Ông Ban Ki-moon, cựu Tổng thư ký Liên hợp quốc đang đóng vai trò Chủ tịch Global Center on Adaptation (GCA), mới có xác nhận tại Africa Climate Summit diễn ra ở Nairobi, về nguy cơ tình trạng thiếu thốn tài chính sẽ ngăn cản những tiến bộ tiếp theo, thậm chí đe dọa cả những kết quả tích cực về bảo tồn sinh thái đã đạt được tại Châu Phi [1].

Thiếu thốn tài chính đang là rào cản trong công cuộc chống khủng hoảng khí hậu tại châu Phi

Ông Ban Ki-moon tại nghị

Hội nghị sinh thái nói trên cũng dẫn nghiên cứu cho biết, nhu cầu tài chính cho nghị sự chống lại tác động xấu đi của khủng hoảng khí hậu ở châu Phi sẽ cần tăng thêm gấp 10 lần, kể từ nay cho tới năm 2035.

Châu Phi hiện được đánh giá là chịu tác động tiêu cực nặng nhất của cuộc khủng hoảng khí hậu, nhưng chỉ được phân bổ 3% tổng lượng tài chính thích ứng khí hậu, tài chính cần thiết để thiết kế chuyển đổi, thích ứng phương thức hoạt động kinh tế. Thiếu đầu tư cho mục tiêu chuyển đổi, thích nghi, khoảng 80 triệu bảng Anh mỗi năm từ nay tới năm 2035, nền kinh tế châu Phi sẽ bị thiệt hại ước tính 4.800 tỷ bảng Anh, quy đổi giá trị kinh tế, chỉ trong thập kỷ tới đây.

Mối quan hệ tế nhị và lưỡng nan giữa bảo tồn và phát triển không phải điều lạ lẫm. Nghiên cứu mới năm 2022 [2] cung cấp thêm bằng chứng dẫn tới đề xuất hệ văn hóa – kinh tế “thặng dư sinh thái” với vai trò không thể bỏ qua của giới doanh thương, người tiêu dùng. Yếu tố văn hóa càng rõ hơn trước sự bế tắc từ cam kết tới giải ngân 100 tỷ USD/năm cho quỹ chống khủng hoảng khí hậu. Đồng thời, phát biểu của ông Ban Ki-moon cũng đi theo cùng hướng với [2]: “Không quốc gia nào nên bị đẩy vào thế phải lựa chọn giữa xóa đói nghèo hay sự bền vững khí hậu và trả nợ, thế nhưng hiện nay thế nan giải này đang diễn ra.”

Một giải pháp đang được triển khai, lại cho thấy nguyên lý của giải pháp cần tới vai trò của giới doanh thương. Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đã cam kết hơn 40% tổng lượng đầu tư của mình cho hoạt động liên quan tới cuộc chiến chống khủng hoảng khí hậu, riêng 2022 đạt 45%. Trong đó, tỷ lệ giải ngân trực tiếp cho hoạt động kinh tế – kinh doanh nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu đạt 63%, vượt xa so với cam kết 50% [4]. Tuy nhiên, AfDB đánh giá, để có thể đủ tài lực và bền vững, quan trọng nhất là phải huy động được giới doanh thương tư nhân. Do đó, họ đã sử dụng uy tín từ hoạt động và kết quả đạt được để khởi xướng chương trình thúc đẩy nhanh hơn chương trình: “African Adaptation Acceleration Program” để thu hút 25 tỷ USD từ khu vực tư nhân [4].

Một động thái nữa phản ánh rõ nét sự phù hợp của nguyên lý [2-3] là việc “xanh hóa” đầu tư hạ tầng. AfDB, Africa50 và các đối tác khu vực tiếp tục khởi xướng liên minh hạ tầng xanh, gọi là “Alliance for Green Infrastructure in Africa” (AGIA), nhắm tới năng lượng tái tạo, giao thông đô thị xanh, năng lượng hydro và hạ tầng bền vững khí hậu [4]. Nghị sự của AGIA là huy động sớm 500 triệu USD tài trợ dự án thông qua các nền tảng vốn tư nhân, sau đó là 10 tỷ USD qua hoạt động đầu tư trực tiếp vào hạ tầng xanh của châu Phi.

Lịch sử cải cách và chuyển đổi kinh tế hơn 3 thập kỷ qua ở ngay Việt Nam cũng cho thấy, thực tế sức mạnh của khu vực kinh tế tư nhân, hoặc nói rộng hơn là phi nhà nước, trong cả thiết lập mục tiêu kinh tế lẫn thực thi [5]. Đứng trước một nhiệm vụ lớn, đầy thách thức như khủng hoảng khí hậu, chắc chắn nguồn nhân tài vật lực của các khu vực kinh tế, bao gồm cả sở hữu tư nhân, sẽ có ý nghĩa lớn lao, thậm chí quyết định. Tuy nhiên, cũng từ bài học lịch sử lâu dài của hoạt động kinh tế, nhân loại hiểu rằng, sự huy động đó chỉ có thể được thực thi thành công dựa trên nguyên lý vận hành văn minh, việc thiết lập và duy trì văn hóa sinh thái tiến bộ, đồng thời phải đạt được sự hài hòa lợi ích, chứ không phải nhờ sự áp đặt ý chí của một phía, cho dù đó là Liên hợp quốc hay các chương trình quốc tế về môi trường./.

*Ghi chú: bài đóng góp từ chương trình nghiên cứu môi sinh AISDL.

References

[1] Kimeu, C. (2023, Sept. 7). Climate adaptation finance to Africa must increase tenfold, research shows. https://www.theguardian.com/world/2023/sep/07/climate-adaptation-finance-to-africa-must-increase-tenfold-research-shows

[2] Nguyen, M. H., & Jones, T. E. (2022). Building eco-surplus culture among urban residents as a novel strategy to improve finance for conservation in protected areas. Humanities and Social Sciences Communications, 9, 426. https://www.nature.com/articles/s41599-022-01441-9

[3] Vuong, Q. H. (2021). The semiconducting principle of monetary and environmental values exchange. Economics and Business Letters, 10(3), 284-290. https://reunido.uniovi.es/index.php/EBL/article/view/15872

[4] Adesina, A. (2023, May 30). Mobilising private sector financing for climate and green growth in Africa. https://newafricanmagazine.com/29682/

[5] Chính, P. M., & Hoàng, V. Q. (2009). Kinh tế Việt Nam: Thăng trầm và đột phá. Nxb Chính trị quốc gia.