu được của chủ sở hữu trên tổng số vốn đầu tư.

Phân tích công tác quản lý tài chính tại loại hình công ty TNHH: Trường hợp Công ty TNHH Tàu thuyền An Thuận

Hệ số sinh lời trên doanh thu (ROS)

Chỉ số tài chính này dùng để đo lường khả năng sinh lời của một công ty, cho biết từ một đồng doanh thu, thì doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Phân tích công tác quản lý tài chính tại loại hình công ty TNHH: Trường hợp Công ty TNHH Tàu thuyền An Thuận

Chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính theo mô hình Z-score

Edward Altman (1968) đã xây dựng một mô hình sử dụng các chỉ số tài chính và phân tích biệt số, nhằm dự đoán sự phá sản của các công ty sản xuất được niêm yết trên thị trường. Mô hình này có dạng:

Phân tích công tác quản lý tài chính tại loại hình công ty TNHH: Trường hợp Công ty TNHH Tàu thuyền An Thuận

Tuy nhiên, mô hình Z-Score ban đầu chỉ được áp dụng khi doanh nghiệp này là một công ty có vốn cổ phần, được niêm yết trên thị trường và phải là một công ty sản xuất. Do đó, để tính chỉ số phá sản của các công ty tư nhân và hoạt động theo hình thức phi sản xuất, ta cần áp dụng mô hình Z-Score biến đổi như sau:

Phân tích công tác quản lý tài chính tại loại hình công ty TNHH: Trường hợp Công ty TNHH Tàu thuyền An Thuận
Nguồn: Stephen A.Ross, 2010

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này dựa trên triết lý của chủ nghĩa nghiên cứu thực dụng (Pragmatism) khẳng định rằng, vấn đề được xét đến là quan trọng nhất. Trên quan điểm đó, thiết kế nghiên cứu này dựa trên cách tiếp cận theo các phương pháp hỗn hợp, để xem xét kỹ nhiều phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu thay vì chỉ đồng ý với một cách.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh

Bằng cách tiếp cận nghiên cứu thông qua phân tích tình huống, tác giả tập trung thu thập và phân tích dữ liệu trên BCTC của Công ty trong giai đoạn 2020-2022. Kết quả phân tích cho thấy, Công ty có xu hướng giảm chi phí sản xuất, kinh doanh so với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Cụ thể, chi phí giá vốn hàng bán (gồm: chi phí tiền lương của công nhân và chi phí tiêu hao nguyên vật liệu) của Công ty đã giảm từ 1.583,14 tỷ đồng năm 2020 xuống còn 1.365,6 tỷ đồng trong năm 2022, tương đương với giảm từ 87,03% còn 67,05% trên tỷ trọng với doanh thu (Bảng 1).

Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty TNHH Tàu thuyền An Thuận giai đoạn 2020-2022

Đơn vị: Triệu đồng

CHỈ TIÊU

NĂM 2020

NĂM 2021

NĂM 2022

CHÊNH LỆCH

STT

Giá trị

Tỷ trọng (%)

Giá trị

Tỷ trọng (%)

Giá trị

Tỷ trọng (%)

2021-2020

2022-2021

1

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

1.819,05

100

2.058,36

100

2.036,59

100

239,31

-21,77

2

Doanh thu hoạt động tài chính

0,02

0,00

0,05

0,00

0,05

0,00

0,03

0,00

3

Chi phí sản xuất, kinh doanh

1.824,48

100,30

1.706,98

82,93

1.733,20

85,10

-117,50

26,22

– Giá vốn hàng bán

1.583,14

87,03

1.341,16

65,16

1.365,60

67,05

-241,98

24,44

– Chi phí quản lý kinh doanh

241,33

13,27

365,82

17,77

367,60

18,05

124,49

1,78

4

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

-5,41

-0,30

351,44

17,07

303,43

14,90

356,85

-48,01

5

Lợi nhuận khác

-0,04

0,00

-3,51

-0,17

-0,69

-0,03

-3,47

2,83

6

Lợi nhuận trước thuế

-5,45

-0,30

347,93

16,90

302,75

14,87

353,38

-45,18

7

Thuế thu nhập doanh nghiệp

0,00

0,00

8,92

0,43

60,55

2,97

8,92

51,63

8

Lợi nhuận sau thuế

-5,45

-0,30

339,01

16,47

242,20

11,89

344,46

-96,81

Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu nghiên cứu của tác giả

Các chỉ số tài chính của Công ty giai đoạn 2020-2022

Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

Nhìn chung, nhóm tỷ số khả năng thanh toán gồm: tỷ số thanh toán hiện hành, tỷ số thanh toán nhanh và tỷ số thanh toán tức thời của Công ty có xu hướng tăng mạnh trong giai đoạn 2020-2022. Trong đó, tỷ số thanh toán hiện hành của Công ty An Thuận tăng dần qua các năm (Bảng 2).

Bảng 2: Tỷ số khả năng thanh toán của Công ty TNHH Tàu thuyền An Thuận giai đoạn 20202022

Đơn vị: Lần

Chỉ tiêu

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Tỷ số thanh toán hiện hành

7,976

14,084

12,771

Tỷ số thanh toán nhanh

2,878

5,288

5,953

Tỷ số thanh toán tức thời

0,694

1,486

2,108

Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu nghiên của của tác giả

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư sản xuất, kinh doanh

Nhóm các chỉ số phản ánh khả năng hoạt động của Công ty trong 3 năm gần nhất có nhiều sự thay đổi (Bảng 3).

Vòng quay khoản phải thu của Công ty cũng có xu hướng giảm. Tốc độ luân chuyển khoản phải thu đạt cao nhất là 3,95 lần vào năm 2020 và thấp nhất là 2,97 lần vào năm 2022.

Bên cạnh đó, tốc độ luân chuyển khoản phải trả cho nhà cung cấp cũng liên tục biến động. Cụ thể, trong hai năm 2020-2021, tỷ số vòng quay khoản phải trả của Công ty giảm từ 16,93 lần xuống còn 11,68 lần. Nguyên nhân là do bình quân khoản phải trả của Công ty năm 2021 tăng 42,84% so với năm trước, nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu là 13,16%. Trong 2 năm, 2021-2022, tốc độ luân chuyển khoản phải trả lại giảm còn 9,66 lần, tương ứng số ngày trả tiền bình quân của Công ty tăng từ 31,24 ngày lên 37,80 ngày.

Ngoài ra, chỉ số vòng quay hàng tồn kho cho thấy, gần như hàng tồn kho của Công ty chỉ quay một vòng trong suốt 1 năm, xấp xỉ bằng 1. So sánh với công ty cùng ngành là Công ty Cổ phần Đóng tàu Sông Cấm với chỉ số vòng quay hàng tồn kho năm 2022 đạt 0,97 lần, chỉ số này của Công ty An Thuận là hợp lý, bởi đặc điểm ngành nghề kinh doanh của cả 2 công ty là hàng tồn kho thường chỉ bao gồm các loại nguyên vật liệu phục vụ cho đóng, sửa chữa phương tiện vận chuyển đường thủy, ít bị luân chuyển trong một chu kỳ kinh doanh. Mặt khác, do số ngày luân chuyển hàng tồn kho kéo dài, dẫn đến chu kỳ vận động của vốn tại 2 công ty thường sẽ bị kéo dài hơn 1 năm.

Bảng 3: Tỷ số khả năng hoạt động của Công ty TNHH Tàu thuyền An Thuận giai đoạn 2020-2022

Đơn vị: Lần

Chỉ tiêu

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Vòng quay tổng tài sản

0,94

0,96

0,85

Vòng quay khoản phải thu

3,95

3,56

2,97

Số ngày thu tiền bình quân

92,34

102,65

122,87

Vòng quay khoản phải trả

16,93

11,68

9,66

Số ngày trả tiền bình quân

21,56

31,24

37,80

Vòng quay hàng tồn kho

1,18

0,99

0,99

Số ngày luân chuyển hàng tồn kho

308,14

367,69

370,39

Chu kỳ vận động vốn

378,93

439,09

455,46

Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu nghiên của tác giả

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh

Bảng 4: Phân tích Dupont của Công ty TNHH Tàu thuyền An Thuận

Đơn vị: %

Chỉ tiêu

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Vòng quay tài sản

93,843

96,2

84,735

Đòn bẩy kinh doanh

110,091

110,695

108,092

ROS

-0,3

16,470

11,892

ROA

-0,281

15,844

10,077

ROE

-0,31

17,538

10,892

Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu nghiên của tác giả

Phân tích công tác quản lý tài chính tại loại hình công ty TNHH: Trường hợp Công ty TNHH Tàu thuyền An Thuận

Từ đó, ta tính được giá trị Z như sau:

Z = 6,56 × 0,92 + 3,26 × 0,82 + 1,05 × 0,12 + 6,72 × 11,77 = 87,96

Dựa theo mô hình Z-Score, giá trị Z > 2,90 cho thấy, Công ty không bị mất khả năng thanh toán. Theo giá trị Z được tính như trên của Công ty cho thấy, tại thời điểm hiện tại, Công ty không gặp khó khăn về tài chính, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh đủ khả năng để trang trải cho các hoạt động sắp tới và không cần tái cơ cấu tài chính.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP

Kết luận

Theo kết quả nghiên cứu, trong suốt 3 năm, tỷ số thanh toán cao gần gấp hai lần tỷ số thanh toán nhanh. Điều này cho thấy, Công ty vẫn tập trung nhiều nguồn lực vào hàng tồn kho, vì vậy sẽ không dễ dàng, linh hoạt hơn trong việc thanh toán cho các khoản nợ. Tuy việc quản lý chi phí giá vốn đã được thực hiện tốt hơn qua các năm, nhưng Công ty cần chú trọng đến chi phí quản lý kinh doanh với xu hướng tăng dần trong 3 năm liên tiếp, do chính sách thay đổi mức lương tối thiểu vùng đã được Chính phủ ban hành từ tháng 7/2022, dẫn đến chi phí tiền lương của công nhân viên phải trả cao hơn. Vòng quay tổng tài sản có xu hướng giảm và đều

Khuyến nghị giải pháp

Để khắc phục những hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý tài chính, từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các công ty TNHH nói chung, Công ty Thuận An nói riêng cần triển khai các giải pháp như sau:

Thứ nhất, cần lập kế hoạch tài chính ngắn hạn theo các bước như Hình

Hình: Kế hoạch tài chính ngắn hạn

Phân tích công tác quản lý tài chính tại loại hình công ty TNHH: Trường hợp Công ty TNHH Tàu thuyền An Thuận

Nguồn: Tác giả đề xuất

Cụ thể, Công ty cần thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Thiết lập mục tiêu cá nhân của nhà quản trị và sự ảnh hưởng của mục tiêu cá nhân đến mục đích tài chính của Công ty, để điều chỉnh kịp phù hợp với mục tiêu tài chính của Công ty.

Bước 2: Thiết lập các mục tiêu tăng trưởng, lợi nhuận trên vốn đầu tư và phương hướng mở rộng của Công ty. Các mục tiêu này phải được thể hiện bằng các chỉ số tài chính cụ thể, đưa ra các dự báo về doanh thu và lợi nhuận thực sự đạt được.

Bước 3: Xác định các điểm mạnh, điểm yếu còn tồn tại của Công ty và các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài có thể ảnh hưởng đến thực hiện các mục tiêu đã đề ra.

Bước 4: Chú ý đến nhu cầu tài chính, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất hạ tầng cần thiết để hoàn thành kế hoạch tài chính bằng cách dự báo về doanh số, chi phí, lợi nhuận trong khoảng từ 3 đến 5 năm.

Bước 5: Nhà quản lý cần trau dồi thêm nhiều phương pháp điều hành quản lý Công ty, nắm bắt cơ hội thị trường và phát triển sản phẩm, dịch vụ, để tìm ra biện pháp tốt nhất nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của Công ty.

Bước 6: Thông qua BCTC mới nhất của Công ty, cập nhật kết quả của kế hoạch tài chính đã thực hiện, thường xuyên so sánh kết quả tài chính của mình với các công ty hoạt động cùng ngành, để biết được vị trí của công ty mình trong ngành.

Thứ hai, cần giảm tỷ trọng các khoản phải thu bằng cách thường xuyên kiểm tra các khoản này để có biện pháp xử lý thích hợp, tránh bị thất thoát. Cần thắt chặt quy định thanh toán đối với mỗi loại dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Cụ thể: (1) Cần áp dụng quy định thanh toán ngay đối với các dịch vụ: Sửa chữa, bảo dưỡng các loại phương tiện vận tải đường thủy; Cho thuê phương tiện đường thủy; Nhà hàng, quán ăn; (2) Với dịch vụ đóng mới các loại phương tiện vận tải đường thủy, nếu là khách hàng cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thì cần áp dụng quy định trả ngay khi hoàn thành đóng mới và hạ thủy thành công; hoặc thanh toán trong vòng 10 ngày sau khi hạ thủy nếu có ngân hàng bảo lãnh cho khoản thanh toán; trường hợp tổ chức, doanh nghiệp đặt đóng trên 3 tàu, thì Công ty hỗ trợ kéo dài thời gian thu hồi nợ trong vòng 6 tháng, có thể trả nhiều lần với điều kiện có ngân hàng bảo lãnh hoặc có tài sản đảm bảo cho khoản nợ tại Công ty; (3) Đối với cung cấp vật tư thiết bị phục vụ nghề cá, sản xuất thay thế thuộc lĩnh vực tàu thuyền, thì cần áp dụng quy định thanh toán ngay, trường hợp khách hàng đã mua hàng hóa, dịch vụ tại Công ty từ 5 lần trở lên, thời hạn thanh toán có thể được kéo dài trong vòng 10-20 ngày sau khi nhận hàng.

Thứ ba, Công ty cần kiểm kê, đánh giá lại định kỳ toàn bộ hàng hóa, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, nhằm xác định số vốn lưu động hiện có theo giá trị hiện tại, đối chiếu với sổ sách kế toán để điều chỉnh lại số liệu nếu cần thiết; đôn đốc, giải quyết tích cực các khoản vốn trong thanh toán, vốn bị chiếm dụng để thu hồi vốn nhanh và sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh; cải tiến công tác quản lý vốn bằng tiền. Công ty cần xác định và quản lý lượng tiền mặt và mức dự trữ tiền mặt một cách hợp lý cùng với lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ, nhằm dự kiến các khoản thu, chi bằng tiền trong kỳ tới và tìm biện cân đối thu, chi bằng tiền để đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên.

Thứ tư, cần nâng cao hiệu suất sử dụng vốn thông qua cải thiện tốc độ luân chuyển của vốn lưu động và công tác quản lý tài sản cố định: (i) Về lập kế hoạch tốc độ luân chuyển vốn lưu động, Công ty phải tăng nhanh tốc độ hoạt động ở mỗi khâu sao cho ít ngày nhất, nhưng vẫn đạt hiệu quả, đẩy mạnh việc thanh quyết toán những hợp đồng đã hoàn thành để mau chóng thu hồi vốn cho hoạt động kinh doanh, hạn chế tối đa việc bị chiếm dụng vốn để đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn và tăng nhanh khả năng sinh lời của nguồn vốn đầu tư. Công ty nên áp dụng các chính sách về lãi suất tiền vay, các chế độ thưởng phạt vào công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động. Trong đó, Công ty có thể vay thêm vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nếu lãi suất thấp; (ii) Về công tác quản lý tài sản cố định, Công ty cần lập phiếu để quản lý các tài sản cố định hiện có nhằm tránh hao hụt, mất mát trong quá trình sử dụng…

Thứ năm, cần phân tách hai chức năng kế toán và quản lý tài chính trong Phòng Kế toán – Tài chính. Bộ phận kế toán sẽ chỉ cần tập trung vào các công việc ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình kinh doanh, lập BCTC vào cuối kỳ. Còn bộ phận tài chính sẽ thực hiện các công việc, như: phân tích số liệu dựa trên thông tin do bộ phận kế toán cung cấp, xem xét các quyết định đầu tư, phân phối lợi nhuận một cách hợp lý hay sử dụng các nguồn vốn khác có chi phí sử dụng thấp./.

Phạm Hiếu

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

Tài liệu tham khảo

1. Altman, E. I. (1968), Financial ratios, discriminant analysis and the prediction of corporate bankruptcy, The journal of finance, 23(4), 589-609.

2. Brealey RA, SC Myers (1996), Principles of financial management, Mc Graw-Hill, USA.

3. Công ty Cổ phần Đóng tàu Sông Cấm (2022), Báo cáo tài chính năm 2022.

4. Công ty TNHH Tàu thuyền An Thuận (2021-2023), Báo cáo tài chính các năm 2020, 2021 và 2022.

5. McMahon, Holmes, Hutchinson, Forsaith (1993), Small Enterprise Financial Management: Theory and Practice, Marrickville, Harcourt Brace.

6. Nguyễn Minh Kiều (2014), Tài chính doanh nghiệp căn bản, Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh, lưu hành nội bộ.

7. Patton, M. Q. (1990), Qualitative evaluation and research methods (2nd ed.), Newbury Park, CA:Sage.

8. Rossman, G. B., and Wilson, B. L. (1985), Numbers and words: Combining quantitative and qualitative methods in a single large-scale evaluation study, Evaluation Review, 9(5), 627–643.